Những 'kiếp nạn' của doanh nghiệp
Tin mới
10:10
‘Những tên tuổi lớn’ trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam
09:58
Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc
09:46
Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới
09:43
Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập
09:26
Cạnh tranh bán lẻ ngày càng khốc liệt
09:20
‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản
09:17
Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung
09:05
‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’
08:44
Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym
08:40
Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới
17:20
Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023
15:31
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
15:27
Thành ‘thiên đường du lịch’ nhờ ẩm thực bình dân chuẩn sao Michelin
15:20
‘Nước cờ’ mới của Trung Quốc?
09:51
Chạy đua bắt đà phục hồi của Trung Quốc
09:36
Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động
09:32
Đón ‘đại bàng’ Mỹ
09:24
Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023
09:16
Nếu không cải cách, Việt Nam ‘bị bỏ lại phía sau’ trong thu hút FDI
08:52
An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy
Bản tin thị trường
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/03/22 - 10:15:07 AM

21:48 - 27/08/2017

Những ‘kiếp nạn’ của doanh nghiệp

Cách đây ít lâu, một người bạn làm doanh nghiệp chia sẻ cho tôi một danh sách 81 thủ tục mà dự án của anh ta phải xin để có thể bắt đầu đi vào hoạt động.

  • Bộ KH-ĐT kiến nghị Chính phủ bỏ gần 2.000 điều…
  • 3 tỷ USD ‘chảy’ sang Mỹ và chuẩn OECD với…
  • Chính phủ ‘tuyên chiến’ với điều kiện kinh doanh: chuyện…
1_110181

Theo thống kê của VCCI, hiện có hơn 5.719 điều kiện kinh doanh – những thứ làm cho kiếp nạn của doanh nghiệp tưởng như không có hồi kết.

Tôi mới hỏi đùa: “Thế nhỡ qua được 80 cái kiếp nạn rồi, đến cái thứ 81 mà cán bộ không ký giấy phép cho thì làm thế nào?” Anh ta cười cười, xoa ngón trỏ và ngón cái vào nhau.

Đã qua 20 năm cắt giảm, giấy phép con vẫn là vấn đề nan giải với doanh nghiệp, đặc biệt là trong 10 năm qua. Có người ví von, giấy phép con giống như con quái vật Hydra trong thần thoại Hy Lạp, cắt một cái đầu sẽ mọc lên hai cái khác thay thế.

Theo tôi, lý do lớn nhất là lợi ích. Trong hàng trăm, hàng nghìn văn bản quy định về giấy phép con, cơ quan có thẩm quyền cấp phép luôn là cơ quan đã chủ trì soạn thảo. Việc đặt ra càng nhiều giấy phép sẽ tăng thêm thẩm quyền cho cơ quan đó.

Trong thần thoại Hy Lạp, để tiêu diệt Hydra, Hercules đã phải kết hợp giữa việc chặt đầu cũ và ngăn các đầu khác mọc lại. Cắt bỏ giấy phép con cũng phải làm tương tự, kết hợp giữa rà soát những giấy phép con đang tồn tại và ngăn chặn việc đưa ra thêm những giấy phép mới.

Nhưng bí quyết để làm hai việc này chỉ có một. Đó là độc lập về chức năng, nhiệm vụ để chống xung đột lợi ích.

Việc rà soát, cắt bỏ giấy phép con mà giao cho bộ chuyên ngành như vài năm trước đây thì khó đạt được hiệu quả. Đó buộc phải là sự rà soát của cộng đồng doanh nghiệp, của các luật sư, các viện nghiên cứu,…

Mới đây, sau khi nhận được ý kiến phản ứng dữ dội của các doanh nghiệp ngành in và cả ngành dệt may, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho một Bộ sửa đổi một Nghị định. Sau đó, Bộ này đã trình một dự thảo nhưng chỉ sửa đổi 4 điểm được coi là “tiểu tiết”, còn hầu hết các giấy phép vẫn giữ nguyên. Đương nhiên, Chính phủ không đồng tình với bản Nghị định sửa đổi và vẫn yêu cầu sửa lại.

Trên thực tế, các cơ quan soạn thảo khó có động lực để sửa đổi chính những gì mình đã soạn ra. Ở đầu còn lại, việc soạn thảo ra những giấy phép mới cũng cần phải được giao cho những cơ quan không thực thi viêc cấp phép.

Một ví dụ đáng ghi nhận là dự thảo Nghị định về kinh doanh khí thay thế Nghị định 19. Nghị định 19 do Bộ Công Thương soạn, mà cụ thể là Vụ Thị trường trong nước. Vụ này đồng thời cũng là đơn vị tham mưu cho Bộ về việc cấp phép kinh doanh khí. Nghị định 19 bị các doanh nghiệp phản ứng quá mạnh, Bộ Công Thương đã tìm cách soạn thảo văn bản thay thế và lãnh đạo Bộ giao việc này cho Vụ Pháp chế.

Dự thảo mới ra được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận một cách tích cực hơn. Mặc dù trong quá trình soạn thảo, Vụ Pháp chế gặp rất nhiều khó khăn do mới tiếp cận nên không nắm chắc nội dung quản lý ngành. Quá trình soạn thảo kéo dài hơn, những người trực tiếp chắp bút phải làm việc vất vả hơn, nhưng hiệu quả đầu ra tăng rõ rệt.

Ví dụ trên cho thấy một cách thức làm việc rất quan trọng để có thể có được chất lượng pháp luật và điều hành tốt hơn.

Việt Nam phải quản bằng tiền kiểm?

Mới đây, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho rằng người dân và doanh nghiệp chưa có ý thức tuân thủ pháp luật như nước phát triển nên chưa quản lý theo cách thức của nước phát triển. Theo lập luận này, ở nước ngoài làm gì có rau hai luống, làm gì có chất cấm trong chăn nuôi… nên các nước như Nhật, Singapore mới quản lý hậu kiểm được, còn ở Việt Nam vẫn phải quản lý tiền kiểm bằng giấy phép.

Tôi chưa bao giờ nghiên cứu pháp luật về an toàn thực phẩm ở các nước khác. Nhưng từng học luật môi trường ở Singapore, tôi biết vào thời những năm 1960, nước này cũng gặp rất nhiều vấn đề môi trường, nước sông đen kịt, đường phố đầy rác, nhà máy ô nhiễm… Sự thay đổi không đến từ việc người dân tự thay đổi ý thức tuân thủ pháp luật, hay những giấy phép môi trường từ phía Nhà nước.

Ai từng sống ở quốc đảo này cũng biết, mức phạt cho việc vứt đầu lọc thuốc lá ra đường là $200. Dù không phải trường hợp nào vứt đầu lọc ra đường cũng bị phát hiện, nhưng nếu đã bị phát hiện thì chắc chắn bị phạt một cách nghiêm minh.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới có quy định các dự án trước khi triển khai phải xin một cái giấy phép môi trường – gọi là đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Singapore không tiền kiểm theo kiểu này. Họ hậu kiểm bằng cách, anh cứ tự thực hiện dự án và nếu xảy ra bất kỳ một vấn đề môi trường nào, anh chịu trách nhiệm. Mức phạt tiền vô cùng cao và rất nhiều trường hợp truy cứu hình sự. Vậy nên, chẳng có ai dại gì mà không nghiên cứu cẩn thận vấn đề môi trường của dự án trước khi khởi công.

Tôi có một vài người bạn làm tư vấn pháp lý cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp của Singapore. Bạn bè phản ánh, doanh nghiệp Singapore sang đây cũng sẵn sàng phớt lờ các quy định môi trường nếu họ thấy Nhà nước thực thi không nghiêm.

Nguyễn Minh Đức – VCCI
Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một chính phủ rạch ròi, minh bạch

Bài học đắt vẫn chưa thấm?

GS Trần Ngọc Thơ: 3 manh mối định hình phương trình lạm phát năm 2022

Vẫn là chuyện cơ chế giám sát DNNN

Tôi đi ThaiFex!

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:điều kiện kinh doanhgiấy phép conkiếp nạn của doanh nghiệp

Tin khác

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Giải bài toán thiếu cát cho ĐBSCL

Thoát bẫy thu nhập trung bình trước năm 2030

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Khôi phục niềm tin trên thị trường chứng khoán – bất động sản

Khởi động ‘giấc mơ’ đường sắt miền Tây

Cà phê sáng
Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Để TP.HCM và ĐBSCL hợp tác hiệu quả hơn

Để TP.HCM và ĐBSCL hợp tác hiệu quả hơn

Xã hội
Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Thu giá dịch vụ taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất

Thu giá dịch vụ taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất

Hàng không Việt ráo riết chuẩn bị đón khách Trung Quốc

Hàng không Việt ráo riết chuẩn bị đón khách Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA