Một khu bảo tồn cá tư nhân
Tin mới
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
09:20
Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt
09:09
Condotel bị loại khỏi Luật Đất đai sửa đổi
09:06
Trọng cung hay trọng cầu?
08:57
Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu
19:21
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
12:51
Giá xăng trong nước có thể xuống 21.000 đồng/lít?
12:45
Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu
12:34
Bộ Công an: Sẽ sửa đổi, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới
12:26
Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách
12:20
Công ty chứng khoán nội bắt đầu ‘ngấm đòn’
12:16
Google bị sập trên toàn cầu
12:12
Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Magazine
2022/08/10 - 6:28:51 PM

09:18 - 30/06/2022

Một khu bảo tồn cá tư nhân

Bảy Bon, 56 tuổi, cùng Steven Starman – một người bạn – cùng thả những loại cá giống có nguy cơ tuyệt chủng xuống sông Hậu. Ai nấy nói Bảy Bon là “Ngư ông cứu sinh” trên sông Hậu, theo tour Du lịch “Cồn Sơn hồi đó”.

Bè cá của Bảy Bon.

Mắt xích kết nối tự nhiên

30 lồng bè nuôi cá, chỉ cần mở một vài nắp bỏ thức ăn xuống sẽ thấy sự chào đón nồng nhiệt của những “Nàng hai” (cá thát lát) và nếu mở nắp cùng lúc thì quần thể cá nuôi bè sẽ rộ lên như sóng trào theo thói quen mỗi bữa ăn.

Lần này, Bảy Bon thả thức ăn xuống sông; lập tức cá tra 4-5 ký, cá xác sọc, cá mê rỗ… không biết từ đâu đến, lặn hụp, nhào lộn, lừ đầu – khoe râu không một chút sợ sệt. “Sao anh làm được vậy?”, có người hỏi. “Chim trời cá nước, mình đừng giết nó ăn thịt thì nó sẽ yên tâm chung sống, bầu bạn với mình. Mỗi ngày cho nó ăn, cảm thấy bình yên thì tự nó rủ rê bạn bè tới ngày càng đông”, Bảy Bon nói về những bầu bạn đang bơi lượn.

Trên bè là những tấm ảnh chân dung của những loài cá da trơn, cá cóc, cá éc, cá heo, cá hồng vỹ, cá hô, cá cóc, cá trà sóc, cá bảo ngọc (cá mú nước ngọt), cá tra dầu, cá tra cờ… Đây là cá mê rỗ (Tây gọi là cá cung thủ) có biệt tài bắn tia, cao – xa cả thước tây để con mồi rớt xuống nước. Loài này từ hồi nhỏ đã đi có đôi. Bắt một con thì con kia sẽ lượn lòng vòng tìm cách giải cứu. Bây giờ thì những cặp đôi chung thủy như vậy có thể sống yên ổn ở đây. Anh nói rằng chính mê rỗ đã dẹp được cầu tõm trên sông ở xứ này.

Từ một người mưu sinh với nghề cá, Bảy Bon biến thành mắt xích du lịch từ lúc nào. Tất cả là ký ức, chan chứa, lung linh hình ảnh của Philippe Serene, người gợi ra viễn cảnh nghề cá cho Bảy Bon; là công lao của Philippe Caco và Marc người thành công trong việc cho cá tra sinh sản nhân tạo, ương nuôi cá bột và chuyển giao ra dân từ những năm cuối thập niên 90 – thế kỷ trước.

Từ những thành công ban đầu tới thành công cho cá vồ đém, cá bông lau sinh sản nhân tạo của Philippe Caco và Marc, hiện nay, nhiều người đã biết cách làm cho cá sinh sản nhân tạo. Riêng Bảy Bon, dân Cà Mau, tốt nghiệp trường Đại học Thủy sản Nha Trang, thay vì đua nhau làm ăn với những loài cá có tiềm lực thương mại, anh tập trung vào những loài đang có nguy cơ biến mất. “ Sau khi ra trường, làm việc tại Cục Hải quan, nhờ lý lịch tốt, hễ gặp là người ta cho đi học”, Bảy Bon nói: “ Một hôm, vợ tui nói đi đã đời rồi biết bao giờ mới dừng lại. Lúc đó, vợ tui (Trần Khánh Phượng) đã cho tôm càng xanh sinh sản nhân tạo thành công”.

Chiếc thuyền sinh thái kết bằng chai nhựa của Bảy Bon.

Lập “nhà hộ sanh” cá

Năm 2000, vợ chồng Bảy Bon dắt díu nhau về sông Hậu làm hai lồng bè, nuôi thử nghiệm cá điêu hồng. Bảy Bon nhớ lại: TS Phillip Serene, con trai cố Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang nói “Người sẽ đông hơn, vùng sông nước nên nuôi cá vì chẳng bao lâu sẽ không còn cá tự nhiên nữa”. Cá điêu hồng dễ nuôi, thời gian nuôi ngắn, tốn chi phí ít và thị trường ưa chuộng, dễ kiếm lời, vừa sức người ít vốn như vợ chồng Bảy Bon. Sau đó, nuôi cá bống tượng, cá rô đầu vuông, thát lát cườm… Lứa cá tra sinh sản nhân tạo đầu tiên thành công cũng cùng năm đó.Vài năm sau, các loài cá chạch lấu, xác sọc, cá cóc, cá hô và nay là cá chốt chuột… sinh sản nhân tạo thành công. Bảy Bon đã có thừa kinh nghiệm để tạo bất ngờ từ những loại cá từ sông Amazon như hồng vĩ, cá hạc đỉnh hồng sống bên Úc, cá koi linh ngư của nước Nhật…

Năm 2016, hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều người nuôi cá bị tổn thất.Ai nấy rầu thúi ruột, nhưng điều đó lại thôi thúc Bảy Bon xây dựng khu bảo tồn tự nhiên ngay ở khúc sông này. Cá hô ở ngoài tự nhiên trọng lượng vài trăm ký là bình thường. Trước đây, mỗi khi nó xuất hiện trên sông, quẫy đuôi một cái, sóng nước ầm ầm, ai thấy cũng sợ nên gọi là thủy quái. Thực ra nó toàn ăn rong, rêu. Cá tra dầu tập trung ở thượng nguồn, sinh sản ở vòng nước xoáy và chỉ khi đạt tới trọng lượng 50 kg trở lên mới có trứng… Cá heo nằm ngủ lật bụng, kêu ục ục như heo. Cá trà sóc phóng cao như con sóc. Cá éc, cá mè hôi, cá he cần mẫn rỉa sạch rong rêu, hàu, ốc và cả phân cá khác. Cộng đồng thủy sinh ở Mekong sinh sống theo tầng nước, trật tự và văn minh nên Bảy Bon có thể tập hợp nhiều loài để nghiên cứu khả năng thích nghi. Ô nhiễm ở nông thôn đến mức báo động chứ đâu chỉ có khu vực đô thị, khu công nghiệp tập trung. Không gì đáng sợ bằng tình trạng ô nhiễm môi trường dù ai cũng nói không đánh đổi môi trường để lấy phát triển kinh tế; Trong cuộc đối thoại với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Minh Chính, sáng 29/5/2022, Bảy Bon thẳng thắn nói lên suy nghĩ này.

Sự chịu đựng của dòng sông

Ô nhiễm nguồn nước, khi mắt thường nhìn thấy thì hậu quả là rất nặng nề.Đối với Bảy Bon, con cá không nói được sẽ dùng cái chết để cảnh báo khi nguồn nước “có vấn đề”.  Bảy Bon một mình không thể chống lại việc xả thải ở đâu đó nên thôi thì chịu khó gom những chai nước – là rác thải nhựa trôi trên sông, tắp vào cồn Sơn, bè cá rồi kết lại thành chiếc thuyền và chọn ngày Tết Đoan Ngọ để “rung chuông”. Du khách ghé bè cá có thể thấy lời cảnh báo tinh tế của Bảy Bon, có thể biết rác thải nhựa từ các nơi đã tràn ra đại dương. Không ai có thể nói chính xác là bao nhiêu triệu tấn trong vòng 10 năm qua, nhưng người ta biết chắc tốc độ lấn chiếm ngày càng nhanh hơn, theo kênh TV Da Vinci.

“Hồi trước, có khi mình cũng hớ hênh”, Bảy Bon nói “Sau này tui bỏ mái tôn, lợp lá hai mái nhà trên lồng bè”. Là góp ý của du khách nhưng tui cũng kịp nhận ra mái lá đó nó mát mẻ, thân thiện, gần gũi với tâm khảm của nhiều người.

Hiện nay, thu nhập từ cá thương phẩm và niềm vui từ đón khách du lịch có thể khiến vợ chồng Bảy Bon yên tâm lập khu bảo tồn cá thiên nhiên trên sông Hậu, nhưng ý tưởng này cũng chịu nhiều thách thức từ những người rà cá bằng điện, thả câu bất chấp ranh giới bảo tồn. “Thôi thì việc cần làm phải làm”, Bảy Bon nói.

Năm 2020, được xem là năm ảm đạm đối với cá nước ngọt khi các tổ chức quốc tế xác nhận về sự tuyệt chủng của nhiều loài cá thuộc hệ sinh thái nước ngọt toàn cầu, chẳng hạn loài cá mái chèo khổng lồ đặc hữu của sông Dương Tử). 80 loài cá nước ngọt được IUCN tuyên bố đã tuyệt chủng và 10 loài khác được tuyên bố là tuyệt chủng trong tự nhiên và 115 được phân loại là “Cực kỳ nguy cấp có thể tuyệt chủng” (cá tra dầu, cá đuối, cá heo nước ngọt…).

Nuôi trồng thủy sản chiếm 46% sản lượng cá thế giới (51 triệu tấn), chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cũng không thể bù đắp sự mất mát trong tự nhiên, theo Tiến sĩ Jon Hutton, Giám đốc điều hành Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF).

Bài & ảnh Hoàng Lan (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Thư Oregon: Bữa ăn sao lắm băn khoăn…

Lãng phí thực phẩm, vấn nạn toàn cầu

TS Lê Đăng Doanh: ĐBSCL cần tạo cơ hội để chiếm lĩnh thị trường

Điện ảnh Việt đầy ấn tượng của 2022

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bảy bonkhu bảo tồn cá

Tin khác

Cánh thắng đùi

Cánh thắng đùi

‘Lác’ miệng với món ốc lác bỏ đói

‘Lác’ miệng với món ốc lác bỏ đói

Chả nghêu và chuyện nghêu ngao

Chả nghêu và chuyện nghêu ngao

Sáu biểu hiện định mệnh của sức khỏe

Đi toilet công cộng sao cho an toàn

Biến đổi khí hậu tiếp tay cho bệnh dịch

Nho ‘dại’ và màu xanh lam nước Pháp

Đọc sách: Không thể tìm giác ngộ ngoài thế gian

Báo Xuân
Nồng nã tương ớt Mường Khương

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Dọc đường gia vị miền Trung

Dọc đường gia vị miền Trung

Nực quá thèm canh chua

Nực quá thèm canh chua

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA