Tự sát - những chuyện chưa nói hết
Tin mới
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
09:22
Du lịch hè bùng nổ: đừng ‘mơ’ tour giá rẻ!
09:18
Châu Á ‘đón đầu’ lạm phát
09:11
Cạnh tranh gay gắt với trái cây ngoại nhập
21:50
Trung Quốc dừng XNK qua cửa khẩu Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Magazine
2022/07/06 - 10:03:46 AM

09:41 - 28/05/2022

Tự sát – những chuyện chưa nói hết

Trong buổi gặp gỡ và đối thoại với chuyện đề “Tự sát – những chuyện chưa nói hết”, hai chuyên gia tâm lý là PGS-TS. Trần Thành Nam và TS. Lê Nguyên Phương trình bày và phân tích một loạt những khía cạnh khác nhau…

“Muốn chuyển hóa những đau khổ của con, cha mẹ cần chuyển hóa chính những khổ đau của mình trước” – TS. Lê Nguyên Phương.

Tự sát không hẳn là do yếu đuối

Một trong số những quan niệm về sức khỏe tâm thần cho rằng những người có ý định tự sát là yếu đuối, không có đủ nghị lực để vượt qua những áp lực của cuộc sống đáng xấu hổ… Quan niệm này nguy hiểm ở hai phương diện: nó khiến người trong cuộc e ngại, sợ hãi, không dám chia sẻ với ai; đồng thời, nó cũng khiến những người ngoài cuộc xem nhẹ tính trầm trọng của vấn đề và khó lòng cung cấp những sự hỗ trợ thích hợp cho người trong cuộc.

Từ góc độ khoa học tâm lý, hai diễn giả đã chia sẻ nhiều nhóm yếu tố nguy cơ khác nhau có thể dẫn dắt một người đến với ý định tự sát. Có những nguy cơ đến từ bản thân như xu hướng diễn giải tiêu cực các sự kiện diễn ra trong cuộc sống, thiếu các kỹ năng điều hoà cảm xúc… cũng như từ ngoại cảnh như những biến cố cuộc đời, hay tình trạng chung gọi tắt là VUCA của thế giới hiện đại với bốn yếu tố: Biến động [Volatility] – Bất định [Uncertainty] – Phức tạp [Complexity] – Mơ hồ [Ambiguity].

TS. Phương cũng nêu ra một yếu tố dẫn đến tự sát quan trọng là tình trạng mất kết nối với chính mình, với người thân gia đình, bạn bè, thầy cô… mất kết nối với quá khứ và tương lai, với thiên nhiên môi trường… TS. Thành Nam thì nêu bật thực trạng mất kết nối này do chăm chú vào những kết nối “ảo” mà bỏ quên hoàn toàn những kết nối thật đáng ra phải thân thiết nhất ngay trong nhà mình.

Cả hai diễn giả đều cho rằng tính kiên cường [resilience] của những thế hệ sau này chưa được cao. Đây là trách nhiệm của những bậc cha mẹ và các nhà giáo dục. Chẳng hạn có những bạn trẻ hiện nay có ít cơ hội để tự lập, tự chủ, trong khi lại dễ dàng được cung phụng, đáp ứng những nhu cầu vật chất hơn. Việc được đương đầu với những khó khăn ở mức hợp lý trong học tập, quan hệ bạn bè, hay tự thoả mãn nhu cầu của chính mình là rất quan trọng trong tiến trình phát triển sự kiên cường của con, và việc cha mẹ can thiệp, làm hộ con quá sớm sẽ gây hại cho tiến trình ấy.

Cần một hệ thống hỗ trợ đa phương

Những dấu hiệu cơ bản để nhận diện bao gồm: về nhận thức, người có ý định tự sát sẽ thường xuyên có những cái nhìn và đánh giá bi quan về bản thân và mọi người, mọi thứ xung quanh; về cảm xúc, người đó thường biểu hiện qua cảm xúc thất thường, thay đổi đột ngột mà không liên quan đến hoàn cảnh; về hành vi, người đó có thể đột ngột cắt đứt các mối quan hệ thân thuộc, tự làm tổn thương mình, làm những điều mang tính thu xếp và vun vén như cho đi những đồ mình quý giá, biểu hiện ngoan hay tốt bụng bất ngờ, và có thể có những lời nói mang tính tuyệt vọng hay ám chỉ tới việc “mình sẽ không còn tồn tại nữa”.

Với những trường hợp trầm cảm nặng đến nỗi không còn năng lượng hay động lực làm một chuyện gì, họ cũng không có cả động lực để… tự sát. Nhưng khi những người này được điều trị, trở nên khá hơn, có một chút năng lượng, họ lại có thể dùng năng lượng đó để… chấm dứt cuộc sống của mình. Cho nên giai đoạn vừa chớm thoát khỏi trầm cảm là giai đoạn rất cần được chú ý. Ông Thành Nam cho rằng có những trường hợp thanh thiếu niên tự sát không phải vì có ý muốn chết, mà chỉ là những xung động nhất thời của cảm xúc. Từ ví dụ đó, ông lưu ý đến việc cần giúp người định tự sát thấy rằng những “cơn sóng thần cảm xúc” mình đang trải qua, khiến mình muốn chết cũng chỉ là nhất thời, chỉ cần một thời gian ngắn là nó sẽ lắng lại. Để giúp đỡ những người đang đứng trên bờ vực, đôi khi một lời hứa của một người đáng tin tưởng giúp họ có điều hy vọng để chờ đợi và hướng tới, hay lời chia sẻ của cha mẹ về ý nghĩa cuộc sống của con cũng có thể là một “cái neo” giúp giữ họ lại với cuộc đời cho đến khi cơn khủng hoảng qua đi.

TS. Phương đề cập tới một số yếu tố tự thân quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tìm đến tự sát, đó là: kỹ năng tự điều hoà cảm xúc với mô hình ba hành động 3R: Reduce [giảm cường độ] – Receive [đón nhận] – Return [trở về]; việc bồi đắp lại những mối kết nối quan trọng trong đời như: giúp người đó tìm lại mục tiêu và lý tưởng sống, chữa lành những tổn thương trong mối quan hệ gắn bó với cha mẹ, hiểu rõ về bản thân và căn tính [identity] của mình; tìm được những người bạn tri kỷ; và khả năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, với những vấn đề nghiêm trọng, việc tìm đến những chuyên gia có chuyên môn là điều cần thiết.

Giúp con cũng là chuyển hóa chính mình

Môi trường gia đình mà trong đó cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần của con cái trong suốt cả cuộc đời. Lý do là vì chính cách cha mẹ nhìn nhận và diễn giải cuộc đời, đánh giá con và những gì con làm sẽ định hình cách con nhận thức về chính mình và thế giới. Một lối giáo dục hà khắc, luôn khiến con cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt, thiếu năng lực… sẽ tạo ra những đứa con đau khổ, tự ti và dễ thất bại. Ngược lại, những cha mẹ nuôi dạy con theo lối Từ Nghiêm [authoritative] với đầy đủ kỳ vọng và sự hỗ trợ, hình thành dạng thức gắn bó an toàn với con, và biết quan tâm nhìn nhận con một cách tích cực vô điều kiện sẽ giúp con trưởng thành lành mạnh về tâm lý, xây dựng được cả sự tự tin lẫn tính kiên cường. Đồng thời, cha mẹ và con cũng cần giúp nhau nhận định rõ và chấp nhận sự bất toàn của cuộc đời, biết rằng mọi cảm xúc buồn vui, hạnh phúc hay đau khổ cũng đều là bình thường và sẽ trôi qua. Không nên bám chấp rằng lúc nào mình cũng phải vui vẻ hạnh phúc thì mới đáng sống. Ba hành động mà cha mẹ cần luôn làm với con là: thông hiểu – đồng cảm – hỗ trợ.

Bên cạnh đó, TS. Phương cũng lưu ý rằng muốn chuyển hoá những khổ đau của con, cha mẹ cần chuyển hoá chính những khổ đau của mình trước. Cha mẹ bình an thì con cũng sẽ bình an. TS. Nam thì bổ sung về tiến trình dạy con cũng là hành trình thành nhân của chính cha mẹ. Cần tránh việc bản thân cha mẹ cũng chạy trốn những cảm xúc bất ý của mình bằng những hành vi 4F bao gồm: Fight [chiến đấu]: về nhà trút bực tức bên ngoài lên vợ chồng con cái; Flight [trốn chạy]: bằng những hành vi vô thức hay “nghiện” điện thoại, nghiện mua sắm, nhậu nhẹt, lảng tránh nói chuyện…; Freeze [đông cứng]: cạn kiệt năng lượng, không muốn làm bất kỳ điều gì, không suy nghĩ kể cả khi con đang nói chuyện với mình; và Fold [bảo bọc, cung phụng]: thoả mãn mọi yêu cầu của con, nhất là về vật chất và hưởng thụ. Điều cần là cùng con chia sẻ những cảm xúc của mình và quan sát chúng trôi qua thay vì răn dạy.

Cuối cùng, những vấn đề nào phát sinh trong khi ta sống cũng đều có thể được hoá giải chỉ khi ta còn sống!

Lương Dũng Nhân ghi (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Chal Thi và câu chuyện hồi sinh mật hoa dừa nhờ công nghệ

Thịt thay thế – tương lai bắt đầu từ bây giờ

Điện ảnh thế giới trở lại guồng quay bình thường

Kho tới bao giờ mới quẹt?

Pacific Foods tìm kiếm những bờ bến mới

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ts lê nguyên phươngtự sát

Tin khác

Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Hãy để cho con làm sai

Hãy để cho con làm sai

Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món

Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’

Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!

‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Báo Xuân
Nồng nã tương ớt Mường Khương

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Dọc đường gia vị miền Trung

Dọc đường gia vị miền Trung

Nực quá thèm canh chua

Nực quá thèm canh chua

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA