08:47 - 27/11/2023
ĐBSCL cần làm gì để đối mặt thách thức kinh tế tuần hoàn?
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) phải gắn với đổi mới công nghệ và thiết kế mô hình tiên tiến mới bắt kịp xu thế thế giới. Trong bối cảnh vùng ĐBSCL phần lớn công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, làm sao để vượt qua được thách thức lớn này?
Phát triển xanh và KTTH đòi hỏi tích hợp các quy phạm pháp luật vào cách tiếp cận liên Ngành để triển khai các mô hình KTTH theo cơ sở pháp lý đang là thử thách vì hoạt động hợp tác đòi hỏi các Sở/Ngành ở từng địa phương, liên ngành, nội vùng- liên vùng cùng chuyển đổi, nhưng mong muốn đó cũng là thử thách. Từ đó, cách thiết kế bộ máy, cơ chế tổ chức vận hành và chính sách triển khai hiêu quả, nhân rộng mô hình trong từng ngành, lĩnh vực theo quy hoạch vùng và địa phương – đồng bộ hóa – cũng là thử thách rất lớn .
Thực hiện tiến trình thay đổi từ kinh tế tuyến tính sang KTTH cần tổng hợp các thử thách trên để định hướng chiến lược, kế hoạch hành động và giải pháp cụ thể, mang tính hệ thống, nâng cao giá trị và chia sẻ thành công giữa các bên tham gia phát triển mô hình trong bối cảnh thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước cũng là thử thách lớn!?
Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) có tính phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc (LHQ), được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 là sự tiếp nối của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals – MDG).
Kinh tế tuần hoàn đã chứng minh thành công ở nhiều Quốc gia như Thụy điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo… Chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” được thiết kế nhằm phát triển nền kinh tế xanh, bền vững. Trong đó, giảm áp lực thiếu hụt tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải, khí thải, nhất là chất thải nhựa và túi nilon… không phải là câu chuyện chung chung mà có mục tiêu cụ thể.
Mô hình kinh tế tuần hoàn chính là cách thức phát triển khuyến khích và tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân tham gia phát triển theo hướng xanh hóa và là cơ hội để tư nhân thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn với nhịp độ nhanh hơn. Trong định hướng toàn cầu, ứng dụng cách mạng CN 4.0 là cơ hội thực hiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với công nghệ cao – thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại.
Lồng ghép phát triển Xanh và động lực KTTH theo quy hoạch không gian, tích hợp ngành và đánh giá tác động môi trường Chiến lược (DMC) giai đoạn 2021 đến 2030 – tầm nhìn đến năm 2050, cho thấy các chương trình và dự án ưu tiên phát triển nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch. Tôi có mấy đề xuất và kiến nghị như sau:
1) Cần sớm có chương trình nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn dài hạn dựa vào kinh nghiệm Quốc tế và trong nước, hành lang pháp lý, chính sách và tổ chức thực hiện để xây dựng chương trình nghiên cứu – ứng dụng, tổ chức thực hiện, lan tỏa các chương trình và dự án ưu tiên sau khi các quy hoạch địa phương được Thủ tướng phê duyệt.
2) Cần đúc kết kinh nghiệm Quốc tế và trong nước về phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn thành công, ứng dụng vào bối cảnh vùng từ cách tiếp cận tới xác lập tiêu chí của từng mô hình kinh tế tuần hoàn, vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh các chương trình và dự án trên nhiều lĩnh vực.
3) Dựa vào dung lượng thị trường, rà soát tiêu chí, tiêu chuẩn và xu hướng của người tiêu dùng trong và ngoài nước liên quan đến phẩm cấp sản phẩm phát triển Xanh và KTTH của địa phương để từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách là nền tảng hình thành động lực thị trường cho từng ngành, lĩnh vực và liên ngành trong vùng
4) Dựa trên hiệu quả đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, người dân nhất là khu vực tư nhân đầu tư mạnh mẽ thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, đề cao tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát huy hình mẫu địa phương.
5) Rà soát tương tác các kết quả đầu ra về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và kết quả đầu ra của quy hoạch để xây dựng các chương trình và dự án ưu tiên một cách cụ thể liên quan đến phát triển KTTH các ngành, lĩnh vực khác nhau của từng tỉnh theo quy hoạch và xác định trục động lực liên kết nội vùng và liên vùng.
6) Khung chương trình hợp tác giữa TP.HCM và 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL thích ứng Biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng xanh, tăng cường ứng dụng khoa hoc công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xanh, xúc tiến – quảng bá thương mại sản phẩm và lĩnh vực liên quan KTTH trên quy mô toàn vùng và liên vùng là cách nâng cao năng lực sở/ngành, hình thành các cơ chế và chính sách phát triển công nghệ thích ứng giữa các địa phương trong vùng và liên vùng. Trong đó, xây dựng mục tiêu định hướng – tập trung giảm thiểu chất thải, khí thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, tận dụng mọi nguồn tài nguyên phát triển kinh tế xét cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng.
TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong trục xoay này.
PGS.TS Nguyễn Văn Sánh*/Mekong Connect
————
(*) Nguyên Viên trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL. Nguồn: Kỷ yếu Mekong Connect 2023.
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này