Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới
Tin mới
09:56
Giữ dáng đẹp da cùng nước bưởi Tingco
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
12:24
Sức mua teo tóp
12:18
Bộ Công Thương: Điện nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
12:11
Unilever chuẩn bị mở dịch vụ y tế từ xa tại Indonesia và Việt Nam
12:07
Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung
17:08
Doanh nghiệp loay hoay giữa ‘bài toán’ giảm giá và duy trì lợi nhuận
17:01
FLC lại thất hứa với cổ đông
16:58
NCB hé lộ giá bán 203 triệu cổ phần Bamboo Airways
16:45
82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, ngừng kinh doanh
10:46
Nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do rủi ro vỡ nợ
10:33
Mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh
10:28
Hạ lãi suất, vẫn cần thêm ‘cú hích’ tín dụng
10:13
Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?
09:51
Sự kết hợp độc đáo từ nha đam và chanh dây trong nước giải khát Tingco
09:50
Đi chợ thế giới: ‘Kể chuyện sản phẩm bằng QR Code’
09:49
Động lực tạo nên sức hút khác biệt từ trang sức Ngọc Thẩm Jewelry
09:20
Hoa Doanh Foods và hành trình giới thiệu đặc sản vùng miền Việt Nam
15:37
Hơn 20 dự án điện tái tạo chốt được giá tạm với EVN
15:25
‘Cục máu đông’ thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp đang lớn dần
Bản tin thị trường
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
10:33
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển một loại drone ‘ăn được’
10:22
Lễ hội ‘Nông đặc sản vùng miền’ tại Gigamall từ 28/4-2/5
15:26
Dự báo giá vàng sẽ giảm về ngưỡng 1.930 USD
16:03
Thiếu hụt gạo trên toàn cầu sẽ đạt mức lớn nhất trong 20 năm
09:25
Giá vàng thế giới giảm sốc
12:03
Giá vàng nhẫn, vàng trang sức giảm mạnh
09:51
Giá vàng thế giới sụt giảm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vững
2023/05/29 - 10:04:42 AM

22:44 - 01/04/2023

Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới

Trong khi đại dịch Covid-19 đang qua đi thì một nỗi lo khác xuất hiện: cúm A/H5N1. Đây là căn bệnh từng khiến thế giới sợ hãi cách đây nhiều năm, nhưng lần quay lại này không khỏi khiến người ta liên tưởng đến thảm hoạ Covid-19.

Mua bán gà tại một ngôi chợ ở Pnom Penh (Campuchia). Hiện tại các chuyên gia tin rằng các ca mắc cúm A/H5N1 ở người là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh. Ảnh: AFP.

Tỷ lệ tử vong hơn 50%

Ngày 22/2, một bé gái 11 tuổi tử vong tại tỉnh Prey Veng, Campuchia và được giới chức y tế địa phương xác nhận là trường hợp mắc cúm gia cầm ở người từ 9 năm qua. Trước đó em bị sốt cao, ho và đau họng.Ba em cũng xét nghiệm dương tính với H5N1.

Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng cho biết đây là ca đầu tiên nhiễm H5N1 trên người ở nước này kể từ năm 2014. Em bé được đưa từ nhà đến bệnh viện nhi đồng tại Phnom Penh, nhưng tử vong ngay sau đó

Campuchia không phải là đất nước xa lạ với cúm A/H5N1. Trong thập kỷ trước đó, nước này ghi nhận 56 ca mắc cúm A/H5N1, trong đó 37 ca tử vong. Nhiễm cúm gia cầm ở người hiếm gặp vì người không có những thụ thể ở họng, mũi và đường hô hấp trên nhạy cảm với virus.Nhưng những ai tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thì có nhiều nguy cơ nhiễm virus.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận 8 ca nhiễm H5N1 trên người từ 2021 ở Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, một chủng virus lây lan hơn khiến chim chóc quanh thế giới mắc bệnh. Nó lưu hành trên trái đất từ tháng 10/2021.

Đầu tháng này, Tổ chức Sức khoẻ động vật thế giới (WOAH) ghi nhận gần 42 triệu con chim nhà và chim hoang dã mắc bệnh. Gần 15 triệu gia cầm đã chết bệnh và hơn 193 triệu con khác bị tiêu huỷ khoảng một năm qua.

Cúm gia cầm không bao giờ được xem là mối đe doạ con người cho đến năm 1997, sau khi một đợt bùng phát ở Hong Kong. Kể từ đó, khoảng 870 ca nhiễm bệnh ở người đã được báo cáo tại 21 quốc gia trên thế giới, trong đó 457 ca tử vong (gần 53%)!

Cái chết hàng loạt của hải cẩu tại Peru hồi tháng 2.2023 do cúm gia cầm khiến giới khoa học lo lắng về sự lây lan của virus H5N1 đã vượt khỏi đối tượng quen thuộc là gia cầm, chim chóc. Ảnh: AFP

Người mắc cúm A/H5N1 có triệu chứng gì?

Khi bị nhiễm cúm A H5N1, người bệnh sẽ có triệu chứng: sốt cao trên 38 độ, ho, đau rát họng, đau cơ…Ở một số người còn có thể xuất hiện triệu chứng ban đầu như: đau bụng, đau ngực, nôn ói hoặc tiêu chảy, chảy máu cam và lợi. Sau đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như khó thở, đau ngực.Ở nhiều người biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới có thể xuất hiện từ giai đoạn sớm.Khó thở tiến triển rất nhanh, trường hợp nặng gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, có thểdẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. (Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế).

Lo bệnh lây từ người sang người

Thông tin cập nhật sau cùng cho thấy virus H5N1 khiến bé gái Campuchia tử vong là chủng cũ, thuộc nhánh 2.3.2.1c, đã lưu hành nhiều năm ở các loài chim và gia cầm nước này. Đây có vẻ là tin vui, vì thoạt đầu các chuyên gia lo ngại ca tử vong có liên quan đến chủng H5N1 mới, nhánh 2.3.4.4b, lưu hành từ năm 2021, khiến một lượng kỷ lục chim hoang dã và gia cầm tử vong.

Tuy nhiên, vào ngày 26/2, Erik Karlsson, giám đốc Trung tâm Cúm Quốc gia Campuchia, quyền trưởng phòng virus học tại Viện Pasteur, nơi giải trình tự virus, cho biết: “Dù đây là nhánh cúm gia cầm lâu đời, từng có người mắc bệnh trong quá khứ và chưa từng ghi nhận ca lây truyền từ người sang người, nhưng điều đó không có nghĩa mối đe dọa của virus là nhỏ”.

Bác sĩ Arturo Casadevall, nhà miễn dịch học của đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ), cũng cảnh báo không thể chủ quan. Ông viết trên Twitter: “Thông tin mấu chốt là liệu 12 người ở Campuchia mắc bệnh từ gia cầm hay lây từ người sang người”.

H5N1 được phát hiện ở gà tại Scotland vào năm 1959, sau đó ở Trung Quốc và Hong Kong vào năm 1996.Nó được phát hiện ở người vào năm 1997. H5N1 lây truyền giữa người và người rất hiếm, nhưng không phải là không thể có. Năm 1997, giới chức y tế Hong Kong xác nhận 18 người mắc H5N1, một số người trong đó lây từ người sang người.

Thực tế trong quá khứ H5N1 hiếm khi gây bùng phát dịch.Thế nhưng vụ bùng phát hiện tại khiến người ta lo lắng hơn nhiều. Trước mắt là hơn 15 triệu gia cầm mắc bệnh và chết, chưa kể không thể ngăn chặn sự lây bệnh giữa các loài chim hoang dã với nhau .

Một nỗi lo khác là gia cầm thường tương tác qua lại với con người, như thế nguy cơ virus lây nhiễm rất cao. Bộ trưởng Y tế Campuchia, Mam Bunheng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh rất lớn ở trẻ em nước này vì chúng thường nhặt trứng gà vịt ở nhà, thích chơi đùa với gia cầm, làm vệ sinh chuồng trại của chúng, cũng như thích ăn trứng gia cầm.

Trong buổi họp báo sau khi ghi nhận ca tử vong ở Campuchia, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận tình huống H5N1 lan rộng ở Campuchia là đáng lo ngại và kêu gọi mọi quốc gia cần nâng cao cảnh giác. Tổng giám đốc WHO, TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói: “Nguy cơ cúm gia cầm ở người còn thấp, nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho bất kỳ sự thay đổi nào trong thời gian tới”.

Tại Anh, giáo sư Neil Ferguson đưa ra kịch bản giống như Covid-19, khi virus đột biến và lây lan giữa con người dễ dàng hơn. Khi đó sẽ là một đại dịch cúm gia cầm toàn cầu với số tử vong lên đến… 200 triệu người!  Ông Ferguson thuộc nhóm chuyên gia chủ chốt của Cơ quan an toàn sức khoẻ Anh quốc (UKHSA), là người đưa ra kịch bản chính cho việc phong toả Covid-19 đầu tiên khắp nước Anh.

Giới khoa học đang theo dõi chặt chẽ H5N1 sau khi có một đợt bùng dịch tại một trang trại chồn nâu ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 qua. Điều này gợi ý có sự lây lan giữa một số động vật có vú. Ảnh: Reuters.

Việt Nam tăng cường giám sát, ngăn chặn H5N1

Do Prey Veng của Campuchia, nơi em bé tử vong, nằm sát biên giới Việt Nam, nên Viện Pasteur TP.HCM đã cảnh báo 20 tỉnh thành phía Nam cảnh giác với cúm A/H5N1, tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virus. UBND TP.HCM yêu cầu giám sát chặt chẽ những người nhập cảnh từ vùng có dịch cúm A/H5N1, phát hiện ca viêm phổi nặng điều trị tại bệnh viện, kiểm dịch gia cầm nhằm chủ động ngăn chặn virus. Trong khi đó, vào ngày 1/3, Bộ Y tế đã gửi công điện khẩn đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Theo Bộ Y tế, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người là rất lớn và yêu cầu giám sát chặt người nhập cảnh; phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống và người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người).

Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện phải sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Đặc biệt Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm; không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, do virus type A, chủng H5N1 gây ra. Virus cúm A/H5N1 là chủng cúm có độc lực cao, có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao ở người.

Đường lây truyền của cúm A/H5N1

Bệnh cúm A/H5N1 có nguồn gốc từ các loài gia cầm như gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim cút, đà điểu, chim cảnh hoặc chim hoang dã… Virus cúm A/H5N1 có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân của gia cầm bị bệnh. Bệnh lây từ gia cầm sang người do người có tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc cận kề với gia cầm nhiễm bệnh, gia cầm chết hoặc các vật bị nhiễm phân, dịch tiết của gia cầm bị bệnh trong quá trình nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn tiết canh, ăn thịt gia cầm bệnh chưa nấu chín. (Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế).

Dương Cầm (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Nhà Bà Nữ – Trấn Thành giỏi ở đâu?

Sài Gòn một thuở Giày tây đàn ông khởi đầu

Tăng đầu tư để ĐBSCL cất cánh

Trồng lúa thời công nghệ

Hơn 3.000 đồng/kg thanh long

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cúm a h5n1

Tin khác

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Bánh hỏi cháo lòng Hòa Đa? Hỏi lòng mình: ngon!

Bánh hỏi cháo lòng Hòa Đa? Hỏi lòng mình: ngon!

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Tôm hùm Sông Cầu, nhất khứ đế vương

Máu me với sò huyết Ô Loan

Dẹo lưỡi với sashimi cá bò gù

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA