Hành triết
Tin mới
10:14
Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu
10:04
Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
10:02
Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry
09:59
Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam
09:43
Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ
09:37
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
09:29
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn
09:14
Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất
15:41
Đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
15:35
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
15:25
Những tên tuổi nổi bật trong phái đoàn doanh nghiệp Mỹ vừa đến Việt Nam
15:01
VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản
10:15
Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ
10:10
Tham vọng ‘xuất ngoại’ cà phê đặc sản của các doanh nhân trẻ
10:00
Bất động sản ế ẩm dù giá giảm mạnh
09:48
Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường
09:37
Phá thế khó cho thủy sản
09:13
Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau khi Novaland ‘gỡ bom’ trái phiếu thành công?
09:05
Thưa khách, trung tâm thương mại hoạt động cầm chừng
10:02
Nông trại và ‘Thượng đế’
Bản tin thị trường
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2023/03/28 - 11:36:13 AM

12:10 - 25/03/2018

Hành triết

Đọc tác phẩm mới của anh Cao Huy Thuần, tôi thấy từ này quả “ứng nghiệm”: từ bao giờ, hành triết đi liền với hành trì, hành thiện, hành thiền và hành đạo?

  • 10 buổi học triết với nhà nghiên cứu Bùi Văn…
  • Đọc sách: Sự minh định của địa lý
  • Để đọc sách tự nhiên như hơi thở

Bìa tập tản văn “Người khuân đá” của Cao Huy Thuần.

– Đây là quyển sách triết học…

– Nói thế thì ai… dám mua sách! “Triết học” gì mà đọc ngon lành, không vò đầu bứt tai, bay bổng du dương như âm nhạc, da diết như văn chương?

– Thì thế mới là triết học thứ thiệt!

Chẳng biết thiền là gì, chưa tập thiền ngày nào, nhưng mấy câu “đối thoại” ấy vô tình có… thiền vị” lắm đó! Trước khi thiền, núi là núi, trong khi thiền, núi không là núi, còn sau khi thiền thì thế nào, chắc ai cũng biết rồi.

Bạn thử “ngó” xem. Từ bốn câu thơ mượt mà của Nguyễn Bính:

Ôi! Trái đào ngon, em ngó xem

Da hồng mát tựa má hồng em

Kề môi vội vã anh toan cắn

Nhưng sợ đau em phải nhịn thèm

Tôi cũng đang cố “nhịn thèm” đây vì không được phép dông dài, nhưng không thích thú sao được khi từ trái đào ngon bỗng nhiên dẫn tới chuyện “ông Sartre hạ bút” bằng tiếng Tây: “Le plaisirest la mort et l’échec du désir”; “thoả thích là cái chết và thất bại của thèm khát”. Thèm khát, ham muốn, “dục” là đại sự khiến ông Spinoza phải bảo: désir là năng lực, là sức mạnh để tự xác nhận mình, tự tồn tại, tự phát triển. Đó chính là sự sống, là định nghĩa về bản chất của con người. Vậy, bàn chuyện “diệt dục” là vô lý, là tự sát! Có chăng là hãy giỏi chuyển hoá năng lượng khổng lồ ấy thành cái gì khổng lồ không kém: “nguyện”, “đại nguyện”! Đó không phải “triết học” thì là gì?

Nói đến thèm khát thì không thể không nói đến tình yêu! Có cái gọi là “biện chứng của tình yêu”? Nghe “mệt” quá nhỉ, nhưng tiếc rằng – và cũng may rằng – quả có như thế: Yêu nhau nghìn vạn não nường/ Biển dâu lớp lớp mộng trường so le (Bùi Giáng). Biện chứng đây: “Bước đầu trong tình yêu: cái này sinh thì cái kia sinh. Bước thứ hai: hãy mất cái “tôi” đi, vì “tôi” đã nằm trong tương quan. Tình yêu là tương quan. Tương quan ấy đẹp thì tình yêu là sự sống. Không phải hai sự sống. Mà là một”. Bạn sẽ trải cuộc “biển dâu lớp lớp” ấy cùng với bao khách đa tình kim cổ: Platon, Aristote, Spinoza, Pascal, Hugo, Freud, Alain và Nietzsche. Victor Hugo: aimer, penser librement… Hãy yêu thương và hãy suy nghĩ tự do. “Hãy tin để mạnh. Hãy yêu để hạnh phúc”. Nietzsche: “Tình yêu không muốn một quãng thời gian; nó muốn khoảnh khắc và vô tận”. Làm sao thấy được vô tận trong khoảnh khắc, bạn ơi?

Câu hỏi trầm trọng khác: “trang giấy trước mặt, tôi viết, nó viết, hay tôi với nó đồng tác giả?” Câu hỏi khác nữa: trước tương lai vô định, phải chăng tự do là ảo tưởng? Quan hệ giữa ngẫu nhiên và tất yếu, giữa tất yếu và tự do, những vấn đề triết học muôn thuở! Thử xem có giải đáp nào chăng? Épictète, người nô lệ được giải phóng: sống tự do là muốn sự việc đến, không phải như ta muốn thế, mà như là nó đến. Không phải thụ động chấp nhận đâu mà là chủ động muốn nó đến như là nó đến, tức tự do tuyệt đối trước mọi tương lai bất trắc. Sá gì và xin mời! Marc Aurèle, ông vua giải phóng nô lệ và nhận người nô lệ được giải phóng ấy làm thầy, còn đi xa hơn: hãy yêu sự việc đến như là nó đến. Cái amor fati còn hương vị khắc kỷ ấy sẽ dẫn đến lòng yêu Số mệnh “hào hùng” của Nietzsche: phải sống trong khoảnh khắc này thế nào để tôi muốn sống lại khoảnh khắc ấy như thế, vô tận. “Bài học ấy cực khó, nhưng có cái gì rốt ráo mà không khó?”.

Càng thú vị và sâu sắc khi tiếp tục soi sáng những nan đề trong cặp khái niệm luân lý – đạo đức, mà việc phân biệt giữa chúng luôn là câu chuyện “nhức nhối” nhất trong mọi nghị luận đạo đức học. Luân lý là nguyên tắc phổ quát, cứng rắn, chắc nịch. “Vâng, đã đành, con người không thể không có luân lý, nhưng ta cũng không thể tự bằng lòng với luân lý: cái khó của luân lý là ở đó”. Thật thế, luân lý là tiêu cực, chỉ dạy nói “không”: không được thế này, không được thế kia. Kant gọi đó là mệnh lệnh nhất quyết. Nhưng, “Cuộc đời! Bao nhiêu hoàn cảnh buộc tôi phải phân vân: nếu tôi không vâng lời, nếu tôi vượt lên trên luân lý mà vẫn thấy lương tâm nhẹ nhàng, thì tôi nên làm một ông thánh khổ sở hay làm một hiền nhân thư thái?”. Vâng, ở đâu luân lý gặp bế tắc và gây xung đột, đạo đức sẽ cất lên tiếng nói “minh triết” và cận nhân tình. Xin tác giả và bạn đọc thứ lỗi cho người viết những dòng này: tôi đã buộc phải “nhịn thèm” trước bao ý tình hoa bướm, dằn lòng trước bao thảm kịch éo le, làm rụng tía rơi hồng những trang văn để cô đặc lại thành những “mệnh đề” triết học khô khan! Để được nghe: “đạo đức Phật giáo không đặt trên tiêu chuẩn Thiện Ác, mà đặt trên an vui và đau khổ (…) Lựa chọn ít đau khổ hơn là đạo đức. Nhiều an vui hơn, là đạo đức”.

Cũng thế, trong nghệ thuật và mỹ học khi cùng suy tưởng với Kant và Hegel. “Kant thiên nhiên hoá nghệ thuật. Hegel nhân tính hoá thiên nhiên. Cảnh bắt chước người mà buồn. Thiên nhiên bắt chước người; người không bắt chước thiên nhiên. Trong nghệ thuật, con người là trọng tâm”. Nhìn sự vật bằng hai con mắt, ta sẽ dễ dàng chia sẻ với tác giả: “Trân trọng, nâng niu, mơ mộng. Nghệ thuật mà không đưa đến mơ mộng thì cũng đáng xé đi, như (Mạc Đĩnh Chi) xé bức tranh chim sẻ. Không phải vì nó tiểu nhân mà vì nó quá thật”. Cũng có thể nói như thế với triết học?

Lâu nay tôi vẫn băn khoăn về câu nói của Kant: “Ta không thể học triết học mà chỉ có thể học cách philosophieren”. Tôi không biết phải dịch động từ tiếng Đức này thế nào! Mượn sự phong phú trong tiếng Việt với hai từ “triết học” và “triết lý”, tôi đã thử biến một trong hai thành động từ và dịch là “học cách triết lý”. Rồi có khi dịch là “làm triết học”. “Làm triết học”? Được quá! Như làm toán, làm thơ. Nhưng nghe sao vẫn… mệt nhọc như làm quan, làm giàu! Tôi vừa học được chữ mới, vừa tân kỳ vừa cổ kính từ môt ông bạn dịch giả: hành triết! Đọc tác phẩm mới của anh Cao Huy Thuần, tôi thấy từ này quả “ứng nghiệm”: từ bao giờ, hành triết đi liền với hành trì, hành thiện, hành thiền và hành đạo?

Bùi Văn Nam Sơn (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán tăng điểm trở lại

Bột rau sấy lạnh đoạt giải nhất Cuộc thi dự án khởi nghiệp 2019

Đừng để con bị mắc kẹt vì làm người

Samsung Vina ra mắt tủ lạnh hai dàn lạnh độc lập

Lần đầu tiên tiêu hủy đàn heo nhiễm chất cấm salbutamol

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Bùi Văn Nam Sơncao huy thuầnhành triếtngười khuân đá

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA