TP.HCM: Nông nghiệp đô thị, diện tích nhỏ vẫn sống khỏe nhờ công nghệ
Tin mới
09:21
Thuduc House phủ nhận liên quan đến 70 DN trong vụ gian lận thuế
09:16
NFT – Tương lai của kinh tế số
08:46
2 tháng đầu năm, doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu
08:43
Ngành thép dồn dập đơn hàng xuất khẩu
08:22
EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại
08:18
Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020
21:51
‘Ông lớn’ thương mại điện tử Mỹ chấp nhận thanh toán Bitcoin
21:41
Mỹ tiếp tục ‘cứng rắn’ trong thương mại với Trung Quốc
16:12
VinFast sẽ mở nhà máy ô tô tại Mỹ vào năm 2022
16:08
Ông Nguyễn Đức Tài không lo MWG bị thâu tóm
16:03
Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc
15:51
Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020
15:43
VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19
15:35
Chuỗi siêu thị Big C đổi tên thương hiệu thành Tops Market
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
16:25
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh
Bản tin thị trường
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/03/03 - 12:14:06 PM

15:01 - 03/07/2018

TP.HCM: Nông nghiệp đô thị, diện tích nhỏ vẫn sống khỏe nhờ công nghệ

Với đặc thù diện tích đất nông nghiệp nhỏ, manh mún, nên trên địa bàn TPHCM, việc chuyển dịch sang nông nghiệp đô thị, nuôi trồng cây, con giá trị cao là xu thế từ đầu những năm 2000.

  • Nông nghiệp hữu cơ: cần chi phí lớn và thời…
  • Doanh nhân Campuchia tiếp cận công nghệ mới trong nông…
  • Đất sản xuất nông nghiệp: người cần không có, người…

Thời gian gần đây, nông nghiệp TP.HCM còn áp dụng công nghệ cao, tiệm cận nông nghiệp 4.0, để có được hiệu quả cao nhất. Trong ảnh: Máy bay không người lái bay trình diễn phun thuốc.

Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại

Tại hội thảo “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị” do Sở NN-PTNT TP.HCM tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cho biết, với diện tích đất nông nghiệp không lớn, TP.HCM đã áp dụng mô hình sản xuất công nghệ cao, tiệm cận nông nghiệp 4.0, giúp tạo được chuỗi liên kết từ sản xuất đến bàn ăn, thậm chí hướng đến xuất khẩu.

Theo Trung tâm Công nghệ sinh học TP, định hướng của TP.HCM là trở thành một trong những địa phương đi đầu về nông nghiệp hiện đại. Theo kế hoạch, đến năm 2020, TP.HCM triển khai dự án Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại huyện Cần Giờ (98ha) cho các loại thủy sản nước lợ; năm 2025, triển khai tiếp dự án còn lại là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi tại huyện Bình Chánh.

Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, cần phải tập trung cho công tác giống để làm được ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, công nghệ gieo ươm cây con giống và áp dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới nước tự động tiết kiệm, nâng cao các quy trình chăm sóc, quản lý cây trồng tổng hợp.

Đặc biệt, sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới của thế giới trong canh tác cây trồng, như nhà máy sản xuất thực vật.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, đẩy mạnh tuyển chọn và nhập các dòng tinh cao sản phục vụ công tác nhân giống bò sữa, bò thịt và heo nuôi theo công nghệ chuồng kín, công nghệ tự động hóa toàn bộ và các công nghệ từ xử lý chất thải cho đến phần mềm trong quản lý giống.

Trong lĩnh vực thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc đàn cá cảnh bố mẹ và phát triển các công nghệ tiên tiến vào nuôi thủy sản thương phẩm, như công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn.

Tại hội thảo, Công ty Đại Thành – đơn vị nhập khẩu máy bay phun thuốc không người lái – cho biết loại máy bay này là công cụ hỗ trợ tích cực cho việc thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và đem lại giá trị cao. So với máy phun thuốc truyền thống thì máy bay phun thuốc tiết kiệm 30% thuốc bảo vệ thực vật và 90% năng lượng, thời gian phun cho 1ha lúa chỉ còn 15 phút, giúp người phun thuốc tránh xa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, giúp giảm ô nhiễm đất và môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.

Đầu tư sản phẩm chủ lực

Theo ông Lê Quý Kha, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nông nghiệp 4.0 đã làm thay đổi phương thức quản lý trang trại, doanh nghiệp, hộ gia đình. Từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đến tiêu dùng đều có thể ứng dụng kỹ thuật số, nhằm giảm thiểu công lao động trực tiếp. Thậm chí, có thể quan sát khu vực sản xuất từ xa cả ngàn cây số chỉ qua ứng dụng thiết bị thông minh, tiết kiệm vật tư đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ môi trường trong sạch cho các thế hệ sau…

Không những thế, có phần mềm lưu trữ dữ liệu vi mô trên mạng không dây và công khai nguồn dữ liệu cho nhiều người tiêu dùng biết được quá trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc, quy trình công nghệ áp dụng, tiêu chuẩn chất lượng. Dự báo đến năm 2050, nông nghiệp 4.0 có thể sử dụng robot, thiết bị bay tự động trong nông nghiệp, thiết bị hỗ trợ quản lý trồng trọt qua hình ảnh của thiết bị giám sát… Thậm chí, công nghệ có thể dự tính, dự báo các rủi ro thiên tai.

Ông Nguyễn Quang Thạch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho rằng việc đầu tư ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến của nông nghiệp 4.0 vào sản xuất sẽ góp phần tăng hiệu quả của chuỗi liên kết và thương mại hóa sản phẩm, như giám sát môi trường trong nhà lưới; điều khiển từ xa các thiết bị phục vụ canh tác; lập lịch hỗ trợ canh tác bán tự động, tự động; quản lý tài nguyên, quy trình nghiệp vụ cho nông nghiệp theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Công nghệ cao phải đi đôi với hiệu quả cao, yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển nông nghiệp 4.0 là đầu ra của sản phẩm.

Theo một chuyên gia, không nên quá kỳ vọng toàn ngành nông nghiệp phải đạt đến trình độ nông nghiệp 4.0, chỉ cần có chính sách phù hợp để sự kết nối cung – cầu về công nghệ cao được gặp nhau dễ dàng, đơn giản, đúng pháp luật. Do vậy, Bộ NN-PTNT cần ban hành đề án phát triển nông nghiệp 4.0 cho cả nước và cho từng vùng sinh thái, trong đó nêu rõ bối cảnh thế giới và Việt Nam, thị trường tiềm năng, tiêu chí cần đạt, thuận lợi, khó khăn. Thành lập ngân hàng chuyên gia về nông nghiệp công nghệ cao. Dành nguồn kinh phí cho nghiên cứu, ứng dụng thiết bị thông minh, lập ngân hàng thông tin về dinh dưỡng đất (như Israel, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Brazil, Thái Lan… đã làm) và cung ứng dữ liệu đất miễn phí cho nông dân.

Song song đó, điều chỉnh chính sách công nhận những tiến bộ kỹ thuật nhập khẩu sao cho đơn giản, nhanh. Về chính sách, Nhà nước cần có một chiến lược dài hạn, tính trên từng chu kỳ sản xuất, chấp nhận các rủi ro nhất thời, cục bộ, chứ không phải một nền nông nghiệp “giải cứu”, đụng đâu chữa đó. Phải có được bức tranh tổng thể nông nghiệp Việt Nam năm 2030, 2050 và 2100, sản phẩm nào là chủ lực, để có quy hoạch và đầu tư mục tiêu rõ ràng.

Theo Thanh Hải/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Từ chuyện sách giáo khoa…

Thái Lan bình ổn giá lúa: trợ cấp bán lúa trễ

Những đại gia tử tế

Giới khảo cổ Hy Lạp tuyên bố tìm thấy mộ của Aristotle

Sản phẩm Epson gắn với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nông nghiệp công nghệ caonông nghiệp đô thịnông nghiệp tp.hcmTP.HCM

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA