Nghề nuôi cá thông minh ở Nhật Bản
Tin mới
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp
2022/08/12 - 3:43:14 PM

10:39 - 02/12/2019

Nghề nuôi cá thông minh ở Nhật Bản

Người nuôi thủy sản Nhật đang bắt đầu quay sang drone (máy bay không người lái), trí thông minh nhân tạo (AI) và điện toán đám mây để cắt giảm chi phí và gia tăng sản xuất.

  • ‘Uber nông nghiệp’: biến mảnh vườn nhỏ thành cơ hội…
  • Số hóa để nông nghiệp tăng năng suất bền vững

Nuôi cá bằng công nghệ cao – AI – ở Nhật Bản.

Các hãng công nghệ và viễn thông lớn nhất của Nhật Bản, như Sharp, KDDI và NEC đang tích cực phát triển các giải pháp công nghệ cao cho người nuôi và hình thành các doanh nghiệp mới, khi hoạt động nghề cá truyền thống đang gặp nhiều sức ép.

Các trang trại nuôi trồng hải sản đang có vai trò quan trọng hơn, khi việc đánh bắt trong thiên nhiên suy giảm bởi khai thác quá mức. Các phương thức canh tác hiệu quả sẽ duy trì nguồn cung dồi dào đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là ở đất nước có dân số đang già đi và lực lượng lao động đang giảm dần.

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản cũng sửa đổi luật nghề cá tháng 12/2018 và lần đầu tiên trong 70 năm qua cho phép các công ty phi truyền thống gia nhập nghề cá, mở rộng cánh cửa cho các phát triển mới trong ngư nghiệp thông minh.

Hãng điện tử NEC thông báo sẽ thương mại hoá kỹ thuật nuôi cá cam vào tháng 4/2019, sau nhiều tháng liên kết thử nghiệm với hãng Nippon Suisan Kaisha. Các thử nghiệm được thực hiện trên 200 bể nuôi cá cam Kampachi thuộc một trang trại ở hạt Miyazaki, ở phía nam Nhật Bản. Một vài bể cá ở đây lắp camera ghi nhận hình ảnh cá đang bơi hay ăn mồi. Kỹ thuật AI sử dụng các hình ảnh này để đo chiều dài và bề ngang cá, sau đó cho kết quả cân nặng. Căn cứ vào các thông số này, người nuôi có thể điều chỉnh thời gian và lượng thức ăn cho cá.

“Thức ăn là chi phí lớn nhất của một trại cá. Biết được chính xác thời điểm và lượng thức ăn rất quan trọng”, Mamiko Hayasaka, giám đốc bộ phận kỹ thuật số của NEC, cho biết. Theo cơ quan Nghề cá Nhật Bản, thức ăn chiếm đến 60 – 70% giá thành của các trang trại nuôi cá.

NEC cũng thử nghiệm công nghệ nuôi mới với cá ngừ đại dương, và bà Hayasaka cũng nói rằng công ty đang xem xét mở rộng sang cá hồi. Họ cũng nghĩ đến bán công nghệ sang các nước có nghề cá phát triển, như Na Uy và Chile. “Chúng tôi sử dụng điện toán đám mây để chuyển dữ liệu, vì thế chúng tôi có thể làm ăn ở bất cứ nơi nào”, bà nói.

KDDI, hãng viễn thông lớn thứ hai ở Nhật Bản, đang thử nghiệm kỹ thuật nuôi cá thu với một hợp tác xã nghề cá ở Obama, một thành phố ở phía tây hạt Fukui. Cá thu rất phổ biến ở Nhật Bản và được sử dụng trong món sushi, nhưng việc khai thác quá mức đã làm nguồn cá trong thiên nhiên cạn kiệt. 45 năm trước, ngư dân ở cảng Tagarasu ở Obama đánh bắt được 3.580 tấn mỗi năm. Nhưng đến năm 2015, lượng cá hàng năm của họ chỉ còn 1 tấn. “Cá thu không thích hợp môi trường nuôi, bởi da khá mỏng và dễ bị tổn thương. Đó là lý do chúng tôi cần phải tăng tính hiệu quả của trang trại nuôi hơn nữa”, ông Tomonari Ishiguro, giám đốc bộ phận phát triển kinh doanh trên Internet vạn vật của KDDI, phát biểu.

KDDI đã phát triển thiết bị đo dữ liệu môi trường như nhiệt độ nước, nồng độ oxy, độ mặn và kết nối thiết bị với internet để nhà bè có thể theo dõi tình hình bể nuôi từ xa. “Để vỗ béo cá, thời gian cho ăn rất quan trọng”, Ishiguro nói.

“Nghề nuôi cá xưa nay phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và cảm hứng của ngư dân. Chúng tôi đang cố gắng hệ thống hoá mọi vấn đề”, Ishiguro nói. Tadazumi Hamaie, một ngư dân khoảng hơn 60 tuổi ở hạt Obama, cho biết rằng ứng dụng cho cá ăn của KDDI rất dễ sử dụng, ngay cả với những ngư dân lớn tuổi vốn không thạo sử dụng máy tính và smartphone. “Hiệu quả hơn nhiều. Chúng ta không thể quay lại kiểu làm việc xưa cũ”, ông nói.

Mảng kinh doanh chính của KDDI đang gặp áp lực khi chính phủ kêu gọi các hãng viễn thông cắt giảm cước phí đến 40%. Hãng đang tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới như việc bán các bộ cảm ứng. Doanh thu từ ngư nghiệp thông minh hiện dưới 1 tỷ yen, khoảng 9 triệu USD, nhưng Hironori Abe, thuộc bộ phận Internet vạn vật của KDDI, nói ngành này có tiềm năng tăng trưởng gấp mười lần hay thậm chí 100 lần. Các hãng nước ngoài, như Đài Loan, cũng quan tâm đến công nghệ của KDDI.

Trong khi đó, Sharp đã bắt tay với NTT Docomo và đại học Tokyo để thử nghiệm công nghệ mới để nuôi hàu. Các đợt thử nghiệm sẽ kéo dài đến tháng 3/2021 ở hạt Hiroshima, vùng biển nuôi hàu chính ở Nhật Bản. Các sensor gắn vào phao và bè đo nhiệt độ nước và độ mặn, trong khi đó drone bay phía trên phát hiện ấu trùng hàu và thám sát thuỷ triều. Việc phân tích dữ liệu sẽ giúp cho nhà bè quyết định khu vực nào tốt nhất để thả bè và thời gian đính trứng hàu vào vật chủ.

Sharp dự định sẽ dùng công nghệ viễn thông mới nhất 5G để phát triển dịch vụ của mình. Còn chuyên gia Abe của KDDI cũng rất tin tưởng rằng, công nghệ 5G với tốc độ truyền dữ liệu cao và độ trễ mạng thấp, sẽ giúp nghề nuôi trồng hải sản ở Nhật phát triển.

Ricky Hồ (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Gạo ST25 đoạt giải nhất ‘Gạo ngon Việt Nam’ năm 2020

Ngành nông nghiệp sẽ chấm dứt tư duy ngắn hạn từng năm hoặc 5 năm

Một mô hình thay đổi chuỗi giá trị nông sản hiện nay

Sản xuất, chế biến thủy sản hồi phục trở lại bình thường như trước dịch

Đất sen hồng khởi sắc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Nhật Bảnnông nghiệp công nghệ

Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

ĐBSCL không thể giàu lên nếu chỉ dựa vào nông nghiệp

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Yến ‘lập xuân’ bằng sữa chua tổ yến

Chuẩn hội nhập
Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Mekong Connect
Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA