Giải bài toán 'cuộc chiến nước mắm' từ góc độ thị trường
Tin mới
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/08/13 - 4:45:52 AM

09:33 - 26/10/2016

Giải bài toán ‘cuộc chiến nước mắm’ từ góc độ thị trường

“Dù bị tẩy chay nhưng thị phần Masan chắc ít có biến động. Có thể nói, Masan giải đúng bài toán thị trường, chỉ có cách làm (cách hạ đối thủ cạnh tranh) là bẩn thôi”.

  • VASEP cùng bốn hiệp hội kêu lên Thủ tướng vụ…
  • Arsenic gây hoang mang cho người tiêu dùng, nhưng lợi…
  • Quy định asen vô cơ, sao lại khảo sát asen…
nuoc-mam9

“Dù bị tẩy chay nhưng thị phần Masan chắc ít có biến động. Có thể nói, Masan giải đúng bài toán thị trường, chỉ có cách làm (cách hạ đối thủ cạnh tranh) là bẩn thôi”.

Tác giả Nhat T. Nguyên viết trên Facebook góc nhìn của ông về chuyện thiên hạ đang đòi tẩy chay sản phẩm của Masan như sau:

“Những người tẩy chay Masan vốn chắc ít khi dùng tới sản phẩm của Masan, vốn là các sản phẩm nhắm vào thị phần bình dân, chú trọng hình thức hơn chất lượng. Nước mắm mà bỏ trong chai nhựa là thấy không có cảm tình rồi nói chi là vị rất tệ. Vậy mà cũng có người mua.

Những người quen dùng sản phẩm của Masan chắc đã có lý do khi chọn các loại sản phẩm này: giá rẻ, hình thức đẹp, có vẻ hợp vệ sinh, mùi vị chấp nhận được, thấy cũng có nhiều người dùng.

Đó là những yếu tố căn bản mà các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc (chỉ nước mắm truyền thống – TS) đang thiếu. Có thể thấy hiện có các loại nước mắm truyền thống khác nhau và tình hình cạnh tranh như sau:

– Nước mắm truyền thống loại giá rẻ thì hình thức không đẹp, mùi vị cũng không có gì đặc biệt, cũng không biết có hợp vệ sinh hơn Chinsu hay không.

– Nước mắm truyền thống giá trung bình, hình thức tạm được, mùi vị ngon, tương đối vệ sinh, thì độ phủ lại cực yếu so với Chinsu, Nam Ngư.

– Nước mắm truyền thống cao cấp, giá không rẻ, khác phân khúc.

Cuối cùng, Facebook là nơi đưa thông tin tự do bậc nhất, nhưng dần dà Masan cũng có thể bưng bít được.

Do đó, dù bị tẩy chay nhưng thị phần Masan chắc ít có biến động. Có thể nói, Masan giải đúng bài toán thị trường, chỉ có cách làm (cách hạ đối thủ cạnh tranh) là bẩn thôi”.

Thế Giới Tiếp Thị cho rằng, người viết chưa đề cập đến hai yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định: 1. Masan quảng cáo dội bom trên truyền hình dữ dội, bền bỉ (cứ mở tivi là nghe “Thơm ngon đến giọt cuối cùng”) và 2. Mạng lưới phân phối của Masan rất ghê gớm, phủ rộng khắp và hiệu quả.

Cách chọn mô hình kinh doanh, hay chọn cách giải bài toán kinh doanh của Masan có thể nói là rất thông minh: nước mắm mùi vị chấp nhận được, bao bì đẹp. Miễn giá thành sản xuất rẻ là “xử” được hết, kể cả thay đổi thói quen ăn uống, khẩu vị ngàn đời của người Việt (dụ dỗ họ ăn nước mắm giả mà cứ nghĩ là nước mắm “thơm ngon đến giọt cuối cùng”. Chiến thuật Big Lie – một lời nói dối nghe hoài cũng thấy xuôi tai).

Tất cả là nhờ giá thành rẻ. Căn bản là công thức sản xuất, chọn chất liệu rẻ bèo: chỉ có nước pha chút xíu vị mắm thật, có khi pha loãng đến không cảm thấy luôn, còn lại là muối, đường, hương liệu, chất điều vị. Nhờ giá rẻ mà có tiền quảng cáo lâu dài và đắt giá được.

Ngoài ra thì làm bao bì đẹp và cần nhất là xây dựng, duy trì, phát triển mạng lưới phân phối sâu rộng (công việc này phải am hiểu chuyên môn và đắt tiền kinh khủng, nhưng Masan dám đầu tư đến nơi đến chốn, họ đã làm bản đồ phân phối từ sớm lắm).

Các hãng nước mắm truyền thống cũng phải cùng nhau rút bài học gì từ mô hình kinh doanh của Masan chứ?

Nước mắm thật là ưu thế mạnh. Nhưng thời này, hữu xạ không tự nhiên hương, thấy không, dù hữu xạ (đúng mùi nước mắm thứ thiệt mà) nhưng không có (tiền) quảng cáo tiếp thị thì cũng thua luôn nước mắm chế biến đã dùng quảng cáo điều khiển khẩu vị và rỉ rả lấy lòng đông đảo người tiêu dùng.

Đúng là giá sản xuất cao, làm gì có tiền để truyền thông và xây dựng mạng phân phối. Có giải pháp trong tình hình hiện nay: chi phí truyền thông có thể giảm nhờ “thiện cảm” của người tiêu dùng đang “phù suy” khi thấy nước mắm truyền thống bị đè tan nát bởi cả cái hội mang danh hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, báo đài và cả đội bán hàng đi phát tờ rơi của Masan.

Cũng có thể liên kết với nhau quảng cáo chung cho nước mắm truyền thống để cùng hưởng lợi, rồi mỗi thương hiệu sẽ tuỳ phân khúc của mình mà tiếp thị tiếp tục cho phù hợp. Có thể áp dụng các phương pháp quảng bá hiện đại, rẻ tiền.

Việc xây dựng mạng phân phối thì các ngành hàng cùng một phân khúc, cùng kênh phân phối có thể ngồi bàn liên kết nhau lại, và hùn với nhau xây mạng lưới phân phối, chi phí sẽ đỡ tốn kém hơn là tự mỗi doanh nghiệp bỏ tiền đi mở mạng lưới.

Nhưng cái “gót chân Achilles” sinh tử của doanh nghiệp Việt Nam là không liên kết được với nhau.

Liệu bây giờ, trước làn sóng hội nhập, thị trường đầy kiểu cạnh tranh, không có Masan thì cũng có Ma-sát Ma-siết gì đấy, các doanh nghiệp Việt “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, cứ kiểu mạnh ai nấy sống, không liên kết nhau thì không thua Masan cũng thua nước mắm Thái, Tàu.

Thua vẫn sẽ tiếp tục thua dài dài. Bài toán vẫn là liên kết, làm sao giải?

Còn Masan, liệu có đổi được AND là luôn muốn “độc bá võ lâm”, mà quay ra tính bài toán liên kết các bên cùng có lợi, hay thậm chí nương nhẹ với những đối thủ nhỏ hơn, giúp họ bán nước mắm của phân khúc không trực diện với mình?

Khó lắm. Nghe là đã “nhức răng” rồi. Huống chi Masan chắc đang tin rằng, nhìn cục diện hiện nay, coi vậy, có thể gặp khó ít lâu, sơ sẩy chút đỉnh, thì vẫn còn giàu chán, thua keo này ta bày keo khác!

Nên bài toán khó của thị trường nước mắm, dù ngày càng thấy lấp ló các giải pháp nhưng xem chừng không dễ giải được ngay.

Vũ Khánh
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Hai người đàn ông tự tổ chức đám tang cho mình

Sách giáo khoa, chuyện dài âu lo

Lúa gạo ùn ứ, vẫn muốn tăng sản lượng?

Than ‘ngồi trên lửa’

Nghỉ vì lương thấp hay chiêu trò gì đây?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:asencạnh tranh hội nhậpcdblthitruongcuộc chiến nước mắmMasannước mắm công nghiệpnước mắm truyền thốngthạch tínthị trường cạnh tranh

Tin khác

Trọng cung hay trọng cầu?

Trọng cung hay trọng cầu?

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Nỗi buồn thương hiệu Việt

Nỗi buồn thương hiệu Việt

Xe công nghệ nắm luật chơi, ép khách hàng, đối tác

Gói ghém chi tiêu

Cần phạt nặng hành vi tung tin đồn

Giá xăng dầu: giảm thuế 1.000 đồng, nhưng thu lại quỹ 950 đồng!

Tái cấu trúc ‘đất vàng’ đô thị từ đất công

Cà phê sáng
Trọng cung hay trọng cầu?

Trọng cung hay trọng cầu?

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’

Nỗi buồn thương hiệu Việt

Nỗi buồn thương hiệu Việt

8 năm để chế và biến

8 năm để chế và biến

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA