Dự thảo nghị định 109 sửa đổi, đã thấy tinh thần kiến tạo nhưng…
Tin mới
11:38
Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’
11:35
Thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu khởi sắc?
11:24
‘Bữa tiệc’ của đồng USD vẫn chưa kết thúc
11:09
Quảng Ngãi: Nông dân ngán ngẩm với chuối ‘tiến vua’
11:00
Mỹ – Trung và cuộc chiến vi mạch không có đường lùi
10:41
Hàng không, du lịch vào cao điểm hè
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/06/10 - 11:58:14 AM

16:47 - 14/05/2017

Dự thảo nghị định 109 sửa đổi, đã thấy tinh thần kiến tạo nhưng…

Dự thảo nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương công bố gần đây cho thấy nhiều điểm sửa đổi tích cực. Tuy vậy, vẫn còn một số điều cần xem xét kỹ thêm.

  • Dự thảo sửa đổi Nghị định 109 bãi bỏ nhiều…
  • Kiến nghị sửa đổi cơ bản Nghị định 109 về…
  • Quầy gạo Cỏ May trong siêu thị Singapore và ‘cụ…
3db4b_lua

Nghị định 109/2010/NĐ-CP được ban hành vào tháng 11/2010. Việc sửa đổi chính thức được đề cập vào cuối năm 2016.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 4 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nêu:

Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Có kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo và cơ sở xay, xát thóc, gạo phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành…

b) Có vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo với người sản xuất lúa, được lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo với người sản xuất lúa xác nhận bằng văn bản.

So với điều khoản tương ứng được nêu trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP – nghị định hiện hành về kinh doanh xuất khẩu gạo, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã giảm đi yếu tố ràng buộc về sức chứa kho chuyên dụng và công suất nhà máy xay xát.

Tuy vậy, nhìn điểm b nêu trên, có 2 vấn đề cần bàn thêm.

Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện liên kết với người sản xuất lúa.

Có thể thấy, trên lý thuyết, quy định này hợp lý, bởi nó giúp người nông dân được bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra; đồng thời ràng buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải có vùng nguyên liệu để góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu.

Thực tế, cuộc sống đa dạng hơn. Ví dụ thế này. Công ty TNHH ADC có vùng nguyên liệu rộng 35.000 héc ta, liên kết với 16.000 nông dân khác nhau, theo như chia sẻ của đại diện công ty ngày 22-2 tại một hội thảo ở TPHCM. Có thể thấy, trong trường hợp này, theo quy định mới, ADC có đủ điều kiện tham gia xuất khẩu.

ADC không chỉ xuất khẩu mà còn bán cho các doanh nghiệp nội địa, trong số đó, có Cỏ May. Cỏ May muốn mua lúa của ADC để chế biến và xuất khẩu. Dĩ nhiên, để đáp ứng tiêu chuẩn của đối tác nhập khẩu, Cỏ May sẽ đặt hàng ADC sản xuất theo yêu cầu về giống, quy trình canh tác, chuẩn chứng nhận…

Cái lý Cỏ May đưa ra là, thay vì làm việc với hàng ngàn nông dân, tốn nhiều nguồn lực, họ chỉ cần làm việc với ADC để tối ưu chi phí. Việc tối ưu chi phí giúp họ có thể cạnh tranh tốt hơn với đối thủ nước ngoài. Việc phân công lao động như vậy, hợp lý về mặt kinh doanh. Thế nhưng chiếu theo nội dung dự thảo mới, Cỏ May đã không thỏa điều kiện nêu ra tại điểm b Khoản 1 Đỉều 4 nêu trên.

Nếu Cỏ May không thể xuất khẩu, ADC có khả năng mất một mối hàng. Nếu Cỏ May xuất khẩu được thì dù họ không ký hợp đồng trực tiếp với nông dân, lúa nông dân làm ra vẫn được bao tiêu thông qua ADC.

Bây giờ, có người đặt câu hỏi rằng tại sao ADC liên kết được mà Cỏ May không làm được? Thưa, mỗi công ty có một thế mạnh và mô hình kinh doanh khác nhau. Thử nhìn ADC, ngoài kinh doanh lúa gạo, họ còn bán nông dược. Việc liên kết với nông dân giúp họ có đầu ra cho sản phẩm nông dược của mình. Và vì là một công ty chuyên về nông dược nên khả năng kiểm soát nông danh canh tác theo đúng kỹ thuật của họ sẽ tốt hơn một doanh nghiệp không chuyên trong lĩnh vực này như Cỏ May. Điều này cũng tương tự như Lộc Trời khi họ làm cánh đồng mẫu lớn.

Ở đây, Cỏ May không phải là trường hợp duy nhất. Ví dụ khác, như Trung An chẳng hạn, họ có trụ sở đặt ở Cần Thơ, và khi cần mở rộng vùng nguyên liệu ở Trà Vinh, sẽ hợp lý và linh động hơn nếu họ có quyền lựa chọn liên kết thông qua công ty ở địa phương để xây vùng nguyên liệu thay vì ký trực tiếp với các hộ nông dân.

Giờ đây, quay lại trường hợp của ADC. Công ty này liên kết với 16.000 nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu. Và nếu theo yêu cầu mới, mối liên kết này phải được xác nhận bằng văn bản bởi lãnh đạo địa phương thì nhìn sơ qua có thấy cả ADC và chính quyền địa phương sẽ tốn không ít thời gian và chi phí hành chính cho thủ tục này. Đây chính là điểm thứ hai cần nhìn lại trong nội dung điểm b nêu trên.

Hợp đồng tập trung – chuyện cũ không thể không nói

Câu chuyện thực hiện hợp đồng tập trung đã không có nhiều thay đổi so với Nghị định 109/2010/NĐ-CP hiện hành.

Theo dự thảo, Điều 19, Thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung, nêu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và cơ quan liên quan ban hành quy định về tiêu chí chỉ định thương nhân đầu mối, việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung, cơ chế đầu mối luân phiên và các vấn đề khác có liên quan.

Thương nhân ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung trực tiếp xuất khẩu 20% (hai mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ số lượng gạo 80% (tám mươi phần trăm) còn lại của hợp đồng cho các thương nhân khác để thực hiện ủy thác xuất khẩu.

Đặt trường hợp, nếu hợp đồng do VFA ủy thác không đem lại lợi ích cho thương nhân, thương nhân không có động lực để thực hiện, vậy họ có thể từ chối ủy thác?

Theo Khoản 5, Điều 27 về Hành vi vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo, việc “Không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ mà không thuộc trường hợp bất khả kháng và không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định” được quy về hành vi vi phạm kinh doanh xuất khẩu gạo.

Và khi vi phạm như vậy, thương nhân có thể sẽ bị xử lý theo Điều 28 trong dự thảo. Theo đó, tùy theo mức độ vi phạm, họ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; bị xử lý thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 8 dự thảo.

Như vậy, việc thực thi các hợp đồng tập trung vẫn mang tính chỉ đạo; VFA vẫn nắm trong tay quyền phân bổ hạn ngạch. Điều này đi ngược với tinh thần Chính phủ kiến tạo và tạo động lực cho doanh nghiệp tư nhân phát triển bấy lâu nay.

Cũng liên quan đến hợp đồng tập trung, Khoản 6 Điều 27 nêu việc “Dự thầu, giao dịch hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trái quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” được quy là hành vi vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thế nhưng như thế nào là “trái với quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” đã không được nêu rõ trong dự thảo.

Liên quan đến vấn đề này, trong một lần trao đổi cùng người viết vào ngày 24-2, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đề nghị nên bỏ sự phân biệt thị trường tập trung và thị trường thương mại.Theo ông Bình, cùng một quốc gia, thị trường tập trung có phân khúc khách hàng riêng, thị trường thương mại có phân khúc khách hàng riêng, không nên cấm doanh nghiệp tìm cơ hội kinh doanh cho riêng mình.

Thật ra, thị trường thương mại hay thị trường tập trung cũng chỉ là một cái tên gọi. Bản chất của vấn đề nằm ở sự can thiệp của cơ quan quản lý vào thị trường khi thực hiện hợp đồng tập trung.

Để giải quyết vấn đề trên, tại hội thảo “Trao đổi với doanh nghiệp về định hướng sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP” diễn ra tại TPHCM ngày 22/2, một doanh nghiệp từng đề nghị thực hiện các hợp đồng tập trung thông qua cơ chế đấu thầu và về dài hạn nên cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Nghị định 109/2010/NĐ-CP được ban hành vào tháng 11/2010. Việc sửa đổi chính thức được đề cập vào cuối năm 2016. Tháng 1/2017, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký Quyết định số 43/QĐ-BCT về việc thành lập Tổ Biên tập và Ban soạn thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 109/2010/NĐ/CP. Dự kiến quí 2/2017 dự thảo được trình xin ý kiến Chính phủ. Và cũng theo dự kiến, nghị định có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2018.

Điểm lại các cột mốc như vậy để thấy việc ban hành một nghị định, đưa vào cuộc sống, đánh giá rà soát rồi sửa đổi tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do vậy, lần chỉnh sửa này, rất hy vọng cơ quan soạn thảo có thể đối thoại trực tiếp cùng tất cả các bên liên quan để qua đó, xây dựng được bản thảo hợp lý nhất trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Bình luận: Những ‘cú đánh’ từ hàng Thái Lan vào thị trường Việt Nam

Hợp tác xã là nền tảng sản xuất lớn

Chuyên gia Nhật Bản chỉ ra 4 thách thức của nền kinh tế Việt Nam

Đừng làm khó khách hàng

Thị trường và tiêu chuẩn tác động đến hành vi doanh nghiệp

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Bộ công thươngđiều kiện xuất khẩu gạoNghị định 109

Tin khác

Sẵn sàng cho hành động

Sẵn sàng cho hành động

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?

Làm mới để thu hút FDI

Lãng phí lớn do đầu tư công chậm trễ

Dùng 10.340 tỷ cứu 8 dự án BOT thua lỗ?

Doanh nghiệp xây dựng sắp ‘chết chùm’ vì nợ đọng

Cà phê sáng
Sẵn sàng cho hành động

Sẵn sàng cho hành động

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

TS Trần Hữu Hiệp: Du lịch ĐBSCL đang đứng trên ‘đôi chân yếu’

TS Trần Hữu Hiệp: Du lịch ĐBSCL đang đứng trên ‘đôi chân yếu’

Đời sống
Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’

Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’

EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng

EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng

Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19

Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19

Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè

Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA