Gọi vốn cộng đồng crowdfunding và những cái bẫy
Tin mới
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Magazine
2022/08/11 - 9:19:46 PM

09:55 - 10/05/2021

Gọi vốn cộng đồng crowdfunding và những cái bẫy

Crowdfunding là nền tảng kết nối giữa những nhà đầu tư đang dư ít nhiều tiền bạc muốn kiếm thêm lợi nhuận và các dự án khởi nghiệp đang khát vốn. Nhưng cả nhà đầu tư lẫn các startup có thể sa lầy nếu không am tường…

Số nền tảng gọi vốn tại Việt Nam hiện có dưới 10 công ty.

Manh nha thị trường vốn mới

Theo người sáng lập và điều hành của nền tảng Wiziin, ông Nguyễn Ngọc Tiến, các nền tảng kết nối đầu tư ở Bắc Mỹ đã hoạt động ổn định từ lâu. Nhưng thị trường châu Á chỉ mới được biết đến gần đây. Ở Việt Nam, số lượng nền tảng loại này chỉ ở tầm dưới 10 công ty. Đặc biệt, không phải nền tảng nào cũng có thể cung cấp dịch vụ “one-stop solution” từ giai đoạn gọi vốn đến giai đoạn thoái vốn.

Trong nước, gọi vốn cộng đồng từ các nền tảng số lại có biến thể khác thế giới. Có thể chia thành bốn hình thức phổ biến.

Một, gọi vốn từ nhà đầu tư trên các nền tảng quy tụ nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư, các công ty và tập đoàn có nhu cầu tìm kiếm các công ty thích hợp để rót vốn.

Hai, gọi vốn cộng đồng từ nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không chuyên. Các công ty gọi vốn cộng đồng trên nền tảng sẽ phải chạy chiến dịch của họ trong một số ngày nhất định, để lấy được số tiền mục tiêu. Đồng thời, họ phải chia cổ phần cho những nhà đầu tư cộng đồng.

Ba, vay vốn từ sàn cho vay ngang hàng (P2P) và phải trả lãi người cho vay trong thời gian nhất định.

Bốn, huy động vốn dựa trên đóng góp mà người góp vốn không đòi lợi nhuận.

Các nền tảng dùng công nghệ blockchain để thực hiện giao dịch vốn theo hình thức phi tập trung chưa có lợi thế tại Việt Nam. Các startup muốn gọi vốn qua hình thức phát hành tiền mã hoá ICO (gọi vốn đầu tư tiền mã hoá) hay IDO (phát hành tiền mã hoá lần đầu trên sàn phi tập trung) sẽ không được công nhận tại Việt Nam.

Theo báo cáo năm 2020 của FintechSingapore, chỉ có 4% trong số 123 startup trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam là nền tảng gọi vốn cộng đồng. Vì thiếu các lựa chọn về nền tảng đầu tư nên startup phải đi đường vòng.

Theo ông Kendrick Nguyễn, người sáng lập của Republic, startup Việt muốn được gọi vốn từ các sàn cộng đồng nước ngoài thì phải mở thêm chi nhánh công ty ở Mỹ mới được nhận đầu tư. Nguyên nhân là do Việt Nam không công nhận những trường hợp đầu tư đổi cổ phần ở nước ngoài. Hiện nay, startup Việt muốn muốn nhận vốn ngoại qua nền tảng đầu tư vẫn phải nhờ  tổ chức phi lợi nhuận VietChallenge tư vấn mở chi nhánh ở Mỹ để nhận vốn được rót.

Số startup khác muốn gọi vốn cộng đồng nhưng không đủ năng lực thì đành tìm đến hình thức P2P. Tuy nhiên, ông Kendrick cho rằng việc vay vốn trả lãi không hoàn toàn phù hợp với startup. Theo ông, startup chạy chi phí hàng tháng chưa nổi thì không nên đi vay vì phải tính đến khả năng trả lãi của mình.

Startup cần tránh những bẫy nợ

Bên cạnh gánh nặng trả lãi, nhiều nền tảng P2P lending còn có thể đẩy startup rơi vào vòng xoáy vay nợ. Năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo các tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thận trọng khi hợp tác với các tổ chức cho vay P2P.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước năm ngoái cho thấy có khoảng 100 công ty P2P Lending đang tồn tại. Trong số này, đang tồn tại hiện tượng một số công ty P2P Lending hợp tác hoặc cung cấp dịch vụ cầm đồ hay phân phối khoản vay thông qua nền tảng trực tuyến.

Một số hành vi phạm pháp núp bóng P2P Lending cũng được chỉ ra như tự huy động vốn cho mình, rửa tiền, tài chính đa cấp, lừa đảo người cho vay hay nhà đầu tư, mua bán thông tin cá nhân của người vay và đầu tư trái phép đã xuất hiện.

Trong khi đó, hơn 4.000 nền tảng từ Trung Quốc bị chính phủ nước này dẹp bỏ, không ít trong số đó di chuyển đến Việt Nam không chính thức. Ngân hàng Nhà nước cho biết một số công ty trong số 40 công ty P2P Lending đang hoạt động ở nước ta thì có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng trong một số doanh nghiệp này. Còn khung pháp lý tại Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và dự kiến được hình thành trong năm 2022.

Năm dấu hiệu nhận diện kẻ lừa đảo

Ông Kendrick cho hay, nhà đầu tư tại các sàn gọi vốn cộng đồng cũng phải tỉnh táo. Không hiếm những trường hợp một số đối tượng tự xưng là startup vẽ nên dự án ma để lấy tiền nhà đầu tư.

Nhu cầu đầu tư và gọi vốn tăng, nên những nền tảng không đáng tin cậy hoặc lừa đảo tranh thủ vào cuộc. Đích nhắm của những nền tảng này là tài sản của nhà đầu tư, người trực tiếp đổ tiền vào. Do đó, ông Tiến đã chia sẻ một số dấu hiệu để các nhà đầu tư nhận biết.

Đầu tiên là nhận định dựa trên số liệu về lãi suất và rủi ro nhà đầu tư có thể nhận được do các startup cung cấp trên sàn. Thông thường, để lôi kéo nhà đầu tư, các nền tảng đầu tư sẽ đưa ra tỷ suất hoàn vốn (ROI) khá cao, đủ để khiến nhà đầu tư nhảy vào. Nhưng lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao. Vì vậy, nhà đầu tư phải đủ tỉnh táo để đánh giá về việc liệu con số đó có hợp lý hay không, dựa trên lĩnh vực mình tham gia, và rủi ro có thể kèm theo với con số đó là bao nhiêu.

Thứ hai, không phải nền tảng đầu tư nào cũng được chấp nhận ở các quốc gia. Có một số quốc gia không chấp nhận nền tảng cho vay ngang hàng (peer to peer lending) hoặc gọi vốn cộng đồng (crowdfunding). Hoặc nếu chấp nhận thì các nền tảng này phải tuân thủ một số quy định  nào đó. Để được bảo vệ khi cầm tiền đầu tư thông qua bên thứ ba, nhà đầu tư cần phải cẩn trọng xem xét tính pháp lý của nền tảng, liệu nó có là một thực thể được quốc gia đó công nhận để hoạt động hay không.

Thứ ba, nhà đầu tư khi tham gia đầu tư qua nền tảng cần phải xem xét nền tảng đó có đang đưa ra đầy đủ những thông tin cần thiết của bên nhận đầu tư hay không. Có những thông tin về bên nhận đầu tư phải được công nhận bởi những cơ quan nhà nước như Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND về tư cách  nhận được đầu tư. Liệu nhà đầu tư khi đầu tư vào những bên đó có bị vô tình tham gia vào những vụ việc liên quan đến pháp lý nào hay không, thậm chí có phải là một thực thể không có thật. Tất cả những thông tin đó cần được kiểm chứng một cách chính xác và nghiêm ngặt.

Thứ tư, khi đã có những thương vụ đầu tư, giai đoạn giải ngân chính là giai đoạn mà nhà đầu tư cần phải thận trọng vì lúc này, tiền đã bắt đầu được bỏ ra. Hợp đồng giải ngân lúc này cần được cung cấp một cách minh bạch và an toàn, ghi rõ cách thức giải ngân và số tiền giải ngân, những khoản phí khác bên nào sẽ phải chịu.

Nền tảng phải quy định rõ ràng về những chính sách liên quan đến giải ngân, khi nào nền tảng chuyển tiền cho bên nhận đầu tư nếu nhà đầu tư chuyển tiền cho nền tảng. Một chính sách mà nền tảng crowdfunding nổi tiếng Kickstarter áp dụng khá minh bạch là chỉ sau khi dự án gọi vốn trên này thành công – tức được đủ số tiền đã gọi, nền tảng này mới bắt đầu trừ tiền của các backers (nhà đầu tư cộng đồng). Nếu dự án không thành công thì coi như bên gọi vốn không được nhận bất kỳ số tiền nào.

Và cuối cùng, tính bảo mật thông tin cũng nên là điều mà nhà đầu tư ưu tiên khi quyết định tham gia đầu tư thông qua một nền tảng. Nhà đầu tư phải đảm bảo rằng, nền tảng có thể làm đủ các chức năng cần thiết để dữ liệu không bị rò rỉ ra bên ngoài. Những hợp đồng bảo mật thông tin cần được áp dụng một cách chặt chẽ để những rủi ro về quyền cá nhân không bị vi phạm.

Giá trị thị trường gọi vốn toàn cầu được dự đoán sẽ đạt đến 114 tỷ USD trong năm nay. Tại khu vực Đông Nam Á, trung bình mỗi chiến dịch gọi vốn cộng đồng gọi được 122.000 USD, theo thống kê của Fintech Strategist. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu với con số trung bình lên đến 1,3 triệu USD, giá trị thị trường tăng 16% trong năm nay. Trên thế giới có khá nhiều công ty gọi vốn thành công từ hình thức này. Gã khổng lồ SpaceX đã huy động được hơn 2,3 triệu USD từ cộng đồng thông qua nền tảng Republic.co. Cũng từ sàn này, startup trong ngành xây dựng Equipment Share đã thu về hơn 66 triệu USD khi gọi vốn.

Mỹ Huyền (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Các con ở lại với tương lai màu xanh!

Nước Mỹ lâm vào tình cảnh khan hiếm nghiêm trọng sữa bột cho trẻ em

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Chuyển đổi số tạo sản phẩm mới ở ngành bất động sản

50 năm tuyệt tác Bố Già

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:crowdfundingGọi vốn cộng đồngnhững cái bẫy

Tin khác

Cánh thắng đùi

Cánh thắng đùi

‘Lác’ miệng với món ốc lác bỏ đói

‘Lác’ miệng với món ốc lác bỏ đói

Chả nghêu và chuyện nghêu ngao

Chả nghêu và chuyện nghêu ngao

Sáu biểu hiện định mệnh của sức khỏe

Đi toilet công cộng sao cho an toàn

Biến đổi khí hậu tiếp tay cho bệnh dịch

Nho ‘dại’ và màu xanh lam nước Pháp

Đọc sách: Không thể tìm giác ngộ ngoài thế gian

Báo Xuân
Nồng nã tương ớt Mường Khương

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Dọc đường gia vị miền Trung

Dọc đường gia vị miền Trung

Nực quá thèm canh chua

Nực quá thèm canh chua

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA