Nhân lực cho ĐBSCL: bài toán phải giải từ góc độ kinh tế
Tin mới
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
16:11
Kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt đáng kể trong tháng 4
16:02
Elon Musk quan tâm sản xuất pin xe điện ở Indonesia
15:57
Bình Thuận: Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ ‘treo lều’
15:53
Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản
15:47
Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD
10:40
Lãi suất VNĐ khó đứng yên
10:35
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’
10:12
Nhà đầu tư nên làm gì khi cổ phiếu lỗ 50%?
09:51
Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp
13:07
‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới
12:58
Chuỗi giảm của giá vàng khi nào sẽ kết thúc?
12:54
Elon Musk tạm hoãn thỏa thuận mua lại Twitter
12:33
Giá xăng của Việt Nam quá cao so với thu nhập của người dân
16:47
HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam ở dưới mức 4%
16:17
Masan lấn sân sang thị trường giặt ủi
16:09
‘Cơn lốc đỏ’ tiếp tục càn quét gần 990 mã chứng khoán
12:23
Trung Quốc chống chọi với ‘sự lao dốc’ của nhân dân tệ như thế nào?
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpMekong Connect
2022/05/16 - 10:38:17 PM

11:58 - 18/12/2021

Nhân lực cho ĐBSCL: bài toán phải giải từ góc độ kinh tế

Trong buổi thảo luận Chuyên đề: “Nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp và ĐBSCL” tại Mekong Connect 2021, dù còn nhiều ý kiến khác biệt, nhưng các diễn giả đều thống nhất ở quan điểm: Bài toán nguồn nhân lực cho đồng bằng phải giải từ góc độ kinh tế.

Bà Tiêu Yến Trinh – Tổng Giám đốc Công ty Talentnet phát biểu tại buổi thảo luận Chuyên đề: “Nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp và ĐBSCL” tại Mekong Connect 2021, chiều 17/12.

Chủ trì diễn đàn GS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng KH&CN,gợi mở: Đây là chủ đề mà các địa phương ở ĐBSCL đặc biệt quan tâm. ĐBSCL là vựa lúa, vựa thủy sản, vựa trái cây của cả nước, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, nhưng ĐBSCL lại đang chịu thiệt thòi nhiều nhất, cả về đầu tư, cả về nguồn nhân lực.

Theo GS Nguyễn Quân hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học của khu vực ĐBSCL, rất thấp, thấp hơn cả khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. “Bản thân tôi cũng ngạc nhiên về thực trạng này. Với thực trạng này, việc công nghiệp hóa sẽ rất khó khăn. Chưa kể làn sóng di cư của ĐBSCL ra các khu vực khác” – GS Nguyễn Quân nói.

Lý giải về hiện tượng trình độ học vấn của người dân ĐBSCL thấp, PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên & Nhi đồng cho biết: đây là một nét đặc thù của người đồng bằng. Họ coi trọng thực tiễn hơn là bằng cấp.

“Người ĐBSCL vẫn là người Việt Nam, nhưng rất đặc thù, đây là những người rất năng động và sáng tạo. Họ đi vào cái mới rất hay và rất nhanh. Bà con ta có thể học không cao, nhưng thấy cái mới là nhảy vào làm và học được liền. Họ là những người rất thực tế. Vì thế, nói ĐBSCL đi kiếm một anh tiến sĩ là không dễ đâu” – PGS Bình nói.

Theo ông Bình, đây là cái chúng ta phải hiểu ở ĐBSCL, phải hiểu ở con người ĐBSCL từ đó mới có thể giải quyết được vấn đề của đồng bằng. Tuy nhiên, PGS Bình cũng thừa nhận, với yêu cầu hội nhập và đổi mới công nghệ hiện nay, trình độ học vấn thấp là một vấn đề thực sự của đồng bằng.

Theo GS Bình, trong 20 năm trở lại đây ĐBSCL cũng có nhiều thành quả. Đứng về mặt đào tạo, 13 tỉnh ĐBSCL tỉnh nào cũng có trường đại học hoặc phân hiệu các trường đại học, đặc biệt như Cần Thơ có đến 7 trường, chưa kể các viện nghiên cứu cũng khá nhiều.Tuy nhiên, thực trạng là vẫn manh mún, giẫm chân nhau và kể cả việc nhân lực đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Qua các nghiên cứu thực tế PGS đặt ra ba vấn đề: Thứ nhất, đó là chiến lược, quy hoạch và quản trị vùng. “Tôi nhấn mạnh là chiến lược cho cả vùng chứ không phải cho riêng một tỉnh, thành nào cả. Chính sách nguồn nhân lực phải là chiến lược cho cả vùng. Vấn đề quy hoạch vùng và quản trị vùng phải bài bản từ ngay chỗ này. Bộ KH&ĐT cần phải nhìn lại xem quy hoạch và chiến lược chung cho ĐBSCL cho cả vùng và quản trị cả vùng” – PGS Bình nói.

Thứ hai, về giáo dục ở đồng bằng, theo PGS Bình, không thể dạy ĐBSCL như dạy ở TP.HCM được. Đào tạo phải gắn với yêu cầu phát triển của địa phương. Đào tạo chuyên gia phải từ ĐBSCL, cần những người sống tại chỗ, bám sát thực tiễn của đồng bằng.

Thứ ba là về vai trò trung tâm kinh tế dẫn dắt cho đồng bằng. PGS Bình cho rằng trước hết là TP.HCM và sau đó là Cần Thơ phải nắm giữ vai trò này. TP.HCM hiện là nơi sử dụng nhiều nhất nhân lực, vật lực của đồng bằng, vì thế phải có trách nhiệm qua lại với đồng bằng, phải có chiến lược rõ ràng: chuyển giao kiến thức, chuyển giao chuyên gia, và kể cả dịch chuyển từng phần các cấu phần sản xuất đơn giả về đồng bằng, chứ không thể ôm tất cả.

Cuối cùng PGS Phan Thanh Bình nhấn mạnh là dù có nói gì thì bài toán nguồn nhân lực cho đồng bằng phải để kinh tế dẫn dắt. Nhân lực đào tạo ra thì phải đáp ứng được nhu cầu về lương bổng, thu nhập về điều kiện sống của họ.

3 chiến lược thu hút người tài và 500 doanh nghiệp trọng điểm

Đồng tình với quan điểm kinh tế dẫn dắt và kết nối vùng của PGS Bình, bà Tiêu Yến Trinh – Tổng Giám đốc Công ty Talentnet nói: Đã đến lúc chúng ta phải xác định rõ là định vị cả 13 tỉnh thành là một. Từ đó kết nối chung, phục vụ nguồn nhân lực đầu vào, đầu ra phải phục vụ cho các doanh nghiệp trong cả vùng.

Với kinh nghiệm thực tiễn về nhân lực của mình, theo bà Trinh về nguồn nhân lực chỉ có ba chiến lược cơ bản: thứ nhất, thu hút nhân tài, săn đầu người; Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực; Thứ ba là mượn chuyên gia từ các địa phương hoặc nước khác.

“Về thu hút nhân tài, tôi sẵn sàng ngồi với lãnh đạo 13 tỉnh để bàn về chiến lược này” – bà Trinh nói. “Đầu tiên phải đặt câu hỏi là làm sao để thu hút người tài về Mekong. Thứ nhất, phải tạo câu chuyện để họ tự hào. Mình tạo ra câu chuyện, trao quyền, trao dự án cho họ, họ về ngay. Nhưng như thế phải có dự án trọng điểm”.

Theo bà Trinh câu chuyện này không phải mới, Trung Quốc đã làm rồi. Trung Quốc họ đã có chính sách thu hút người tài về địa phương bằng cách xây dựng cả khu đô thị với đầy đủ các dịch vụ nhà ở, giáo dục, văn hóa xã hội… cuối cùng mới đến lương bổng, phúc lợi. Theo bà Trinh ĐBSCL muốn thu hút được người tài có lẽ cũng phải tính đến cách này.

Về chiến lược đào tạo, theo bà Trinh điểm quan trọng nhất là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp. Trước khi đào tạo cần phải hỏi nhu cầu doanh nghiệp, để cho chính doanh nghiệp đặt hàng, và tốt nhất là phải xây dựng được mô hình trong doanh nghiệp có trường học, trong trường học có doanh nghiệp. Tức là làm sao để sinh viên năm nhất, năm hai có thể có cơ hội bắt tay vào làm việc thực tế luôn, chứ không phải đợi học xong, ra trường mới bắt đầu làm.

Về chiến lược mượn chuyên gia, theo bà Trinh chiến lược này cũng hết sức quan trọng bởi hiện nay có những nguồn lực, đặc biệt là về công nghệ có chuyên môn cao, không thể đào tạo hay thu hút về ngay được, khi đó ĐBSCL phải tính đến việc mượn chuyên gia ngắn hạn từ các địa phương khác và thậm chí cả chuyên gia nước ngoài.

Tuy nhiên, bà Trinh lưu ý, dù thu hút, đào tạo hay mượn nhân tài thì điều quan trọng là phải có sân chơi để nhân tài dụng võ, không họ sẽ bỏ đi ngay. Đó là vấn đề thực tiễn. Bà Trinh đề xuất một sáng kiến là 13 tỉnh ĐBSCL (đặc biệt, nhấn mạnh là cả 13 tỉnh chứ không riêng tỉnh nào) có thể tìm chọn ra các doanh nghiệp trọng điểm, với quy mô chẳng hạn, từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Sau khi tìm ra được khoảng 500 doanh nghiệp như thế, ĐBSCL sẽ ngồi lại với họ, xem nhu cầu nhân lực ra sao, tầm nhìn chiến lược tương lai thế nào để từ đó phối hợp, hỗ trợ họ không chỉ giải bài toán nhân lực, mà có thể còn hỗ trợ về cả quản trị, công nghệ để nâng tầm họ lên. Họ sẽ là những đầu kéo, là những cây gốc lớn đưa cả hệ sinh thái kinh tế cả vùng đi lên.

“Tôi rất tâm huyết với Mekong Connect, nếu có thể làm gì để giúp các tỉnh ĐBSCL nâng tầm 500 doanh nghiệp của vùng tôi sẽ làm hết sức” – bà Trinh nói.

 

Có thể bạn quan tâm

Thời của hàng OCOP

Nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL lỗ nặng

Lão nông Sáu Công đổi đời nhờ chanh dây nhãn lồng

Gạo ST25 đạt giải nhì cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới 2020

Khai trương ngôi nhà chung ‘The Mekong Connect’ tại Phú Quốc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ĐBSCLMekong Connect 2021nguồn nhân lựctiêu yến trinh

Tin khác

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Tomgoxy’ quá lợi hại!

Trái tim Mekong rối nhịp

ĐBSCL: Trái cây đi đâu, về đâu?

Cảnh báo xâm nhập mặn, nhiều nơi độ mặn vào sâu 45 – 65 km

Hạt gạo vượt qua sóng gió, tiếp tục là trụ đỡ của nông nghiệp

Chuẩn hội nhập
Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Mekong Connect
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Núi’ nước bất thường trên sông Mekong

‘Núi’ nước bất thường trên sông Mekong

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA