11:21 - 26/10/2016
Mekong Connect: Chuyên gia quốc tế nói về thách thức với nông nghiệp VN
“So với Philippines, Việt Nam trội hơn về quản lý chất lượng nhưng lại kém hơn về hoạt động chuỗi cung ứng và điểm thương mại cũng thấp hơn Campuchia và Lào. Đâu là nút thắt cổ chai của chuỗi cung ứng?” – ông Julien Brun, tổng giám đốc, CEL Consulting đặt vấn đề.
TS Philip Zerrillo
“Tuần qua tôi có cuộc trò chuyện với nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan. Ông luôn nhấn mạnh rằng Việt Nam đang phải đương đầu với khó khăn lớn nhất là biến đổi khí hậu. Khi đồng bằng sông Cửu Long không còn đủ nước sạch để trồng lúa cũng là lúc Việt Nam phải chuyển đổi mô hình kinh tế, từ mô hình phụ thuộc vào nhân lực rẻ và tài nguyên thiên nhiên sang mô hình tập trung vào công nghệ và nhân lực kỹ thuật. Đây cũng là tình hình chung của thế giới khi 21 trong 37 khu vực nước ngầm lớn nhất thế giới đã khô hạn quá mức ổn định cho phép.
Nhìn từ kinh doanh, thị trường thì biến đổi khí hậu sẽ làm ảnh hưởng đến ba vấn đề chính: Môi trường kinh doanh, Vận hành kinh tế quốc gia và Rủi ro từ thị trường.
Tác động đến môi trường kinh doanh. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến việc lưu chuyển hàng hoá, tính ổn định về khung luật và danh tiếng (reputation) của Việt Nam. Biến đổi khí hậu sẽ tạo ra một làn sóng di cư về các thành phố lớn, nơi chưa được quy hoạch để “gánh” sự quá tải đó. Hiện hơn 90% số thành phố trên thế giới đều bị quá tải, tại Việt Nam, tất cả các thành phố lớn đều quá tải. Khi người dân chuyển chỗ sống, dòng chảy hàng hoá, nhân sự và tiền bạc sẽ thay đổi hoàn toàn.
Về việc vận hành kinh tế quốc gia, cục diện chung sẽ trở nên khó đoán. Việc khấu hao cơ sở hạ tầng sẽ thay đổi, cùng theo đó là việc bố trí nhân sự và quản lý các vấn đề xã hội sẽ trở nên khó lường. Chuỗi cung ứng sẽ là ngành bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất.
Cuối cùng, rủi ro từ thị trường khi các doanh nghiệp thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường, hàng hoá sản xuất ra không đến được đúng phân khúc và giá cả sẽ tăng cao.
Giải pháp cho việc này? Cần có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp, cộng đồng và được thúc đẩy bởi Chính phủ. Chỉ có Chính phủ mới có thể thay đổi tính chất ngành, phúc lợi xã hội và chất lượng nhân sự toàn vẹn ở quy mô rộng nhất. Và chúng ta cần phải chọn cách giải quyết, hoặc giải quyết từng vấn đề một hoặc là giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề. Ưu tiên sự ổn định bền vững hay tốc độ?”
Ông Julien Brun, tổng giám đốc, CEL Consulting: Thách thức cho Việt Nam trong quản trị cung ứng
Báo cáo mới nhất về chuỗi cung ứng nông sản của ngân hàng Thế giới tiết lộ: trên thang điểm 100, Việt Nam hiện đạt 55,7 điểm trên phương diện hoạt động chuỗi cung ứng, 60,6 điểm trên phương diện quản lý chất lượng sản phẩm và 48,4 điểm trên phương diện thương mại kinh doanh nông sản.
So với Philippines, Việt Nam trội hơn về quản lý chất lượng nhưng lại kém hơn về hoạt động chuỗi cung ứng và điểm thương mại cũng thấp hơn Campuchia và Lào. Đâu là nút thắt cổ chai của chuỗi cung ứng?
Tỷ lệ tổn thất trên thực tế có thể lên đến trên 40%. Tổn thất trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ vận chuyển là một bài toán khó đối với chuỗi cung ứng nông sản. Theo báo cáo của cục Chế biến, tỷ lệ tổn thất hiện nay là 25 – 30%, nhưng thực tế cao hơn.
Theo FAO, tổn thất đến 63% từ quá trình thu hoạch, thu gom, vận chuyển, lưu trữ trên toàn chuỗi cung ứng. Nguyên nhân? Có thể kể đến mức độ cơ giới hoá thấp, năng lực vận chuyển và vận hành chuỗi cung ứng lạnh.
Ngành lương thực Việt Nam cần tập trung cải thiện chuỗi cung ứng lạnh để nâng cao chất lượng không chỉ của sản phẩm xuất khẩu mà còn của sản phẩm tiêu thụ trong nước. Mười năm qua, quy mô kho lưu trữ lạnh tại Việt Nam đã tăng gấp bốn lần, nhưng lại chủ yếu phục vụ thuỷ hải sản xuất khẩu ở miền Nam. Chuỗi cung ứng lạnh lương thực cho thị trường nội địa (tại hệ thống nhà hàng và siêu thị) còn yếu.
Các bên sản xuất, phân phối không hợp tác với nhau. Doanh nghiệp Việt Nam thường chọn trong nước vẫn còn rất hạn chế. Đa phần các doanh nghiệp chi phí rẻ nhưng sẽ gây hư hỏng, nhiễm bẩn, hao hụt và rút ngắn tuổi thọ.
Việt Nam còn thiếu những quy định giúp gỡ bỏ những rào cản trong vận tải xuyên biên giới. So giữa Việt Nam và người láng giềng Campuchia, mặc dù chỉ số vận tải tổng thể được đánh giá tương đương, chỉ số vận tải quốc tế của Việt Nam lại chỉ bằng một nửa của Campuchia. Từ đó ảnh hưởng tới năng lực thương mại.
Kiến Phước
Theo TGTT
Có thể bạn quan tâm
Gạo thơm Campuchia sẽ có giá cạnh tranh với gạo Việt Nam và Thái Lan
Mời đăng ký tham dự Mekong Connect 2021 tại TP.HCM
Phạm Chi Lan: 500 anh em gặp nhau ở Mekong Connect
Hàng ngàn ha vườn cây đặc sản ở ĐBSCL bị thiệt hại do hạn mặn
Xuất khẩu gạo vào EU: Việt Nam chỉ bằng 1/6 so với Thái Lan
Tags:biến đổi khí hậucdcanbiet2016cdmekong2017ĐBSCLhạn mặnMekong Connect – CEO Forum 2016quản trị chuỗi cung ứngthách thức hội nhập
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này