Ký sự ĐBSCL (P.1): Dòng sông bị cưỡng bức
Tin mới
15:09
Nước Anh ‘tuyên chiến’ với hiệu ứng neo
15:00
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2024?
14:53
VRG công bố chiến lược xanh hóa
11:54
HAG xoay tiền trả nợ trái phiếu từ đâu?
11:21
Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng chất bán dẫn
11:18
Lãi suất cho vay khó giảm nhanh?
10:19
World Bank hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương
09:54
‘Tảng băng chìm’ ngành xăng dầu
20:12
Mời doanh nghiệp đăng ký thông tin sản phẩm bình chọn HVNCLC 2024
12:22
Kiện nhau chưa xong đã làm… đối tác của nhau
11:59
Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?
11:40
Việt Nam tìm lối đi riêng trong điều kiện chính sách nới lỏng
11:36
Bitcoin trở thành đối thủ nặng ký với vàng
10:46
Xu hướng mới: khởi nghiệp ‘net zero’
10:35
Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên
10:26
Nhà đầu tư ngóng kết quả kinh doanh quý 3/2023
10:05
Bầu Đức bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai lớn nhất Tây Nguyên để trả nợ
15:46
Chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng
15:11
Khi nhân viên thành diễn viên quảng cáo
15:03
GDP quý 3/2023 của Việt Nam tăng 5,33%
Bản tin thị trường
15:35
Thị trường 24/7: Xuất khẩu cá tra hồi phục mạnh; Người Việt chi nghìn tỷ mua iPhone 15 trong ngày mở bán
15:25
Thị trường 24/7: Giá gas tháng 10 tiếp tục tăng; Mì gói Việt Nam hút hàng ở Nhật Bản
16:18
Thị trường 24/7: Khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 69% năm 2019; Malaysia thiếu gạo sản xuất trong nước
16:09
Thị trường 24/7: Drone của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức; Vốn FDI vượt mốc 20 tỷ USD
16:28
Thị trường 24/7: Tàu hàng đầu tiên chạy thẳng từ Bình Dương sang Trung Quốc; Rạng Đông Holding thua kiện cổ đông Nhật Bản
16:17
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp điều than trời vì quy trình kiểm dịch mới; Indonesia sắp thông qua quy định về bán hàng qua mạng xã hội
15:46
Thị trường 24/7: Giá dầu Brent đang trên đà tới mốc 100 USD; Thái Lan dự báo sản lượng gạo sụt giảm do El Nino
16:24
Thị trường 24/7: HOSE bác thông tin lãnh đạo xin nghỉ việc; Mỹ tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của TQ
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
16:35
Thị trường 24/7: Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2023/10/03 - 6:11:30 PM

09:28 - 21/06/2016

Ký sự ĐBSCL (P.1): Dòng sông bị cưỡng bức

Xây cống ngăn mặn để bảo vệ an ninh lương thực ở ĐBSCL, có vẻ như là việc dễ dàng nhất, và phàm là dễ thì thường được lựa chọn đầu tiên, nhưng trớ trêu thay nó dường như lại là lựa chọn sai lầm.

  • ĐBSCL sau đại hạn mặn: Khi nguồn nước không còn…
  • ĐBSCL cần 34.000 tỷ đồng xây công trình ngăn mặn,…
  • ĐBSCL: Thách thức hôm qua và hôm nay
Chon lua dau tien Cong dap ba lai

Cống đập Ba Lai

Để ngăn mặn, giữ ngọt phát triển sản xuất, cải thiện sinh kế… ở Bến Tre, ngăn dòng sông Ba Lai được xem là chọn lựa đầu tiên.

Cống đập Ba Lai được xem là một trong những thành tựu thủy lợi với mong đợi ngăn mặn, trữ ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo cho 139.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Đây cũng là nơi kiểm soát mặn cho trên 20.000 ha đất nuôi trồng thủy sản và nối kết giao thông giữa hai huyện Bình Đại và Ba Tri.

Những ước muốn cao cả này được nhắc đi nhắc lại từ khi khởi công công trình vào năm 2000 cho tới khi hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2004.

Trị thủy bằng xây đập, đúng hay sai?

Nhìn dòng sông Ba Lai hiện tại có cảm giác như ai đó ra lệnh “nghiêm” và dòng sông đứng yên chấp hành lệnh ít nhất cũng đã 12 năm qua.

Chính xác hơn, theo TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, thì đó là “dòng sông bị cưỡng bức” vì vào thời điểm đập Ba Lai hoàn thành, với sự hiện hình của cống Ba Lai,  dòng chính của con sông bị chặn đứng.

Dòng nước sông nhuộm màu xanh cỏ úa, dấu hiệu nhiễm bẩn như ao tù, khác rất nhiều so với sông Hậu, nơi dòng chảy còn tự do lên xuống theo triều.

Ông Tuấn nói rằng nước đổi màu khi sinh thái dòng sông biến thành hồ chứa và tảo đang sinh sôi ở phía trong cống đập.

Bên trong, một vài chiếc ghe neo đậu. Mặt hồ không một gợn sóng.

Phía ngoài cống Ba Lai, những đàn cá theo quán tính vẫn tìm cách vượt qua cống. Chúng không biết rằng nguồn nước bên trong hồ đang biến thành “độc dược” hay chí ít cũng chứa nhiều mầm bệnh.

Vài người đánh cá vẫn có thể khai thác thủy sản tự nhiên phía ngoài cống đập.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát độc lập cho thấy khi cắt đứt mạch giao tiếp giữa sông Ba Lai với biển, hai “cánh cửa” sông đang khép lại do bồi tụ.

Các nhà thiết kế công trình xem đây là cách chứng minh năng lực “trị thủy” với hệ thống cửa thông nước 84 mét, có cửa van bằng thép tự động đóng mở hai chiều, từng được xem là kỹ thuật tiên tiến cách đây 14 năm.

Cầu giao thông trên cống rộng 7 mét, cao trình đỉnh đập +3.50. Tổng mức đầu tư cho công trình cống đập vào năm 2000 là 83,3 tỷ đồng. Tính theo thời giá hiện tại, nếu làm lại, thì ít nhất cũng phải vài trăm tỉ.

Chỉ có những người dân sinh sống ở đây mới hiểu thế nào là “hiệu quả” khi công trình vận hành, Cửu Long giang còn 8 cửa.

“Dưới tác động của tự nhiên và con người, sông Cửu Long hiện chỉ còn 7 cửa đang hoạt động, hai cửa sông chết dần là cửa Ba Lai và Bassac. Hai cửa sông này đã ngừng chảy do bồi tụ và xây dựng công trình giao thông thủy lợi”.

Kết luận của Viện Địa chất, Viện KHCN Việt Nam

“Mọi sự tập trung vào cống đập, những hạng mục khác chưa hoàn thành hoặc chỉ làm lấy có”, ông Tư Thiệt, kể với chúng tôi.

Ông Tư tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thiệt, có gia đình đã 4 đời sinh sống tại huyện Bình Đại.

Ông Tư chính là người đầu tiên nuôi tôm tại xã Bình Thới, gọi tình trạng hiện nay là “nước hoại”.

Chon lua dau tien (3) Ong Tu Thiet

Ông Tư Thiệt lội xuống dòng kênh dẫn ngọt và nói rằng “ công trình này không hiệu quả”

Ông lội xuống một con kênh ngập nước tới đầu gối như một sự chứng minh: “Kênh dẫn ngọt như thế này thì nước đâu mà nuôi trồng. Phía trước nhà tôi cũng một con kênh như vậy. Có phát huy được gì đâu khi mặn không ra mặn, ngọt không ra ngọt. Nhìn ngọn dừa mà xem, hồi xưa nước mặn ra vô thì nó mạnh giỏi, còn bây giờ xơ xác hết. Bộ Trưởng mà tới đây tôi cũng nói như vậy”.

Ông Tư đã từng kỳ vọng vào “ngọt hóa “để trồng lúa, cây ăn trái hay nuôi con gì đó có giá hơn”.

Nhưng nước ngọt không đủ để chuyển sinh kế và giá lúa bấp bênh nên dù là vùng ngọt hóa (nửa vời) ông đã khoan giếng lấy nước mặn pha thành nước lợ nuôi tôm thay vì trồng lúa như trước kia.

Nuôi tôm nước lợ trong 6 ao (2 ha) quanh nhà, mỗi năm ông Tư thu khoảng 1 tỷ đồng. Nếu tuân theo quy hoạch ngọt hóa để trồng lúa, ông chỉ có thu nhập khoảng 10% so với nuôi tôm.

Ông Tư thừa nhận, nuôi tôm là công việc đòi hỏi cao về kỹ thuật và phải kỹ lưỡng trong việc trữ nước, ao lắng và theo dỏi con tôm còn hơn cháu ngoại thì mới thành công. 10 năm nuôi tôm, ông đúc kết: “Nếu không khéo thì giống như đi đánh bạc hay mua vé số”.

Ngọt hóa, nhưng ông Tư phải tự xây hồ chứa nước ngọt sinh hoạt vì nước sông Ba Lai bị ngăn dòng rồi “không dám rửa mặt như hồi trước”. Nhiều kênh đào đọng rác, nước bẩn bao quanh.

“Hồi xưa triều lên xuống kéo nước ra nước vô, nguồn nước đâu có như vầy!”, ông Tư kể.

Chạy theo công trình kinh phí “khủng”

Bất chấp “hiệu quả” như thế, cống đập Ba Lai vẫn là mô hình để ý tưởng ngăn mặn nếu thành công sẽ thực hiện ở nhiều cửa sông lớn khác.

Theo quyết định số 1397/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Thủ tướng, kinh phí dự kiến thực hiện quy hoạch trên 171.700 tỷ đồng. Các giải pháp trong đó có nhiều công trình đê, hồ chứa, cống lớn…

Phải thừa nhận một thực tế là việc mở mang đất trồng lúa, tạo ra khả năng chuyển vụ lúa mùa nổi năng suất thấp sang 2 vụ lúa đông xuân, hè thu có năng suất cao trên một vùng rộng lớn ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu… góp phần tăng sản lượng lúa từ 16 triệu tấn năm 1986 lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và 38,7 triệu tấn vào năm 2008, để đến năm 2009 khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trên 5,8 triệu tấn.

Nhưng nếu tính riêng diện tích trồng lúa cả nước có 4 triệu ha thì bình quân một nông dân ở nhiều vùng chỉ có 300-400m2/người.

Đây là mức thấp nhất trong khu vực, đồng thời cũng là mức thấp nhất thế giới.

Cũng thật dễ hiểu, nhiều người tự sướng quá lâu với kỳ tích này và vị thế  “cường quốc xuất khẩu gạo” đứng nhất, nhì thế giới khi Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên trở thành nguồn cung cấp sản lượng lúa trọng điểm.

Lẽ ra sau khi thoát khỏi đói kém, chiến lược nông nghiệp phải chuyển đổi sang hướng kinh tế mới. Nhưng cơn say đua sản lượng lúa gạo đã đẩy ĐBSCL rơi vào thế mất nguồn nước dự trữ  khi các quốc gia thượng nguồn tích nước và mặn từ biển đông, biển tây tràn vào với tác hại khôn lường của El Nino khi hai túi chứa nước (Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên) biến thành vật hi sinh đầu tiên.

“Các cồn cát ở cửa sông này đã phát triển mạnh, cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn lụi của một cửa sông do tác động của con người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa sông Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến nay thì cửa sông này đã ngừng chảy”

Đại học Cần Thơ

Không thể sao chép kinh nghiệm

Những kinh nghiệm làm hồ chứa từ Đồng bằng sông Hồng được chia sẻ và áp dụng cho ĐBSCL với nhiều cống lớn nhỏ được xây dựng ở các cửa sông để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập và rửa mặn trên đồng ruộng và hệ thống đê bao khép kín lên tới 90.000 km.

Năm 1945, theo thống kê, cả nước có 13 hệ thống thủy nông tập trung ở các tỉnh trung du, Đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn cũ, Duyên hải miền Trung (không có con số thống kê ĐBSCL), đập Thác Huống trên sông Cầu, đập Bái Thượng trên sông Chu, đập Đô Lương trên sông Cả, đập Đồng Cam trên sông Ba…

Tổng năng lực tưới của các công trình đập lớn cùng với 13 hệ thống thủy nông nói trên đã đảm bảo tưới cho 324.900 ha, tiêu cho 77.000 ha. Từ năm 1956 đến năm 2009, cả nước đã xây dựng được trên 500 hồ đập thủy nông loại lớn và vừa.

Dù vậy, việc sao chép kỹ thuật và đưa “kinh nghiệm” từ miền Bắc vào ĐBSCL không phải tất cả đều thành công. Nhiều nơi, người dân đã tự phá đập giữ ngọt khi bài toán kinh tế từ lúa gạo và nguồn lợi mặn – ngọt chênh lệch quá xa.

“Mặn – ngọt là hai mặt của sinh thái vùng này, không thể và không nên ép phải trồng lúa lên vùng mặn, cũng đừng lấy ngọt chống mặn để trồng lúa khi bài toán thị trường. Năng lực cạnh tranh quốc gia luôn bị động thì việc trồng lúa cũng cần tính toán lại”, tiến sĩ Dương Văn Ni, chuyên gia về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhấn mạnh.

“Tại sao đầu tư lớn, can thiệp vào môi trường chỉ để trồng lúa, bán giá thấp ? Chúng ta gánh trọng trách cung cấp lương thực cho thế giới, nhưng người nông dân phải tự giải quyết bài toán sinh kế và khi các nước cố gắng tự túc lương thực thì việc xuất khẩu đang đứng trước câu hỏi ‘ai cần các ông’?”.

Chon lua dau tien Ong Tran Huu Hiep

Ông Trần Hữu Hiệp, Tổ trưởng Tổ quản lý cống đập Ba Lai giải thích cách vận hành với TS Dương Văn Ni.

Theo kết quả tính toán từ một nghiên cứu, sự biến động mùa rõ rệt của hai mũi nhô ra ở phía bắc và phía nam cửa sông Ba Lai dưới tác động tổng hợp của gió, dòng chảy thủy triều và sóng. Nếu không có lưu lượng sông đủ lớn để đẩy dòng chảy ra xa, dòng bùn cát sẽ xâm nhập vào cửa sông hoặc xa hơn, gây bồi lấp cửa .

“Đã đầu tư lớn cho công trình thì cần phải tính toán lại việc chọn lựa mô hình sinh kế, tính toán chi phí và lợi ích, tính toán xem cái giá phải trả cho môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu”, tiến sĩ Dương Văn Ni nói: “Vấn đề là phải tự hỏi xem mình có tự làm khó ta không?”.

Phóng sự dài ba kỳ của chúng tôi ghi nhận từ cuộc khảo sát thực địa do IUCN tổ chức tại Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang và Bạc Liêu từ ngày 8-11/6/2016 (Dự án tiếp cận Quy hoạch tổng hợp  nhằm thực hiện chiến lược về công ước đa dạng sinh học và tăng cường sức chống chịu của hệ sinh thái với Biến đổi khí hậu)

Hoàng Lan
Theo VietQ.vn

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Đại lý phân bón, thời vang bóng đã qua?

TNHH SX – TM – xuất nhập khẩu D&T

Ranh giới ảo – thực

Xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng

Ảnh trong năm 2015 của National Geographic

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:an ninh lương thựcbiến đổi khí hậuĐBSCLhạn mặnngăn mặn

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA