Khoa học công nghệ Việt Nam vẫn vô cảm với thị trường
Tin mới
10:04
Du lịch hè bùng nổ: khách quốc tế chưa như kỳ vọng
09:57
Thị trường vàng vẫn ‘ngóng’ quy định mới
09:47
Lãi suất cho vay tăng
09:43
Sắc vàng nổi bật cho mùa hè rực rỡ từ những đôi hoa tai
09:41
Nâng tầm phong cách với áo mưa măng tô Sơn Thủy
09:37
Ngân sách bội thu, kinh tế thêm dư địa phục hồi
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/07/07 - 11:16:03 AM

12:03 - 28/12/2016

Khoa học công nghệ Việt Nam vẫn vô cảm với thị trường

Số lượng hùng hậu, từ các tổ chức KHCN, Doanh nghiệp KHCN, đến GS.TS, nhà khoa học, nhưng vẫn cứ nghẽn, KHCN vẫn vô cảm với thị trường, và cứ đứng bên lề…

  • Sẵn sàng với công nghệ cao, nhưng chưa sẵn sàng…
  • Việt Nam vẫn chưa có một thị trường khoa học…
  • Nhân lực công nghệ cao bể sô vì thiếu người
trung-tam-rd-khu-cnc-tp-hcm

Ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc sở KHCN TPHCM nói rằng: “Nên để các trung tâm R&D giữ vai trò trung gian giữa các nhà khoa học, viện trường, cơ sở KHCN công lập với thị trường, vì họ hiểu “ngôn ngữ thị trường”. Trong ảnh: chuyên gia trẻ của trung tâm R&D của khu công nghệ cao TPHCM thiết kế cảm biến áp suất.

Con số và những điểm nghẽn

Theo Viện chiến lược và chính sách, hiện Việt Nam có 2.845 doanh nghiệp KHCN. Trong đó có 204 đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN, 23 doanh nghiệp công nghệ cao, 400 doanh nghiệp đang hoạt động tại 4 khu công nghệ cao, 818 doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp khoa học công nghệ và 1.400 doanh nghiệp phần mềm.

Nhưng báo cáo của viện chiến lược và chính sách đã không chỉ ra, bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp KHCN, doanh thu của nhóm này ra sao…

Một chuyên gia mỉa mai: “Trong số hàng ngàn doanh nghiệp trên, những người làm thống kê đã mập mờ đưa cả những tập đoàn nước ngoài vào. Những thương hiệu này doanh số hằng năm của họ lên tới hàng tỷ USD. Nếu cộng họ vào thì khối doanh nghiệp KHCN nước ta không thua kém các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới”!

Những con số đó được công bố trong cuộc gặp mặt của KHCN với các sở địa phương, các doanh nghiệp đánh giá thị trường KHCN vào cuối tuần qua tại TPHCM.

Ông Phan Minh Tân, cựu giám đốc sở KHCN TPHCM, nhận định: “Còn quá nhiều điểm nghẽn! Biết là có nghẽn nhưng không mấy người biết nghẽn ở đâu? Làm gì để khai thông những điểm nghẽn này?”. Ông Tân biết, nhiều người cũng biết nhưng quả thật, muốn khai thông những điểm nghẽn đó là chuyện không dễ dàng!

Vô cảm với thị trường!

Đó là nhận xét của ông Bùi Văn Quyền, cựu vụ trưởng vụ công tác phía Nam của bộ KHCN. Ông Quyền thẳng thắn: “Tính liên kết giữa nhà khoa học và thị trường còn yếu nên những kết quả nghiên cứu của họ không được thị trường tiếp nhận. Nhiều nhà khoa học chỉ biết lý thuyết mà vô cảm với thị trường. Nhiều doanh nghiệp cần những sản phẩm cụ thể từ những nghiên cứu thị trường trong khi đó các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu KHCN chỉ đi vòng vòng bên ngoài cuộc sống”.

Ông Quyền còn nói rằng, người làm chính sách về KHCN không hiểu được thị trường nên chính sách ban ra chỉ có lợi cho các cơ quan quản lý!

Về số lượng, với những con số khô khan nói trên, hoạt động KHCN Việt Nam, từ khối tư nhân cho đến khối nhà nước, về mặt lý thuyết là “đủ để góp sức cho nền kinh tế thăng hoa”. Nhưng trên thực tế thì sao? Những kết quả của KHCN, nhất là mảng “ăn” ngân sách nhà nước, đang là mối lo của xã hội, của những người đang thực thi trách nhiệm đóng thuế cho ngân sách quốc gia hằng năm.

Mỗi năm ngân sách quốc gia chi từ 1,5 – 2% cho hoạt động KHCN. Nhưng cho đến nay, chưa hề có bất cứ nghiên cứu nào nói về những đóng góp cho xã hội từ những kết quả KHCN sử dụng ngân sách.

Cựu bộ trưởng bộ KHCN Nguyễn Quân đã từng trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về đóng góp của KHCN sử dụng ngân sách: “Đầu tư cho KHCN là đầu tư cho tương lai. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư cho tương lai ngay cả khi không thể tính toán được hiệu quả tác động của KHCN trong ngắn hạn. Rất khó định lượng về hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước vào hoạt động này”. Vị cựu bộ trưởng này còn cho biết, hiện nay “chưa có một hệ tiêu chí đánh giá về cách thức tính toán chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển để từ đó đo đếm hiệu quả đầu tư cho KHCN”.

Chính vì điểm khó này mà hiệu quả của tiền thuế mà nhân dân và doanh nghiệp dành cho hoạt động này rất thấp, trong khi đó hằng năm đề tài ê hề, tiền chi đủ, nhà khoa học giàu lên, còn thị trường không có sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp như lời ông Quyền.

Ông Phạm Đức Nghiệm, cục phó cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (bộ KHCN) cho biết thêm: “Vì không có cạnh tranh giữa những người bán hàng, khung pháp lý dành cho thị trường KHCN chưa đầy đủ, chưa tổ chức các hoạt động hỗ trợ kinh doanh nên các sản phẩm KHCN từ ngân sách nhà nước hiện nay “trùm mền” trong tủ của các cơ sở KHCN nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, viện trường…”.

Cần hiểu “ngôn ngữ thị trường”

Ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc sở KHCN TPHCM nói rằng: “Nên để các trung tâm nghiên cứu và phát triển (viết tắt là R&D) giữ vai trò trung gian giữa các nhà khoa học, viện trường, cơ sở KHCN công lập với thị trường. Theo tôi, các trung tâm R&D hiểu được 2 “ngôn ngữ”: ngôn ngữ thị trường và ngôn ngữ khoa học. Họ biết thị trường cần gì để từ đó sản xuất những kết quả nghiên cứu của giới hàn lâm”.

Ông Bùi Văn Quyền cho rằng, đã đến lúc cần “mở cửa hoàn toàn cho thị trường chuyển giao KHCN”.

Vị chuyên gia này còn nói thêm: “Nên khuyến khích các giáo sư KHCN ở các viện trường đại học có từ 1 – 2 doanh nghiệp đứng sau lưng để sản phẩm hóa những kết quả nghiên cứu khoa học. Cần có những chính sách hiểu đúng thị trường, may ra KHCN mới có cơ hội phát triển”.

Ông Trần Kim Quy, chủ tịch hội đồng quản trị công ty công nghệ Hóa Sinh, đề nghị Cục sở hữu trí tuệ nên tăng tốc trong việc chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp để họ sản xuất.

“Có những bộ hồ sơ chúng tôi đã gởi 3 năm rồi mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Vậy thì làm sao sản xuất hợp pháp? Vậy là đành sản xuất chui”, ông Quy nói.

Theo lời ông Nghiệm, KHCN đã có nhiều bộ luật như luật KHCN, luật chuyển giao công nghệ và hàng chục nghị định, thông tư… nhưng để thị trường KHCN có cơ hội phát triển, cần có những chính sách liên bộ về đất đai, thuế, tín dụng…

“Trong nhiều chính sách của nhiều bộ không có những thông tin để hỗ trợ cho thị trường KHCN tồn tại và phát triển. Trong năm 2017, bộ KHCN sẽ làm việc với các bộ hữu quan về những rào cản này”, thứ trưởng bộ KHCN Trần Văn Tùng nói thêm.

Trong khi chờ bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả về những kết quả nghiên cứu KHCN, những gợi ý của các chuyên gia về KHCN phần nào đã xoa dịu những nỗi bực dọc của nhiều doanh nghiệp, giới chuyên gia về thị trường KHCN ì ạch trong thời gian qua.

Theo Viện chiến lược và chính sách (bộ KHCN), tính đến hết năm 2016, Việt Nam có 8 sàn giao dịch công nghệ, 43 vườn ươm công nghệ, 63 trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ, 4 khu công nghệ cao, 8 công viên phần mềm, 13 khu nông nghiệp công nghệ cao, 17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 9 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, 12.261 tiến sĩ và 33.000 thạc sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực KHCN, 164.744 người tham gia hoạt động nghiên cứu và sáng tạo, mạng lưới đại diện KHCN tại 12 quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam có 2.500 tổ chức KHCN, bao gồm: 1.111 cơ sở công lập, 2 viện hàn lâm, 2 viện đại học quốc gia, 207 trường đại học và 1.389 cơ sở dân lập.

Trong 5 năm, từ 2011 – 2015, những cơ sở trên đã thực hiện giao dịch chuyển giao, mua bán KHCN có giá trị là 13.700 tỷ đồng, trong đó có những giá trị chuyển giao thực tế từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng và cả những biên bản ghi nhớ tại các phiên chợ trình diễn kết nối cung cầu công nghệ!

bài và ảnh Hoàng Triều
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập tốt hơn từ canh tác carbon

Khi ông thầy trồng rau sạch bị hành

Nokia 7plus và Nokia 6 – 2018 xuất hiện tại Việt Nam

Thuận Nam là tri kỷ của học sinh

Giải Sách hay lần thứ 9 – 2019

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:gstskhoa học công nghệR&Dthị trường công nghệtrung tâm nghiên cứu

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA