LocalGAP - để không ai bị bỏ lại, chè Việt giành hợp đồng 2 triệu USD, Nhật Bản kích cầu du lịch
Tin mới
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpNewsletter
2023/06/09 - 9:20:41 PM

22:55 - 19/11/2021

LocalGAP – để không ai bị bỏ lại, chè Việt giành hợp đồng 2 triệu USD, Nhật Bản kích cầu du lịch

Có một thực tế là nông dân các nước đang phát triển như Việt Nam thường khó đạt được chứng nhận GlobalGAP do hạn chế về năng lực tổ chức, cũng như chưa có “thói quen” làm theo tiêu chuẩn, và thế là LocalGAP ra đời.

[Special] Sáng kiến để người nông dân Việt, không ai bị bỏ lại phía sau

Chỉ còn 40 ngày nữa là kết thúc năm 2021 và 90 ngày nữa là Tết nguyên đán. Dù năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn ra khốc liệt tại khu vực phía Nam, nhưng ngành nông nghiệp không ngừng cố gắng vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế.

Trong 10 tháng đầu năm 2021, chúng ta thấy sự thay đổi vị trí của của những mặt hàng chủ lực. Tại ĐBSCL, thủy sản vẫn giữ vững vị trí vượt trội, nhìn chung do áp dụng sớm tiêu chuẩn vào chuỗi sản xuất. Và trong 5 tháng đầu năm 2021, cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng, trong đó rau quả 2,971 tỷ USD (năm 2020 là 3,269 tỷ USD), hạt điều 2,987 tỷ USD (năm 2020 là 3,211 tỷ USD)…

Tín hiệu đáng mừng cho ngành rau và trái cây năm nay là các dự án hỗ trợ quốc tế dành ưu tiên cho ngành này.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã khởi động Năm Quốc tế về rau và trái cây 2021 (IYFV). JICA (Nhật Bản) hỗ trợ các dự án trồng tỏi ở Nghệ An, dưa hấu ở Quảng Trị và bảo quản rau quả tươi ở Lâm Đồng hay UNIDO với hỗ trợ viếc áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn qua Hệ thống Hạ tầng Chất lượng cho chuỗi giá trị xoài ở Đồng Tháp; dự án CoopEnable do Ngân hàng Phát triển Đức và tổ chức SGS Việt Nam tài trợ, đã hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP và LocalGAP cho các hợp tác xã trái cây và lúa ở Đồng Tháp và Cần Thơ.

Hệ thống bán lẻ khắp các thị trường nhập khẩu lớn thế giới đã và đang xem GlobalGAP là lựa chọn duy nhất để mua hàng trong khi các tổ chức hỗ trợ quốc tế cũng áp dụng GlobalGAP nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh cho các HTX cây ăn trái tại Việt Nam.

Nguyên nhân vì đây là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt thuộc khối tư nhân có tuổi đời “già nhất” (khai sinh vào năm 1997) và lại được phát triển và tham vấn bởi các nhà khoa học uy tín, đại diện nhà sản xuất (nông dân), nhà bán lẻ, nhà sản xuất vật tư nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, tổ chức tư vấn, thử nghiệm & giám định. Điều này giải thích vì sao GlobalGAP được chấp nhận rộng rãi và bền vững bởi các nhà bán lẻ trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, có một thực tế là nông dân các nước đang phát triển như Việt Nam thường khó đạt được chứng nhận GlobalGAP do hạn chế về năng lực tổ chức và chưa có “thói quen” làm theo tiêu chuẩn. Hệ quả của việc này là nông dân không thể nào đưa được sản phẩm của họ đi xa khỏi Việt Nam và chúng thường xuyên kết thúc tại các phiên “giải cứu”. Về phía nhà nhập khẩu và các siêu thị nước ngoài, họ cũng gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng món ngon vật lạ khắp nơi của người tiêu dùng xứ họ. LocalGAP ra đời từ đó, như một giải pháp thiết thực cho lợi ích của cả siêu thị lẫn nông dân.

Từ cuối 2017, Hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã bắt đầu đàm phán với GlobalGAP cho tư cách chủ sở hữu chương trình này tại Việt Nam, và vào tháng 1/2018, GlobalGAP và Hội chính thức ký kết Thỏa thuận Chủ sở hữu chương trình LocalGAP tại Việt Nam và đồng hành cùng Hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho đến nay.

Chương trình LocalGAP (3 khối màu cam) được phân chia thành 3 cấp độ khởi đầu, cơ bản và bước trung gian, các nhà vườn có thể lựa chọn cấp độ vừa với thực tế của họ và nâng cấp dần. Điều này giúp đảm bảo rằng một khi nhà vườn cương quyết làm tiêu chuẩn, sẽ không có ai trong số họ bị bỏ lại phía sau.

Đây là sáng kiến giúp họ từng bước tự tin bước vào thị trường toàn cầu, và tất cả cố gắng của họ, cho dù ở mức bắt đầu, cũng sẽ được nhận biết.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, cho biết: Tiêu chuẩn GlobalGAP hiện nay được phổ biến nhiều nhất trên thị trường quốc tế, sau một thời gian hợp tác thì Tổ chức GlobalGAP và Hội đã đồng ý phối hợp và thừa nhận tiêu chuẩn LocalGAP. Đây là tiêu chuẩn bước đệm, khi đạt được chứng nhận thì được cấp mã số LGN (LocalGAP number). Số này công bố trên website chính thức của GlobalGAP, các nhà bán lẻ có thể tiếp cận dễ dàng. Nhiều nước không triển khai được chương trình này do GlobalGAP không tìm được đối tác tương xứng.

Năm 2017, GlobalGAP đã cử chuyên gia qua Việt Nam để đào tạo tư vấn viên trong ngành chăn nuôi. Đến tháng 9, Việt Nam đã có tư vấn viên đầu tiên được cấp chứng chỉ hoạt động là chị Nguyễn Kim Thanh và là chuyên gia chính của chương trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập.

Hội sẽ đồng hành và dành chi phí hỗ trợ cùng doanh nghiệp và cùng Bộ NN-PTNT trao chìa khóa vàng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã quyết tâm thực hiện việc tiêu chuẩn hóa khi tham gia thị trường trong nước và thế giới.

[Góc quảng bá] Tuần này Phiên chợ Xanh – Tử tế có gì?

Tuần này đầu bếp Á Quân chiếc thìa vàng Ngoc Tran xin mời khách mình ít Quà Quê :

– 50 cái Bánh ít mít nhân dừa non xào – mật dừa nước

– 50 cái Bánh ít khoai mì nhân đậu cốt dừa – mật dừa nước

Măng nứa Tây Bắc Sơn La: Cứ vào mùa măng hàng nghìn ha rừng tre tự nhiên huyện Vân Hồ thu về cả tấn măng non tươi nõn nà. Nguồn nguyên liệu măng rừng tự nhiên và không sử dụng các chất bảo quản. Măng non có mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được và đặc biệt được phơi cẩn thận bằng lò sấy hiện đại & xưởng chế biến biến đạt vệ sinh an toàn thực phẩm của HTX Nông nghiệp Trung tâm Tân Xuân 269 tại Bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Bún ngô Đình Lập – Đặc sản Xứ Lạng: Như tên gọi, bún được làm từ ngô, mà phải là ngô của vùng núi Lạng Sơn mới cho cọng bún dai, giòn và khi ăn mới có cảm giác ngọt thơm đặc biệt, khác hẳn các loại bún khác. Nguyên liệu phải chọn lọc từ ngô hạt chắc mẩy, gạo bao thai loại ngon, và nước sạch. Tất cả đều được kiểm nghiệm và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyềnSợi bún có màu vàng óng của ngô, ăn vị ngọt thanh, có hương thơm độc đáo, nấu lâu không nát như các sản phẩm cùng loại. Bún ngô đặc sản xứ Lạng đạt chứng nhận HACCP & Ocop 3 sao huyện Đình Lập.

Thứ 7 chủ nhật gì thì cũng vui quá vui; nhiều món quá biết chọn món nào trong chợ Xanh Tử tế nhỉ?

Và sẽ còn rất nhiều điều thú vị và mới mẻ khác nữa, hãy đến và khám phá.

Phiên chợ hàng tuần chỉ diễn ra tại 1 địa điểm duy nhất 135A Pasteur, Quận 3, Tp Hcm

– Thứ 7 và CN tại 135A, Pasteur, phường 6, quận 3.

– Thứ 7: 7h – 15h, CN: 7h – 12h.

Dự án Đổi mới sáng tạo Xanh trong nông nghiệp nhận 7 triệu Euro tài trợ

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức hội thảo khởi động Dự án GIC Việt Nam, ngày 17/11.

Với tổng vốn đầu tư 7 triệu Euro, Dự án GIC Việt Nam là gói cam kết hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo từ Chính phủ Đức, được phối hợp thực hiện bởi Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, GIZ và chính quyền sáu tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng. Dự án sẽ triển khai từ năm 2021-2024.

Dự án sẽ giúp cải tiến các hệ thống canh tác theo hướng bền vững, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời tăng cường khả năng thích nghi và chống chịu trước các tác động của biến đổi khí hậu của hai chuỗi giá trị nông sản chủ lực ở ĐBSCL là lúa gạo và xoài.

Dự án sẽ chú trọng thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã nhằm tạo mối liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp, thúc đẩy các cơ hội hợp tác trực tiếp dựa trên những nhu cầu và quan tâm chung của các nhân tố tham gia chuỗi giá trị.

Các doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia dự án sẽ được nâng cao năng lực, cải tiến quy trình sản xuất, qua đó cải thiện một số chỉ số hiệu quả kinh doanh chính. Khoảng 200 việc làm mới, ưu tiên cho phụ nữ và thanh niên được kỳ vọng tạo ra thêm từ các mô hình tận dụng phụ phẩm lúa gạo như rơm rạ.

Hai công ty chè Việt Nam giành hợp đồng 2 triệu USD tại Triển lãm Quốc tế Selangor

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Selangor 2021 (SIBS 2021), chiều 19/11, Giám đốc công ty chè Kong Wooi Fong của Malaysia – ông Liew Choon Kong đã cùng Tham tán Thương mại Việt Nam tại Malaysia – ông Phạm Quốc Anh ký thỏa thuận mua chè của Việt Nam, với tổng giá trị hợp đồng lên tới 2 triệu USD.

Hai công ty cung cấp chè của Việt Nam cho công ty chè Malaysia là Công ty TNHH Nam Sơn và Asia Tea. Đây là hai trong số những công ty sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè lớn của Việt Nam.

Với 20 năm kinh nghiệm, Công ty chè Nam Sơn hiện là công ty sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại chè đen và chè xanh với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhiều nước trên thế giới, thậm chí là quy định về thực phẩm của châu Âu.

Trong khi đó, Asia Tea – với khẩu hiệu “Niềm tin của khách hàng là nền tảng để cải tiến chất lượng sản phẩm” – mỗi năm xuất khẩu khoảng 10 tấn chè và đang hướng tới mục tiêu 12 tấn/năm.

Với 90 năm hoạt động, Kong Wooi Fong là công ty tiêu biểu của ngành công nghiệp chè Malaysia và là nhà cung cấp trà gói hàng đầu cho các đại siêu thị của Malaysia, với thương hiệu nổi tiếng “Montea”.

Các cửa hàng ăn uống ở Hàn Quốc sắp dừng sử dụng sản phẩm dùng một lần

Mới đây, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã thông báo về việc sửa đổi luật, theo đó cấm sử dụng các sản phẩm dùng một lần như cốc giấy và ống hút nhựa tại các cửa hàng cafe, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh và các nhà hàng khác kể từ ngày 1/1/2022 hoặc sớm nhất là từ tháng 12 tới.

Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành luật cấm sử dụng nhựa dùng một lần từ tháng 8/2018.

Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước này đã ban hành sắc lệnh cho phép sử dụng các sản phẩm dùng một lần do lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus từ các sản phẩm tái sử dụng.

Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết sắc lệnh này mới đây đã được xóa bỏ để giải quyết các vấn đề rác thải khi việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần gia tăng trong đại dịch.

Theo luật sửa đổi, các quán cà phê và các nhà hàng phục vụ đồ ăn, uống có thể sẽ bị phạt tùy thuộc tần suất vi phạm chính sách cấm nhựa sử dụng một lần và quy mô của các cửa hàng.

[Sự kiện] Chương trình hấp dẫn cuối tuần: Thảo luận phát triển kinh tế nông nghiệp cho ĐBSCL

Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2021 (Vietnam Summit in Japan 2021) – sự kiện lớn quan trọng nhất của cộng đồng trí thức Việt Nam tại Nhật Bản sẽ diễn ra xuyên suốt hai ngày 20-21/11/2021. Với hơn 30 diễn giả uy tín, gần 50 khách mời là các nhân sĩ trí thức như giáo sư Trần Văn Thọ, giáo sư Hồ Tú Bảo, bà Phạm Chi Lan, bác sĩ – đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu… doanh nhân, nghệ sĩ trong và ngoài nước như Diva Thanh Lam, đại diện các thành phần cộng đồng người Việt tại Nhật và các hội trí thức các nước trên thế giới, sẽ cùng tham gia thảo luận, chia sẻ góc nhìn về các chủ đề trọng yếu.

Trang web: https://vietnamsummit.org/

Đăng ký miễn phí: https://go.vietpro.jp/dkivns2021

Nhật Bản điều chỉnh chương trình kích cầu du lịch ‘Go To Travel’

Chính phủ Nhật Bản vừa thông báo một số điều chỉnh trong chương trình kích cầu du lịch “Go To Travel” trước khi chính thức nối lại chương trình này vào đầu năm tới.

Theo thông báo, chương trình sẽ chỉ hỗ trợ tối đa khoảng 90 USD/người/đêm cho các du khách. Những người đi du lịch vào ngày thường sẽ được nhận các phiếu mua hàng có giá trị lớn hơn so với những người đi vào các ngày cuối tuần.

Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Tetuso Saito cho biết giới chức nước này dự định sẽ phân tích tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong kỳ nghỉ năm mới và sau đó sẽ đưa ra quyết định khi nào sẽ nối lại chương trình “Go To Travel”.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Saito, những người tham gia chương trình có thể sẽ buộc phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 hoặc giấy chứng nhận có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Nhật Bản đã triển khai chương trình kích cầu du lịch “Go To Travel” vào giữa tháng 7 năm ngoái nhằm hỗ trợ cho ngành “công nghiệp không khói” đang gặp khó khăn vì đại dịch.

Tham gia chương trình này, các du khách sẽ được hỗ trợ 50% chi phí nhưng không vượt quá 20.000 yen (khoảng 175 USD)/người/đêm.

Tuy nhiên, chương trình đã bị tạm ngưng vào cuối năm ngoái khi dịch Covid-19 tái bùng phát ở nước này. Vào thời điểm đó, Chính phủ Nhật Bản đã chi tới 2.700 tỷ yen cho chương trình này.

Có thể bạn quan tâm

Điều kỳ diệu ở Israel, Thái Lan thu hút du khách, thất bại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Global G.A.P không chỉ là chứng nhận, giá vàng tiếp tục biến động, hai liều vắc xin là chưa đủ

Sản xuất xanh, nông sản Việt ‘lên hương’ ở Australia, ‘Lệnh 248’ và ‘249’ của Trung Quốc

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chè việt namgo to travellocalgap

Tin khác

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Global G.A.P không chỉ là chứng nhận, giá vàng tiếp tục biến động, hai liều vắc xin là chưa đủ

LocalGAP – để không ai bị bỏ lại, chè Việt giành hợp đồng 2 triệu USD, Nhật Bản kích cầu du lịch

Điều kỳ diệu ở Israel, Thái Lan thu hút du khách, thất bại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam

Sản xuất xanh, nông sản Việt ‘lên hương’ ở Australia, ‘Lệnh 248’ và ‘249’ của Trung Quốc

Chuẩn hội nhập
Một vùng trồng bưởi ở Ninh Thuận đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ

Một vùng trồng bưởi ở Ninh Thuận đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ

Xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang châu Âu

Xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang châu Âu

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất thị phần vì ‘một chiếc khay nhựa’

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất thị phần vì ‘một chiếc khay nhựa’

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn ứ nông sản cửa khẩu phía Bắc

Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn ứ nông sản cửa khẩu phía Bắc

Bước đột phá của ngành hàng lúa gạo

Bước đột phá của ngành hàng lúa gạo

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA