Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, 'hái ra tiền' từ vỏ xoài, phân bò
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpNewsletter
2022/07/06 - 11:28:29 PM

11:53 - 30/11/2021

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

“Ngoài kia, gió đang thổi! Ngoài kia, thế giới đang thay đổi! Xứ sở nào, đất nước nào cũng toan tính cho mình những kế hoạch để đi đến sự thịnh vượng. Ngọn gió của sự thay đổi sẽ là sức đẩy cho ai biết nắm bắt cơ hội, ngược lại sẽ là lực cản cho những ai cứ mãi lặng lẽ đứng bên lề.”

[Special] Nông nghiệp Việt chuyển từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu

Đó là lời Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan trong bài viết chung với Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk trên tờ Vietnamnet ngày 30/11.

Theo ông Hoan, nông nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc hoặc bị động trong thế giới đầy biến động, mà theo đó cái giá phải trả cho việc đứng im sẽ là quá đắt. Nông thôn và nông dân cần chuyển mình cùng thời đại để nắm bắt cơ hội, hội nhập và phát triển cùng với cách mạng 4.0.

Tư duy phát triển cần chuyển từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp; từ tư duy đặt năng suất và sản lượng lên hàng đầu sang đặt giá trị làm trung tâm thông qua tích hợp các hệ giá trị khác nhau vào sản phẩm; từ tư duy tận dụng, khai thác sang bồi dưỡng và làm giàu tài nguyên phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững; từ tư tưởng tự cung tự cấp sang tư tưởng hội nhập, hòa nhập với dòng chảy của chuỗi giá trị và các xu thế phát triển toàn cầu.

Nói cách khác, cần thay đổi từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng; từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững. Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”.

Với tư duy mới, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay chỉ vì cường quốc về sản lượng lương thực. Là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc phát triển dựa trên bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học.

Là một quốc gia có bề dày lịch sử, giàu truyền thống và đa dạng văn hoá trong khu vực Đông Nam Á, các giá trị này được hàm chứa trong mọi sản phẩm và thực hành sản xuất trong hệ thống nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam.

Với tư duy sáng tạo, các giá trị này có thể được tích hợp để nâng tầm giá trị nông nghiệp và nông sản Việt. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc đổi mới sáng tạo tích hợp các giá trị văn hoá trong nông nghiệp và thực phẩm.

Đẩy mạnh tích hợp các giá trị xanh, đa dạng sinh học và văn hoá sẽ là những bước đột phá đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm của châu Á thay chỉ vì xuất khẩu sản phẩm thô, làm gia công, giá trị gia tăng thấp, dựa trên khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội.

Với lợi thế địa kinh tế chiến lược, phát triển và kết nối đồng bộ hạ tầng đường thuỷ, đường sắt, đường bộ nội địa và liên quốc gia cùng với tăng cường năng lực quản trị và chuyển đổi số, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics nông nghiệp và thực phẩm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm chế biến nông lâm thủy sản cho khu vực Đông Nam Á, giảm thiểu những bất ổn của chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản toàn cầu trong trong tương lai.

Điều này góp phần kiểm soát mất cân bằng cung – cầu thị trường nông lâm thủy sản toàn cầu và những tác động trực tiếp đối với nông dân và người tiêu dùng trong nước, cũng như trong khu vực và trên toàn cầu.

Nhưng, nông nghiệp không thể đứng một mình. Bài viết nhấn mạnh, để chuyển mình thay đổi, ngành nông nghiệp không thể tự đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Cần phát huy vai trò chủ thể và huy động sự tham gia của người nông dân, phụ nữ, thanh niên và cộng đồng. Theo đó, cần triển khai các giải pháp quyết liệt, táo bạo mang tầm chiến lược để nâng cao năng lực quản trị của hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, thúc đẩy nông dân, đặc biệt là lực lượng thanh niên gắn bó với sản xuất nông nghiệp.

Đảm bảo sự tiếp cận lâu dài và công bằng về tư liệu sản xuất, đặc biệt là đất đai đối với mọi đối tượng nông dân, đặc biệt quan tâm đối với các đối tượng yếu thế như người nghèo, nông dân sản xuất nhỏ, người thiểu số, phụ nữ và thanh niên.

Cần thay đổi cách quản lý, tổ chức, dịch vụ hỗ trợ đầu tư công để biến người dân thực sự trở thành chủ thể, trung tâm và động lực nhằm tạo ra kinh tế nông thôn năng động, đội ngũ nông dân thực sự khỏe mạnh, tài ba, có trí tuệ, năng lực và chuyên nghiệp.

Cần huy động tham gia của khối tư nhân trong đầu tư có trách nhiệm, đầu tư xanh, phát triển và sáng tạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, vận hành hiệu quả mô hình và cơ chế hợp tác công – tư.

Cần tạo lập một môi trường phát triển lành mạnh và hiệu quả thông qua đổi mới quản trị hệ thống và ứng dụng khoa học công nghệ, cấn thúc đẩy nghiên cứu phát triển trong nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, lấy đổi mới sáng tạo, đặc biệt chuyển đối số, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp làm trọng tâm.

Chuyển đối số sẽ đi cùng với chuyển đổi xanh gắn liền với quá trình đổi mới thể chế để phát triển hệ sinh thái nông nghiệp tích hợp đa giá trị. Thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng các chuỗi giá trị nông sản bền vững, hướng tới truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, chuẩn hóa quy cách và chất lượng, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, thu mua và phân phối, cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật.

Tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng. Hình thành các mạng lưới đổi mới, sáng tạo trong nước và xuyên biên giới. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, dự báo và xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; quản lý bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học và rừng; quản lý nguồn nước xuyên biên giới; tài nguyên biển…

Đổi mới quản trị hệ thống, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cùng với hội nhập quốc tế là cỗ xe tam mã đưa nông nghiệp Việt Nam từ một cường quốc về sản lượng lương thực đến một cường quốc về nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon, một nhà cung ứng lương thực thực phẩm Minh bạch – Trách nhiệm – Bền vững.

Qua một cánh cửa ‘ảo’, 2.000 hợp đồng nông sản trị giá 300 tỷ đồng đã được ký kết

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ  cho biết, sau hơn 1 năm hoạt động, OCOP Gate đã giúp các HTX hiện thực hóa 2.000 hợp đồng.

Được xây dựng từ năm 2019, cuối năm 2020 bắt đầu đi vào hoạt động, hơn 1 năm qua, OCOP Gate đã tập hợp được rất nhiều HTX có những sản phẩm OCOP chất lượng, độc đáo để giới thiệu đến các doanh nghiệp.

Hiện, cổng HTX OCOP Việt Nam mới tập trung bán sỉ các sản phẩm, chúng tôi sẽ hướng tới thị trường bán lẻ trong thời gian tới, giúp các HTX ứng dụng công nghệ số, trực tiếp ký hợp đồng với các doanh nghiệp.

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, cổng HTX OCOP Việt Nam đã có 5,2 triệu lượt tham vấn, 2.000 hợp đồng được thực hiện, doanh số giao dịch đạt 300 tỷ đồng.

Hơn 2.500 tấn sầu riêng, 100 tấn khoai lang, 80 tấn bưởi, và 200 tấn xoài, chôm chôm, vải… được hỗ trợ tiêu thụ.

Các đơn vị, cá nhân, HTX có sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn có thể đăng ký tham gia cổng HTX OCOP Việt Nam (OCOP Gate) theo sau: https://conghtxocop.vn/cong-htx-ocop. Tại cổng này cũng có sàn OCOP giới thiệu rất nhiều sản phẩm nông sản, OCOP của các địa phương với đầy đủ các thông số.

Hùng Nhơn Group và De Heus rót 1.450 tỷ đồng vào Kon Tum

Ngày 29/11, Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Kon Tum về hợp tác đầu tư Tổ hợp Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đây tiếp tục là một “siêu dự án” trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng quy mô sử dụng đất khoảng trên 200 ha, bao gồm một số khu tổ hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao, nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Châu Âu và khu canh tác nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hữu cơ.

Bên cạnh đó, hai Tập đoàn cũng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và trung tâm nghiên cứu con giống, đào tạo lao động lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 65 triệu USD (tương đương với 1.450 tỷ đồng).

Trong đó, Dự án trang trại heo giống cao sản Kon Tum có công suất chăn nuôi 2.500 con heo cụ kỵ và ông bà được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo nguồn gen tốt. Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, hàng năm sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 24.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị.

Vỏ xoài, phân bò hái ra tiền

Tại Nhà máy chế biến nông sản Cát Tường (xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), ông Đoàn Văn Sang – Tổng Giám đốc nhà máy chia sẻ, trong hoạt động sơ chế, chế biến trái cây, những phế phẩm như vỏ xoài, thanh long hỏng, vỏ sầu riêng… khiến công ty mất nhiều tiền để xử lý vì xem chúng như là một loại rác thải.

Từ khi được Viện Cây ăn quả miền Nam chia sẻ quy trình ủ phân hữu cơ sinh học từ các loại phế thải này, doanh nghiệp mừng như như nhặt được vàng. Bởi công ty không mất nhiều tiền để xử lý rác thải, xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn có được nguồn phân bón quý giá để bón cho hơn 100ha cây thanh long và các loại rau quả thuỷ canh. Hiện công ty đã ủ và xử lý thành công khoảng hơn 100 tấn vỏ xoài thành phân hữu cơ sinh học, rất hiệu quả.

Công ty cổ phần Trang Trại Sạch (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), thời gian qua đã khởi nghiệp thành công từ mô hình biến phân bò thành phân trùn quế, đất sạch có giá trị gấp hàng chục lần. Anh Nguyễn Công Vinh, giám đốc doanh nghiệp, một kỹ sư ngành công nghệ thông tin nhưng đam mê làm nông nghiệp sạch. Cách đây mấy năm, anh trở về quê mở trang trại làm nông nghiệp sạch.

Quy trình của anh Vinh là sử dụng các chất thải như phân bò, phân gà, phân heo, rau củ hư hỏng… xử lý qua công nghệ Lignin. Bằng công nghệ này, anh thu được đạm thực vật. Sau đó, dùng chúng kết hợp với men vi sinh để nuôi trùn quế. Sản phẩm đầu ra của anh là phân trùn quế, trùn thịt, trùn giống và đất sạch. Đây là những mặt hàng đang có nhu cầu cao trên thị trường.

Hiện nay, trang trại của anh Vinh còn liên kết với hàng trăm nông hộ ở ĐBSCL để sản xuất phân trùn quế từ các chất thải hữu cơ, nhất là phân bò.

Việt Nam còn chưa tận dụng được hết các phụ phẩm trong nông nghiệp.

Giá mủ tăng cao, doanh nghiệp ngành cao su lãi lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cao su 10 tháng của năm 2021 đạt 1,49 triệu tấn, đem về 2,47 tỷ USD; tăng 13,9% về khối lượng và tăng 46,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường xuất khẩu, mặc dù xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, song đây vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 68,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Các thị trường khác tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Cộng hoà Séc, Canada…

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, giá cao su trên thế giới đã đảo chiều tăng trên sàn Nhật Bản và Trung Quốc, nhờ giá dầu tăng phi mã đã kéo theo giá cao su tăng mạnh. Đến phiên ngày 9/11, giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn giao dịch Osaka đã đạt mức 222,2 JPY/kg; giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đạt 13.965 CNY/kg.

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng có sự chuyển biến cùng chiều với thị trường thế giới. Cụ thể, giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý 3/2021 đạt bình quân 1.650 USD/tấn, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này đã giúp các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cao su được hưởng lợi. Cụ thể, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) ghi nhận doanh thu quý 3/2021 đạt 6.151 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Giá vốn giảm 17% nên lợi nhuận gộp tăng 67% đạt 2.089 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 20,3% lên 34%.

[Đáng chú ý] Hải quan Trung Quốc chuẩn hoá các hồ sơ xuất nhập khẩu

Ban Thư ký ASEAN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến để Tổng cục Hải quan Trung Quốc giới thiệu quy định Đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc (Lệnh 248), Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc (Lệnh 249).

Trên cơ sở các câu hỏi của Thành viên ASEAN và của Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã giải đáp một số thông tin chính như sau:

Đối với 4 loại sản phẩm đã đăng ký và được cấp mã (thịt và sản phẩm từ thịt; sản phẩm thuỷ sản; sản phẩm sữa; tổ yến và sản phẩm từ tổ yến), các mã này tiếp tục có hiệu lực theo quy định giữa Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực xuất khẩu) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Lệnh 248 chỉ áp dụng cho Doanh nghiệp chế biến – sản xuất – bảo quản, không áp dụng cho doanh nghiệp thương mại.

Trước ngày 1/1/2022, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực xuất khẩu) có thể sử dụng hai hình thức: Đăng ký trên website: singlewindow.cn hoặc theo phương thức hiện hành giữa hai bên. Sau ngày 01/01/2022, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng nhập trên website: singlewindow.cn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thực hiện đăng ký.

Nếu Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu và Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thỏa thuận về tài liệu và phương thức đăng ký cho 18 loại sản phẩm trong danh mục đã nêu tại điều 7, Lệnh 248, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu từ thời điểm 1/1/2022 sẽ nộp qua hệ thống trực tuyến.

Đối với 14 loại sản phẩm theo công hàm số 353 mà không gửi danh sách doanh nghiệp đúng thời hạn quy định trước ngày 31/10/2021, hoặc xuất khẩu lần đầu tiên vào Trung Quốc đối với 14 loại sản phẩm, từ thời điểm 01/01/2022 sẽ áp dụng quy định tại điều 8, Lệnh 248 để thực hiện đăng ký.

Đối với doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đăng ký và đã nộp hồ sơ trước ngày 31/10/2021, kết quả sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào nửa cuối tháng 12 năm 2021.

Doanh nghiệp sản xuất 18 loại sản phẩm phải đăng ký qua Cơ quan có thẩm quyền và tài khoản đăng ký do Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu liên hệ Tổng cục Hải quan Trung Quốc xác nhận để được cấp tài khoản đăng ký của Cơ quan có thẩm quyền.

Đối với trường hợp doanh nghiệp tự đăng ký, hồ sơ kỹ thuật của doanh nghiệp đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc bao gồm: Bản miêu tả công nghệ, dây chuyền sản xuất chủ yếu (bắt buộc); thành phần nguyên liệu cấu thành sản phẩm; nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu; tỷ lệ thành phần.

Hồ sơ đăng ký của các doanh nghiệp tự đăng ký có thể được tra cứu trên đường link đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (sử dụng tên và tài khoản đã đăng ký) của doanh nghiệp tra cứu về thông tin về kết quả, xử lý bổ sung hồ sơ, trạng thái hồ sơ… Toàn bộ hồ sơ, thông tin đăng ký của doanh nghiệp khi đăng nhập hệ thống đều bảo mật thông tin. Tài khoản đăng ký của doanh nghiệp (tên tài khoản, mật khẩu) phải tự bảo quản, không chia sẻ để tránh thất thoát thông tin. Hình thức đăng ký doanh nghiệp qua Cơ quan có thẩm quyền và hình thức doanh nghiệp tự đăng ký có thể được thực hiện đồng thời.

Khi đăng ký doanh nghiệp, mỗi một sản phẩm của mỗi một doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan cấp một mã số riêng. Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm sẽ được cấp các mã tương ứng. Cho phép 1 nhà máy sản xuất đăng ký nhiều sản phẩm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, không cho phép nhiều nhà máy sản xuất sử dụng 1 mã đăng ký.

Từ 1/1/2022, khi khai báo thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, hồ sơ phải khai mã do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp. Trường hợp chưa hoàn thành đăng ký thì lô hàng đó sẽ không được thông quan.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

LocalGAP – để không ai bị bỏ lại, chè Việt giành hợp đồng 2 triệu USD, Nhật Bản kích cầu du lịch

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Điều kỳ diệu ở Israel, Thái Lan thu hút du khách, thất bại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam

Sản xuất xanh, nông sản Việt ‘lên hương’ ở Australia, ‘Lệnh 248’ và ‘249’ của Trung Quốc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:lệnh 248lệnh 249Trung Quốctư duy toàn cầu

Tin khác

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Global G.A.P không chỉ là chứng nhận, giá vàng tiếp tục biến động, hai liều vắc xin là chưa đủ

LocalGAP – để không ai bị bỏ lại, chè Việt giành hợp đồng 2 triệu USD, Nhật Bản kích cầu du lịch

Điều kỳ diệu ở Israel, Thái Lan thu hút du khách, thất bại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam

Sản xuất xanh, nông sản Việt ‘lên hương’ ở Australia, ‘Lệnh 248’ và ‘249’ của Trung Quốc

Chuẩn hội nhập
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Uống cà phê, mặc cà phê

Uống cà phê, mặc cà phê

Có tiêu chuẩn Halal, vải thiều sẽ có cơ hội lớn vào thị trường Ả Rập, Trung Đông

Có tiêu chuẩn Halal, vải thiều sẽ có cơ hội lớn vào thị trường Ả Rập, Trung Đông

19 nhà máy chế biến cá tra được FSIS công nhận xuất khẩu vào Mỹ

19 nhà máy chế biến cá tra được FSIS công nhận xuất khẩu vào Mỹ

Mekong Connect
Có một ngày không đủ 24 giờ của TIM

Có một ngày không đủ 24 giờ của TIM

Một khu bảo tồn cá tư nhân

Một khu bảo tồn cá tư nhân

9 điểm nhấn chiến lược của quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030

9 điểm nhấn chiến lược của quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030

5 năm tới sẽ đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông ĐBSCL

5 năm tới sẽ đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông ĐBSCL

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Trung Quốc dừng XNK qua cửa khẩu Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa

Trung Quốc dừng XNK qua cửa khẩu Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’

Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ

Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí đỉnh bảng

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí đỉnh bảng

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA