Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần: 'chính phủ còn quá thận trọng'?
Tin mới
12:07
Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’
11:52
Moody’s: Châu Á – Thái Bình Dương đã qua đỉnh lạm phát
11:48
Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký
20:54
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam
12:00
Thị trường khởi sắc nhưng nguy cơ vẫn còn
11:54
Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’
11:50
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
10:00
TP.HCM không có bất động sản ‘tồn kho’
09:56
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng
09:49
Đầu năm, thị trường lúa gạo, trái cây ĐBSCL sôi động
09:36
Hai xu hướng định hình hành vi người tiêu dùng Việt
09:32
ChatGPT có thể làm ai mất việc?
09:28
Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới
09:08
Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
16:27
Xử lý khủng hoảng kiểu Johnson & Johnson
16:19
Chính sách chiết khấu bất động sản còn hấp dẫn?
11:52
Các ngân hàng tiếp tục lãi lớn
11:48
Google, Baidu tham gia cuộc đua với ChatGPT
11:45
Việt Nam tiêu thụ gần 60 tấn vàng trong năm 2022
09:22
Fed tăng lãi suất 0,25%
Bản tin thị trường
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Kinh doanhCà phê sáng
2023/02/04 - 10:06:26 PM

09:37 - 01/08/2017

Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần: ‘chính phủ còn quá thận trọng’?

Thủ tướng vừa ban hành quyết định về tiêu chí ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp đơn vị công lập thành công ty cổ phần. Đây là bước đi mới trong một loạt nỗ lực cải cách khu vực sự nghiệp công lập vốn là ưu tiên của Chính phủ trong suốt thời gian qua.

  • Vai trò kinh tế tư nhân nhìn từ cải cách…
  • ‘Cần nỗ lực cải cách ít nhất bằng 3 lần…
  • Lập Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính…
3e8a5_xu_ly_don_vi_su_nghiep_cong_lap...

Cải cách được các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm số lượng nhân sự, thì từ đó mới giảm được chi phí và gánh nặng ngân sách. Ảnh: Thành Hoa.

Cải cách đơn vị sự nghiệp công lập là yêu cầu cấp bách

Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là các tổ chức của nhà nước cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, dịch vụ công cộng (nước sạch, vệ sinh môi trường, cây xanh…). Những người làm việc trong các đơn vị này, nếu được tuyển dụng và có hợp đồng chính thức được gọi là viên chức. Đây là nhóm chiếm số lượng lớn nhất lực lượng lao động của Nhà nước.

Dù vậy, đến nay vẫn chưa có bất kỳ con số chính thức nào được công bố về số lượng người lao động đang hưởng lương thuộc nhóm này. Trong phát biểu gần đây(1), Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách gấp 7-8 lần số lượng công chức. Số liệu chính thức từ báo cáo của Bộ Nội vụ ở thời điểm năm 2012 cho thấy, có hơn 2,1 triệu người đang làm việc trong các đơn vị này, tức gấp gần tám lần con số hơn 270.000 công chức ở cùng thời điểm.

Cho dù con số chính xác là như thế nào đi chăng nữa, cải cách đơn vị sự nghiệp công lập là yêu cầu cấp bách và Chính phủ phải thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi vì có cải cách được các đơn vị này, giảm số lượng nhân sự, thì từ đó mới giảm được chi phí và gánh nặng ngân sách.

Thấy gì từ 20 nhóm ngành, lĩnh vực chuyển đổi? 

20 nhóm ngành mà Chính phủ lựa chọn để chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp tư nhân đã bao gồm hầu hết các dịch vụ công ích chính: từ vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, đến quản lý, vận hành các dịch vụ thuộc về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, chiếu sáng đô thị…). Cần lưu ý, các dịch vụ giáo dục và y tế không nằm trong danh mục này.

Lựa chọn các lĩnh vực này là tiếp cận đúng. Bởi ở những ngành này(2), khu vực tư đã phát triển và có đầy đủ năng lực cạnh tranh để có thể đảm nhận hiệu quả. Thậm chí ở một số lĩnh vực, sự có mặt của doanh nghiệp công ích là hoàn toàn không cần thiết. Ví dụ: nhóm dịch vụ liên quan đến kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ lưu trú; nhóm dịch vụ liên quan đến thông tin thị trường lao động, môi giới việc làm, xuất khẩu lao động. Thứ nữa, lực cản chống lại cải cách và thay đổi từ nhóm các đơn vị thuộc các lĩnh vực này sẽ ít hơn do quy mô các đơn vị thường không lớn và các dịch vụ mà chúng cung cấp, nếu bị giải thể, cổ phần hóa, đã có các đơn vị tư nhân nhanh chóng “trám chỗ”. 20 lĩnh vực này cũng có đặc thù khác với nhóm y tế, giáo dục, vốn là dịch vụ thiết yếu, quy mô từng đơn vị lớn, liên quan đến nhiều bên liên quan, sẽ đòi hỏi cần có lộ trình từng bước phù hợp hơn. Với tinh thần, “cái gì dễ làm trước”, có thể tiến hành cải cách nhanh chóng nhóm các lĩnh vực này  nếu tập trung nỗ lực, làm quyết liệt.

Lưu ý thất thoát tài sản nhà nước

Dù lựa chọn lĩnh vực cải cách là “trúng”, cách tiếp cận của Chính phủ vẫn còn quá thận trọng, khi phương án đưa ra là chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Bài học thực tế từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho thấy, biện pháp “chuyển đổi” thành công ty cổ phần có thể làm kéo dài, chậm trễ quá trình cải cách, và có thể dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước – chủ yếu là tài sản đất đai. Theo tôi, các biện pháp cần triệt để và mạnh tay hơn nữa.

Thứ nhất, cần có sự phân nhóm đơn vị sự nghiệp để xử lý cho phù hợp. Đối với nhóm đơn vị sự nghiệp đang tự chủ được kinh phí, tức có hoạt động kinh doanh (bổ trợ thêm vào hoạt động cung cấp dịch vụ công ích),  thì có thể tiến hành cổ phần hóa. Đối với nhóm đơn vị sự nghiệp đang không thể tự chủ được kinh phí cho hoạt động, cần kiên quyết cho giải thể.

Tuy nhiên, giải thể hay cổ phần hóa, lưu ý quan trọng nhất vẫn là phải bảo vệ, tránh thất thoát tài sản nhà nước – trong đó quan trọng nhất là đất đai. Nếu cổ phần hóa, tài sản đất đai phải được định giá công khai, tính đúng, tính đủ. Nếu giải thể, sau khi thanh lý tài sản cơ sở vật chất, đất đai cần được trả về cho địa phương. Địa phương sẽ chủ động bán đấu giá công khai quyền sử dụng đất đai đó hoặc sử dụng theo nhu cầu của địa phương.

Ngoài ra, nếu lựa chọn cổ phần hóa, cần kiên quyết bán toàn bộ 100% tài sản nhà nước, Nhà nước không cần giữ cổ phần hay cổ phần chi phối ở những doanh nghiệp này. Vì như đã phân tích ở trên, các đơn vị sự nghiệp cần xử lý đều là đơn vị hoạt động ở lĩnh vực không còn cần Nhà nước tham gia. Do đó, trong mọi trường hợp, Nhà nước đều cần rút hoàn toàn. Giữ lại cổ phần nhà nước không những không giúp ích gì cho Nhà nước mà còn làm tiến trình xử lý phức tạp và chậm hơn.

Thứ hai, các gói ngân sách trước đây đầu tư cho dịch vụ công ích – nay không còn đơn vị công ích thực hiện nhiệm vụ đó – cần được đấu thầu công khai, và mời thầu rộng rãi đến các đơn vị tư nhân tham gia. Để tư nhân tham gia, một mặt vừa góp phần nâng cao tính cạnh tranh, gia tăng chất lượng dịch vụ công ích. Một mặt khác, việc giải thể đơn vị sự nghiệp công ích cũng không làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ công của người dân.

Ví dụ, sau khi đánh giá khoản chi ngân sách hàng năm 53 tỉ đồng để cắt cỏ trên 24 ki lô mét  đường (đại lộ Thăng Long) là quá lớn, thành phố Hà Nội quyết định chấm dứt thực hiện dịch vụ này, khiến cỏ mọc quá cao, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Việc Hà Nội cần làm là thay đổi phương thức đấu thầu, chọn ra đơn vị có thể cung cấp dịch vụ với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất, chứ không phải chấm dứt thực hiện dịch vụ này. Theo đó, thành phố có thể đấu thầu công khai toàn bộ các gói ngân sách chi cho cắt tỉa cây, chỉnh trang đô thị… Như vậy mỹ quan và an toàn cho người dân vẫn được đảm bảo – tức đảm bảo một dịch vụ công cho người dân, mà hiệu quả sử dụng ngân sách cũng được nâng cao.

Hình thức “đấu thầu dịch vụ” là một giải pháp song song với giải thể các đơn vị dịch vụ công vốn được thực hiện phổ biến ở các nước phát triển trong quá trình cải cách khu vực công những năm 1980-1990 mà Việt Nam có thể học hỏi.

Tóm lại, chủ trương cải cách khu vực đơn vị sự nghiệp công lập là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng trong cách làm, Chính phủ vẫn cần tiếp tục có những biện pháp mạnh tay hơn so với tiếp cận hiện nay. Cần nhấn mạnh lại một lần nữa, đây là công việc quan trọng, và nếu thành công, sẽ là một dấu ấn, thành tích lớn của Chính phủ nhiệm kỳ này.

Theo TBKTSG

————-

(1) http://www.baomoi.com/so-luong-vien-chuc-huong-luong-tu-ngan-sach-gap-7-8-lan-cong-chuc/c/22389311.epi

(2) Xem chi tiết tại Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg.

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Sức cản ‘người trong cuộc’

Đất công không ‘đẻ mãi trứng vàng’

Chuyện bên dòng kênh Trung ương

Cha làm con chịu

‘Giải phẫu’ chuyện người lao động bỏ việc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cải cách hành chínhcông ty cổ phầnđơn vị sự nghiệp công lập

Tin khác

Sửa luật Thuế thu nhập cá nhân: sao phải chờ đến 2026?

Sửa luật Thuế thu nhập cá nhân: sao phải chờ đến 2026?

FDI với vùng kinh tế Đông Nam bộ

FDI với vùng kinh tế Đông Nam bộ

Đường bộ phía Nam, bao giờ nhanh-nhiều-chất lượng?

Đường bộ phía Nam, bao giờ nhanh-nhiều-chất lượng?

Mong manh & thua cuộc

FDI lỗ không chỉ do chuyển giá

Do đâu EVN lỗ 31.000 tỷ đồng?

Không thể giao doanh nghiệp thống lĩnh thị trường quyết giá xăng dầu

Khó khăn kinh tế sẽ bộc lộ từ 2023

Cà phê sáng
Sửa luật Thuế thu nhập cá nhân: sao phải chờ đến 2026?

Sửa luật Thuế thu nhập cá nhân: sao phải chờ đến 2026?

FDI với vùng kinh tế Đông Nam bộ

FDI với vùng kinh tế Đông Nam bộ

Đường bộ phía Nam, bao giờ nhanh-nhiều-chất lượng?

Đường bộ phía Nam, bao giờ nhanh-nhiều-chất lượng?

Dấu ấn nguồn cội

Dấu ấn nguồn cội

Doanh nghiệp
Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới

Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới

Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn ‘cầu cứu’ Thủ tướng

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn ‘cầu cứu’ Thủ tướng

SASCO của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lãi lớn

SASCO của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lãi lớn

Tài chính
Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’

Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’

Chính sách chiết khấu bất động sản còn hấp dẫn?

Chính sách chiết khấu bất động sản còn hấp dẫn?

Các ngân hàng tiếp tục lãi lớn

Các ngân hàng tiếp tục lãi lớn

Việt Nam tiêu thụ gần 60 tấn vàng trong năm 2022

Việt Nam tiêu thụ gần 60 tấn vàng trong năm 2022

Thông tin doanh nghiệp
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam

Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam

Khai xuân rạng ngời cùng NTJ

Khai xuân rạng ngời cùng NTJ

Những phần quà Tết ấm áp nghĩa tình của Duy Anh Foods

Những phần quà Tết ấm áp nghĩa tình của Duy Anh Foods

Sagrifood chia sẻ bí quyết cho món thịt kho đậm đà đẹp mắt

Sagrifood chia sẻ bí quyết cho món thịt kho đậm đà đẹp mắt

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA