Nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế, nhưng sao nông dân vẫn khó khăn?
Tin mới
11:06
Đức đối mặt ‘cơn gió ngược’ trong chuyển đổi xanh
10:55
Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Tây Phi
10:23
Các công ty giao hàng mới tận dụng ‘khoảng trống xe điện’
10:13
Sạc pin xe điện: nhiều bất tiện
09:55
Chứng khoán giảm mạnh: nhà đầu tư đang phản ứng thái quá?
08:51
12 dự án phía Bắc vào chung kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2023
10:43
37 dự án phía Bắc tranh tài tại bán kết Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh – 2023
15:45
3 yếu tố trở ngại với xuất khẩu thủy sản
15:41
TP.HCM sẽ có 3 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách
10:19
Hãng thời trang nhanh bán đồ cũ: nghiêm túc hay đối phó?
10:15
Chiến lược và tham vọng mới của Lotte Shopping
09:59
Trung Quốc và EU là mối lo ngại lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu
09:55
Cảng biển Việt Nam vẫn chưa phục hồi hoàn toàn
09:48
Tỷ giá hạ nhiệt, giá vàng SJC tiếp tục tăng ngược chiều thế giới
09:32
Bất thường thị trường vàng
15:23
Châu Âu sắp ‘ra tay kiểm soát’ xe điện Trung Quốc?
15:08
Giá vàng SJC, vàng nhẫn hạ nhiệt
10:34
Động lực lớn đằng sau sự trỗi dậy của Ấn Độ
10:20
Sở An toàn Thực phẩm không phải ‘cây đũa thần’!
10:12
TP.HCM: Thí điểm quảng cáo trên 125 tủ panel trạm biến áp
Bản tin thị trường
16:24
Thị trường 24/7: HOSE bác thông tin lãnh đạo xin nghỉ việc; Mỹ tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của TQ
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
16:35
Thị trường 24/7: Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ
15:28
Thị trường 24/7: ‘Cô dâu 8 tuổi’ thích thú với bánh xèo Hương Xưa; Đơn hàng mới tăng, chỉ số PMI phục hồi trên ngưỡng 50 điểm
16:10
Thị trường 24/7: Tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng chỉ đạt 1,5%; Muối ‘cháy hàng’ ở Trung Quốc sau khi Nhật Bản xả nước thải hạt nhân
17:14
Thị trường 24/7: Du khách Việt có nhu cầu xuất ngoại tăng cao nhất khu vực ĐNÁ; Novaland bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
16:41
Thị trường 24/7: Trung Quốc đối mặt nguy cơ đình trệ kiểu Nhật Bản; Xuất khẩu rau quả tiếp tục bùng nổ, tăng gần 60%
16:38
Thị trường 24/7: Ấn Độ áp đặt thêm các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo; Pháp chi tiền để nông dân huỷ rượu, phá nho
15:26
Thị trường 24/7: Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo; IAEA công bố chất lượng nước thải từ nhà máy Fukushima
16:13
Thị trường 24/7: Nhật Bản xả nước thải hạt nhân, Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản; Ấn Độ tính cấm xuất khẩu đường
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/09/25 - 1:32:25 PM

11:32 - 11/10/2022

Nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế, nhưng sao nông dân vẫn khó khăn?

Nghị quyết 19-NQ/TW về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế.

Người nông dân làm nông nghiệp vẫn luôn vất vả khó khăn.

Theo đó, phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản… Thế nhưng, có một điều nghịch lý là người nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp lại luôn vất vả khó khăn, trong khi người gián tiếp trong chuỗi cung ứng đầu vào và ra sản phẩm nông nghiệp lại luôn khấm khá. Xung quanh vấn đề này, ĐTTC đã trao đổi với TS Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Liên đoàn Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Cần Thơ.

– Thưa ông, chúng ta thừa nhận nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế nhưng sao đời sống người nông dân vẫn luôn khó khăn?

– Phát triển kinh tế nông nghiệp, gần đây lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng đã nói. Thật ra, sản xuất nông nghiệp là các hoạt động truyền thống từ cây trồng vật nuôi, đất đai, tài nguyên của đất nước, lao động con người… Khi phát triển nền kinh tế nó sẽ đa dạng hơn, tức chuyển sang thị trường để mua bán nhộn nhịp.

Theo tôi, người nông dân đã làm nhiệm vụ sản xuất, bây giờ điều cần là hướng làm sao để nông dân tiếp cận, sản xuất sản phẩm thích ứng với thị trường, và bản thân họ cũng phải có năng lực để bán hàng.

Lâu nay, chúng ta phân chia công việc sản xuất của ngành nông nghiệp, việc tiêu thụ kinh doanh của ngành công thương. Đây là sự phân chia về hành chánh, vô hình trung cắt khúc về chính sách. Lẽ ra, nên tập trung giúp người nông dân sản xuất tham gia vào thị trường, họ biết bán hàng, họ làm luôn cả marketing. Thế nhưng, chính sự “cắt khúc” trên khiến người nông đến nay vẫn chật vật.

Trong một hội thảo mới đây tại Cần Thơ, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, đặt ra câu hỏi đáng suy nghĩ: “Lợi nhuận người dân trồng lúa không tăng trong thời gian dài. Tại sao vậy, ai đã lấy đi của người nông dân? Trong khi đó, các công ty, người cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công ty lương thực… đều giàu lên?”.

Đây là vấn đề cực kỳ lớn với chính sách, nhất là người đã lâu năm làm trong nông nghiệp như anh Thòn đặt vấn đề, rất thấm thía và cần được mổ xẻ kỹ lưỡng. Như vậy, người nông dân đang chịu thiệt. Chuỗi phân phối như thế nào mà khâu bán thuốc sâu, dịch vụ, thương lái,  xuất khẩu… đều giàu, chỉ người nông dân vẫn khó khăn. Bản chất vấn đề ở đâu? Vấn đề này cần phải có những khảo sát, điều tra căn cơ hơn.

Vậy chúng ta nói chuyển từ sản xuất sang nông nghiệp và sang kinh tế nông nghiệp, nhưng chuyển làm sao để nông dân tham gia các phân khúc đang bị người ta lấy mất phần lợi nhuận. Vấn đề trọng điểm là làm sao để nông dân không đơn thuần chỉ là chủ thể trong sản xuất của nông nghiệp, mà họ phải được tham gia các phân khúc khác để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, như khâu đầu vào vật tư nông nghiệp, dịch vụ, xay xát, chế biến, tiêu thụ…

Đó mới là vấn đề chính sách. Vấn đề này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu, nằm ngoài những nhà kinh tế, mà là của Nhà nước và địa phương phải giải quyết bài toán: làm sao cho người nông dân có thu nhập cao hơn

– Vậy với riêng ĐBSCL cần làm gì để phát huy lợi thế vùng miền, thưa ông?

– Lợi thế vùng miền, các chuỗi giá trị dĩ nhiên mỗi vùng miền có đặc thù riêng. Chính phủ phân chia, Bộ KH-ĐT cũng phân chia 6 vùng miền có tính đặc thù. Và ĐBSCL nổi lên đặc thù về cấu trúc là sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản. Nay cấu trúc này có thêm những lợi thế như thời tiết, khí hậu để có thể làm điện gió, điện mặt trời…

Nhưng trên cơ bản vẫn là lợi thế nông nghiệp và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy chúng ta cần tập trung phát triển những ngành chế biến để cho sản phẩm nông nghiệp cung cấp được cho thị trường trong và ngoài nước.

Ở đây có 2 vấn đề đặt ra. Trước đây chúng ta nhấn mạnh đến xuất khẩu do bối cảnh những năm 1980-1990 Việt Nam  thiếu ngoại tệ, và cũng chỉ tập trung nhiều vào lúa gạo. Nay lúa gạo có thặng dư xuất khẩu, đi theo nó có một số ngành như thủy sản với con tôm, con cá khi vượt mức nhu cầu của vùng và trong nước đã tiến tới xuất khẩu.

Như vậy, ĐBSCL đã hình thành các dòng sản phẩm chính là lúa gạo, thủy sản và trái cây. Đây là các chuỗi sản xuất lớn và lợi thế vùng miền của ĐBSCL.

Tuy nhiên, phải chấp nhận khi các chuỗi giá trị tập trung cho xuất khẩu với sự chuyên môn hóa cao, buộc phải xuất hiện tình trạng sử dụng ít lao động vì cạnh tranh để giảm chi phí, tức phải loại bớt lao động. Bên cạnh đó, có những hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trước đây biến mất vì tất cả tập trung cho những chuỗi lớn xuất khẩu.

Nhưng ngược lại có thể phù hợp với chương trình OCOP hiện nay (chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới).

Thực ra một số ngành tiểu thủ công nghiệp mất đi đã từng gắn với nhiều thế hệ tích góp dạng cha truyền con nối, khi mai một không thể nào bắt tay trở lại được. Do vậy cần một chính sách nếu phù hợp cho họ chuyển đổi, nếu cần sự đa dạng ngành nghề phải giữ lại và phục hồi những ngành tiểu thủ công nghiệp “vang bóng một thời”.

Khi còn làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan (nay là Bộ trưởng Bộ NN-PTNT) rất thích mô hình hội quán. Đây là mô hình nhẹ nhàng tập trung những người cùng ngành nghề để trao đổi kinh nghiệm. Ở hội quán kinh nghiệm và kiến thức được chia sẻ, rất bổ ích cho nông dân.

Theo Vĩnh Tường/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Sau hạn, mặn làm sao hồi sinh đất đai suy kiệt?

Xuất khẩu tôm vừa mừng vừa lo

Bản đồ sạt lở vùng ĐBSCL vẫn chưa hoàn thiện?

Xuất khẩu gạo vào EU: Việt Nam chỉ bằng 1/6 so với Thái Lan

Mekong Connect 2022: ‘Chủ động nâng chất liên kết, tích hợp để phát triển bển vững’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nông dânnông nghiệp

Tin khác

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA