Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái
Tin mới
10:47
Bước trượt dài của đế chế Toshiba
10:29
Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống dưới mốc 2%
10:18
Đìu hiu chợ truyền thống
10:15
Sẽ nới thêm tín dụng cho bất động sản?
10:12
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?
10:06
Bốn ‘ông lớn’ ngân hàng tung gói tín dụng ưu đãi 470.000 tỷ đồng
09:46
Áo mưa che cặp sách cho bé đi học
09:43
Những công dụng tuyệt vời của nước nha đam
09:37
Nhứng món ăn giòn rụm thơm ngon tại Hoa Doanh
15:13
FLC công bố lộ trình để cổ phiếu được giao dịch trở lại
15:08
‘Sóng’ Covid-19 mới bủa vây châu Âu và một phần châu Á
14:50
Thời điểm tốt để mua bất động sản?
14:29
Thế Giới Hội Nhập nằm trong danh sách ‘đã được xác thực’ của Bộ TT&TT
10:16
Cổ phiếu Vinhomes, VPBank tăng giá chóng mặt sau tin bán vốn cho nước ngoài
10:07
Moody’s hạ bậc tín nhiệm Techcombank xuống mức ‘Tiêu cực’
09:28
Startup công nghệ toàn cầu ‘khốn đốn’ sau vụ sụp đổ Silicon Valley Bank
09:23
Fed tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp
09:20
Thị trường bất động sản: khối ngoại tích cực M&A
09:09
Doanh nghiệp chật vật ứng phó sụt giảm đơn hàng xuất khẩu
09:04
Ngóng lãi suất cho vay giảm
Bản tin thị trường
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpNewsletter
2023/03/24 - 1:12:27 PM

16:07 - 26/11/2021

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét đặt thời hạn 9 tháng đối với hộ chiếu vắc xin Covid-19. Kế hoạch này nhằm siết chặt lại sự di chuyển của khách du lịch trong bối cảnh đại dịch vẫn hoành hành tại châu Âu.

Người dân trong Liên minh châu Âu đang được tự do đi lại chỉ với mã QR chứng nhận tiêm phòng đầy đủ vắc xin Covid-19 trên điện thoại di động – Ảnh: Getty.

[Thời sự] EU xem xét đặt thời hạn 9 tháng đối với hộ chiếu vắc xin

Ý tưởng của Ủy ban châu Âu là đặt thời hạn 9 tháng cho hộ chiếu vắc xin, tính từ ngày người mang họ chiếu đã hoàn thành đủ 2 mũi vắc xin theo quy định. Thời hạn này được đưa ra dựa trên việc khả năng miễn dịch và ngăn chặn sự lây lan của vắc xin sẽ suy giảm đáng kể sau 9 tháng.

Dù khuyến nghị trên chưa đề cập tới các mũi tiêm tăng cường, song ủy ban này cũng cho biết “những người được tiêm mũi tăng cường có thể kéo dài thời gian miễn dịch hơn so với việc chỉ tiêm đủ 2 mũi”.

Bởi vậy, thời điểm hết hạn của hộ chiếu vắc xin của những người được tiêm mũi thứ ba có thể kéo dài thêm, khi ủy ban này đưa ra quyết định chính thức sau đây vài tuần. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cũng đã đề xuất rằng tất cả người lớn nên tiêm vắc xin tăng cường.

Ủy viên châu Âu Didier Reynders cho biết hôm thứ Năm vừa rồi rằng: “Rõ ràng là đại dịch vẫn chưa kết thúc. Các quy tắc du lịch cần phải tính đến tình huống bất ổn này”. Hiện, nhiều quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19, đặc biệt ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp.

Tỷ lệ tiêm chủng trung bình của EU đang là 67%. Tuy nhiên, con số này không phản ánh đúng tình hình chung. Lý do vì nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng rất cao, như Bồ Đào Nha với 88%. Điều đó cũng có nghĩa, nhiều quốc gia khác sẽ có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức trung bình.

Thông báo của EU được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng số người chết vì Covid tại châu Âu có thể vượt quá 2 triệu người vào tháng Ba năm sau. WHO cũng cho rằng sự gia tăng các ca bệnh gần đây là “rất nghiêm trọng.”

Trong những tuần vừa qua, một số quốc gia châu Âu đã phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát. Áo hay Cộng hòa Séc đã thực hiện một số cách giới hạn rất nghiêm ngặt.

Đề xuất nói trên của Ủy ban châu Âu cần được 27 nước thành viên EU phê chuẩn trước khi được thông qua. Cũng theo đề xuất này, trẻ em dưới 6 tuổi nên được miễn mọi hạn chế đi lại. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi cũng nên được miễn trừ, trừ khi họ đến từ một quốc gia có mức độ lây lan rất cao, còn trẻ trên 12 tuổi phải tuân theo các quy tắc giống như người lớn.

[Sự kiện] 22 dự án tranh tài tại chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp 2021

Chiều 25/11, Hội đồng giám khảo cuộc thi Dự án khởi nghiệp – Nông nghiệp phát triển bền vững lần 7 – 2021 đã chọn 13 dự án xuất sắc nhất của bảng B vào thi chung kết. Đa số các dự án đi tiếp là những gương mặt thân quen, từng đoạt giải cao ở các mùa thi trước đây. Như vậy, cùng với 9 dự án ở bảng A vòng chung kết sẽ có tổng cộng 22 dự án tranh tài.

Khác với bảng A, các dự án bảng B đã chia sẻ những câu chuyện vượt khó trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 và các hoạt động trong năm 2021. Không ít doanh nghiệp từng phát khóc, bế tắc tưởng chừng không lối thoát, nhưng họ đã nổ lực, tìm cách xoay trở để duy trì dự án, chờ đợi cơ hội để vươn lên. Nhiều doanh nghiệp tìm cách để tái định hình các hoạt động, chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cách truyền thông, nâng cấp sản phẩm thông qua các tiêu chuẩn để tăng tính cạnh tranh, cắt giảm chi phí… để thích ứng.

Giám khảo Nguyễn Lâm Viên – CEO Công ty CP Vinamit khi tổng kết vòng bán kết ở bảng B đã nhìn nhận rằng, các chủ dự án rất bản lĩnh, thích nghi và kịp thời ứng biến trước khó khăn của đại dịch. Việc họ phải thay đổi cả phương thức kinh doanh để thích ứng với hoàn cảnh, đồng thời ủ mưu chờ cơ hội phục hồi trở lại khiến ông nể phục. Chính niềm lạc quan, hành động nhanh gọn, dứt khoát đã giúp các bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Điều này ở các thế hệ khởi nghiệp trước đây không có nhiều.

[Kiến thức] Xuất khẩu sang Israel doanh nghiệp phải hiểu chứng nhận Kosher và Halal

Theo ông Lê Thái Hoà – Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Israel thì Israel hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Dù quy mô và dung lượng thị trường của Israel không lớn với khoảng 9,3 triệu dân nhưng nhu cầu tiêu dùng cao, nhập khẩu lớn, do vậy còn rất nhiều dư địa cho hai nước tăng cường trao đổi thương mại.

Nhu cầu mua các mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng Việt Nam của doanh nghiệp Israel khá ổn định. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Israel.

Israel là đất nước có đặc trưng tôn giáo, doanh nghiệp chủ yếu được phân thành 2 nhóm lớn, gồm: Doanh nghiệp của người do thái theo đạo do thái chính thống và doanh nghiệp Ả – rập theo Đạo Hồi. Mặc dù không phải quy định pháp lý bắt buộc nhưng thông thường doanh nghiệp do thái khi nhập khẩu hàng hoá thường đòi hỏi phải có chứng nhận Kosher, doanh nghiệp Ả – rập đòi hỏi chứng nhận Halal.

Về chứng nhận Kosher,bản chất, đây là quy định tôn giáo của đạo do thái áp dụng cho thực phẩm. Mặc dù phức tạp nhưng chứng nhận Kosher có 1 số nguyên tắc cơ bản, trong đó chỉ một số loại động vật có vú, chim, cá đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định mới được chứng nhận Kosher. Động vật có vú và chim được coi là Kosher phải được giết mổ theo quy trình…

Chứng nhận Kosher không phải là yêu cầu pháp lý để nhập khẩu thực phẩm vào Israel, tuy nhiên sản phẩm không theo tiêu chuẩn Kosher có thị phần nhỏ hơn tại Israel. Hầu hết siêu thị, khách sạn từ chối sử dụng sản phẩm không có chứng nhận này. Do đó doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần lưu ý.

Mỹ muốn Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thỏa thuận thương mại giai đoạn một

Theo tờ Reuters, đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai nói với các phóng viên hồi đầu tháng rằng chính quyền ông Biden đang “gây sức ép” với Trung Quốc và có ý định buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thỏa thuận thương mại giai đoạn một kéo dài hai năm, đồng thời tìm ra mọi điểm yếu trong hoạt động của Trung Quốc.

Được ký kết vào tháng 1/2020, thỏa thuận này được coi là thỏa thuận “ngừng bắn” giữa Trung Quốc và Mỹ sau cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm bắt nguồn từ cuộc điều tra Mục 301 của Mỹ vào năm 2018, khi Washington cho rằng Bắc Kinh đã tham gia vào các hành vi thương mại không công bằng như đánh cắp tài sản trí tuệ (IP) và được chính phủ trợ cấp quá mức cho một loạt các ngành công nghiệp trong nước.

Bao gồm trong thỏa thuận này là cam kết từ Bắc Kinh sẽ mua, trong vòng hai năm, ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ nhiều hơn so với năm 2017. Những khoản mua bổ sung đó sẽ bao gồm khoảng 77 tỷ USD sản xuất, 52 tỷ USD năng lượng, 32 tỷ USD hàng hóa nông nghiệp và 38 tỷ USD dịch vụ như du lịch, dịch vụ tài chính và dịch vụ đám mây.

Theo một báo cáo tháng 10 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), tổng lượng mua hàng hóa Mỹ của Trung Quốc từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2021 chỉ đạt 62% tổng số cam kết, theo dữ liệu nhập khẩu của Trung Quốc.

Cho đến nay, Trung Quốc đã gần đạt được mục tiêu hai năm về thu mua nông sản. Tính đến tháng 9 năm 2021, tổng giá trị mua các sản phẩm nông nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, chiếm 76% mục tiêu dựa trên dữ liệu nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi số liệu xuất khẩu của Mỹ đưa ra con số là 82%.

Các cam kết khác của Trung Quốc trong thỏa thuận bao gồm thực hiện cải cách cơ cấu trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ sở hữu trí tuệ, nông nghiệp, dịch vụ tài chính và tiền tệ – tất cả đều nhằm cung cấp nhiều biện pháp bảo vệ hơn và mở rộng khả năng tiếp cận cho các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.

[Khoa học] Nhật Bản thử nghiệm kính trí tuệ nhân tạo hỗ trợ các nhà sản xuất trái cây

Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã tiến hành các thí nghiệm sử dụng robot và trí tuệ nhân tạo để giảm bớt sự phụ thuộc của nông dân trồng trái cây vào nguồn lao động khan hiếm cũng như hỗ trợ thế hệ nông dân lớn tuổi.

Các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành ở tỉnh Chiba, khu vực sản xuất lê chính của Nhật Bản gần Tokyo và tỉnh Yamanashi, vùng trồng nho chính của đất nước, ở miền trung Nhật Bản.

Theo công ty tư vấn NTT Data Institute of Management Consulting Inc. có trụ sở tại Tokyo, đơn vị giám sát các thí nghiệm, một chiếc xe chở hàng bằng robot sẽ tự động theo sau công nhân khi họ thu hoạch lê, vận chuyển trái cây đến một địa điểm được chỉ định.

Một máy ảnh tích hợp chụp ảnh những quả lê được chọn trước và tán lá xung quanh,  trí tuệ nhân tạo AI phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin về thời điểm tốt nhất để thu hoạch trái cây dựa trên sự phát triển của nó.

Một chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết: “Sẽ tới thời đại công nghệ do trí tuệ nhân tạo AI điều khiển có khả năng thực hiện các công việc thủ công phức tạp như thụ phấn và đóng bao trái cây”.

Tập đoàn cũng đã phát triển một ứng dụng đang được thử nghiệm để xem ứng dụng này có thể giúp ngăn ngừa bệnh cháy lá do một loại nấm tấn công lá, quả và thân của lê như thế nào. Các thiết bị cảm biến được lắp đặt trên ruộng lê thu thập dữ liệu khí tượng, chẳng hạn như nhiệt độ và lượng mưa, đồng thời khuyến nghị lượng thuốc trừ sâu phù hợp để xua đuổi dịch bệnh.

Vào năm 2019, một nhóm nghiên cứu thuộc khoa kỹ thuật tại Đại học Yamanashi, do giáo sư Mao Xiaoyang đứng đầu, đã phát triển một thiết bị có thể thực hiện cái gọi là tỉa mỏng bớt quả mọng, loại bớt quả trong các chùm nho để tạo không gian cho những quả còn lại phát triển lớn hơn.

Khi một người nông dân đeo kính bảo hộ có gắn camera nhỏ, đến gần một chùm nho, AI sẽ ước tính số lượng quả mọng trong mỗi chùm và đánh dấu những quả cần được loại bỏ.

Một nông dân kiểm tra nho bằng kính “SmartGlass”.

Bắc Kạn đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp triển khai xây dựng sàn thương mại điện tử (TMĐT) tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP của địa phương tiếp cận gần hơn với thị trường trong và ngoài nước.

Ngay từ thời điểm này, doanh nghiệp, khách hàng đã có thể bước đầu sử dụng các dịch vụ tại sàn giao dịch TMĐT Bắc Kạn tại địa chỉ backanmarket.vn. Trong 1 năm đầu, các giao dịch trên sàn sẽ được miễn phí hoàn toàn với mục tiêu giúp người dân, doanh nghiệp từng bước làm quen với ứng dụng mới.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 131 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Trong đó có 13 sản phẩm đã đạt chứng nhận 4 sao. Việc triển khai sàn TMĐT sẽ góp phần quan trọng trong việc quảng bá và phân phối các sản phẩm, quản lý tốt thông tin dịch vụ và giúp khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sàn TMĐT cũng sẽ cung cấp thông tin kết nối các hệ thống hỗ trợ thủ tục hành chính nhằm giúp các HTX và hộ kinh doanh nông nghiệp tiếp cận, khai thác hiệu quả của TMĐT.

Hiện nay, từ website TMĐT của tỉnh Bắc Kạn, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua các sản phẩm nông nghiệp của địa phương bằng phương thức trực tuyến. Qua đây, mọi người cũng yên tâm hơn khi mua sản phẩm qua mạng, bởi các loại sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đã được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Đặc sản hồng không hạt của Bắc Kạn được giới thiệu tại Hà Nội.

Hiệp hội thanh long Bình Thuận kêu cứu

Hiệp hội thanh long tỉnh Bình Thuận vừa có những kiến nghị, đề xuất gửi UBND tỉnh Bình Thuận nhằm tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu thanh long đang gặp phải.

Theo phản ánh của nhiều hội viên doanh nghiệp Hiệp hội thanh long Bình Thuận, sự bùng phát mạnh của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư cùng các đợt giãn cách xã hội liên tục khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hội viên doanh nghiệp, hợp tác xã xuất khẩu thanh long bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng.

Thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Chi phí vận chuyển và chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng cao, lao động mất việc làm, dòng tiền bị đứt gãy, doanh thu không đủ chi, không có nguồn trả lãi vay. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã thanh long thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh, do hạn chế về tiềm lực tài chính, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp suy giảm, cạn kiệt sức chống chịu của doanh nghiệp.

Trong khi đó, những năm gần đây, phía Trung Quốc thất thường thay đổi chính sách, quy định liên tục, không nhất quán về các điều kiện quản lý kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu thông quan hàng hóa (trong đó có mặt hàng thanh long) ở mỗi cửa khẩu biên giới khác nhau nhiều. Lúc thì đóng cửa khẩu, lúc thì tạm dừng, lúc cho mở cửa khẩu… làm ùn tắc việc giao nhận, tình trạng tồn động, ùn ứ thanh long, phương tiện, hàng hư hỏng tại các cửa khẩu biên giới làm thiệt hại và thua lỗ.

Hiệp hội thanh long Bình Thuận đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đàm phán, trao đổi với các cơ quan chức năng Trung Quốc đảm bảo việc thực hiện theo đúng Hiệp định thương mại biên giới giữa hai nước. Đưa ra chính sách, quy định nhất quán xuất khẩu tiểu ngạch tại tất cả các cửa khẩu phía Bắc có tính lâu dài và ổn định.

Cà phê được giá nhưng nông dân Đắk Lắk kém vui

Giá cà phê tăng hơn 40.000 đồng/kg, cao nhất trong 10 năm qua, thế nhưng người trồng cà phê tại Đắk Lắk vẫn kém vui vì chi phí phân bón, nhân công quá cao.

Gia đình anh Nguyễn Văn Duy ở xã Ea Ktua, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk có gần 1 ha cà phê, năm nay cho thu hoạch khoảng 2,5 tấn cà phê nhân. Với giá bán hiện nay hơn 40.000 đồng/kg mang lại cho gia đình gần 100 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi trừ chi phí đầu tư phân bón, thuê người thu hái hơn 200.000 đồng/công, số tiền thu về chỉ còn khoảng 35 triệu đồng.

Theo tính toán của ông Ngô Minh Đức, ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, 1 ha cà phê mỗi vụ cần khoảng khoảng 55 triệu đồng tiền phân bón, chi phí tưới nước, công chăm sóc và thu hoạch. Bên cạnh đó, các loại thuốc bảo vệ thực vật tăng giá 20%, cũng khiến người trồng cà phê không có lời nhiều. Năng suất vụ cà phê này đạt 2,5 tấn, giá bán cũng cao hơn vụ trước. Nhưng sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận còn lại không tương xứng với thời gian, công sức của gia đình đầu tư suốt một năm.

“Ban đầu thu hoạch thấy vụ mùa năm nay khả quan hơn những năm trước, giá cả hiện nay cao hơn so với năm ngoái 10.000 đồng/1kg. Mặc dù giá cả cao hơn, tuy nhiên tính tiền đầu tư thì người nông dân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, giá phân bón rất cao, giá phân bón năm nay so với năm ngoái tăng gần 100.000/bao, như vậy bỏ ra một tấn phân thì phải tăng từ 1,8 đến 2 triệu đồng, vì thế ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập”, ông Đức phân tích.

Vụ cà phê năm nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 209.000 ha cà phê với sản lượng ước đạt trên 500.000 tấn.

Có thể bạn quan tâm

Global G.A.P không chỉ là chứng nhận, giá vàng tiếp tục biến động, hai liều vắc xin là chưa đủ

Điều kỳ diệu ở Israel, Thái Lan thu hút du khách, thất bại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam

Sản xuất xanh, nông sản Việt ‘lên hương’ ở Australia, ‘Lệnh 248’ và ‘249’ của Trung Quốc

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

LocalGAP – để không ai bị bỏ lại, chè Việt giành hợp đồng 2 triệu USD, Nhật Bản kích cầu du lịch

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chứng nhận koshereuhộ chiếu vắc xinsmartglass

Tin khác

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Global G.A.P không chỉ là chứng nhận, giá vàng tiếp tục biến động, hai liều vắc xin là chưa đủ

LocalGAP – để không ai bị bỏ lại, chè Việt giành hợp đồng 2 triệu USD, Nhật Bản kích cầu du lịch

Điều kỳ diệu ở Israel, Thái Lan thu hút du khách, thất bại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam

Sản xuất xanh, nông sản Việt ‘lên hương’ ở Australia, ‘Lệnh 248’ và ‘249’ của Trung Quốc

Chuẩn hội nhập
Xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang châu Âu

Xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang châu Âu

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất thị phần vì ‘một chiếc khay nhựa’

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất thị phần vì ‘một chiếc khay nhựa’

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

Nước bền của anh Chín Vui

Nước bền của anh Chín Vui

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Để ngành chuối không bị chúi nhủi…

Để ngành chuối không bị chúi nhủi…

Doanh thu của ‘nữ hoàng cá tra’ Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Doanh thu của ‘nữ hoàng cá tra’ Vĩnh Hoàn giảm mạnh

Nhập khẩu điều thô Campuchia tăng vọt

Nhập khẩu điều thô Campuchia tăng vọt

Đề xuất xuất khẩu chính ngạch sứa sang Trung Quốc

Đề xuất xuất khẩu chính ngạch sứa sang Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA