Omega-3 'chơi' omega-6
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Lối sốngAn toàn thực phẩm
2023/01/29 - 4:10:54 PM

15:49 - 06/04/2018

Omega-3 ‘chơi’ omega-6

Khoa học chỉ mới nhận thấy giữa việc tiêu thụ quá nhiểu omega-6 so với omega-3 và các bệnh thời đại có mối liên hệ thôi, chứ chưa khẳng định liên hệ đó là nhân quả.

  • Những chuyện lắt léo về các thứ omega
  • Bổ sung omega-3 không ngừa được bệnh tim
  • Omega-3 thần thánh, thủng xốp và tim mạch

Khoa học chỉ mới nhận thấy giữa việc tiêu thụ quá nhiểu omega-6 so với omega-3 và các bệnh thời đại có mối liên hệ thôi, chứ chưa khẳng định liên hệ đó là nhân quả.

Omega-3 và omega-6 được coi là những acid béo thiết yếu. Cơ thể con người không tổng hợp được các acid này mà phải lấy từ nguồn thực phẩm. Nhưng hai thứ acid thiết yếu này lại có những chức năng đối lập nhau. Ông nghĩ sao về điều này?

Vũ Thế Thành: Omega-6 không chỉ có một loại, mà có nhiều loại. Hai loại omega-6 phổ biến nhất là acid arachidonic (AA) có từ thịt, trứng sữa và acid linoleic (LA) có từ dầu thực vật. Chức năng những loại acid omega-6 này khác nhau. Do đó, nếu nói chung chung rằng acid béo omega-6 có chức năng đối lập với omega-3, theo tôi, không ổn lắm. Nhưng tôi có thể đoán được chức năng đối lập mà bạn ám chỉ là, omega-6 gây viêm, còn omega-3 chống viêm, phải không?

Đúng vậy. Gây viêm có hại, chống viêm có lợi. Omega-6 có lợi cho sức sức khỏe hơn omega-3, đúng không?

Viêm là một đáp ứng của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể khi bị vi trùng, virus… tấn công, khi va đập, té ngã… hoặc bên trong cơ thể có vấn đề gì đó. Viêm không hẳn là xấu, nhưng viêm dai dẳng, viêm thường xuyên là điều rất bất lợi cho cơ thể.

Các omega-6 loại LA (trong dầu ăn), và nhất là loại AA (có trong thịt, trứng…) khi tiêu hóa chuyển thành các eicosanoids. Eicosanoids có nhiều loại, một trong các loại này là leukotriene B4 (LTB4) gây viêm. Có loại còn làm ngưng kết tiểu cầu, dễ nghẽn mạch. Nói chung các eicosanoids phát sinh từ LA và AA đều có hại. Điều thú vị là các omega-3, nhất là loại EPA cũng chuyển hóa thành các eicosanoids. Những eicosanoids từ omega-3 lại có lợi cho tim mạch, chống viêm.

Có nghiên cứu cho rằng, một phần LA khi tiêu hóa sẽ chuyển thành một loại omega-6 khác là acid gama-linolenic (GLA). Omega-6 này lại có tính chống viêm. Nhưng nếu tiêu thụ nhiều omga-6 loại AA (có trong thịt trứng) thì việc chuyển hóa LA thành GLA lại bị ức chế. LA bị ức chế lại chuyển thành các eicosanoids có hại, gây viêm.

Người ta nhận thấy khẩu phần ăn ở các nước phương Tây có tỷ lệ tiêu thụ omega-6 so với omega-3 ngày càng tăng, và rồi các bệnh viêm mãn tính như gan nhiễm mỡ không do alcohol, bệnh viêm ruột (IBD), viêm thấp khớp… cũng tăng. Và họ đi đến kết luận, các bệnh thời đại này có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều omega-6 so với omega-3.

Có tài liệu cho rằng, ban đầu loài người tiêu thụ hai loại acid này bằng nhau, sau rồi acid omega-6 tăng vượt lên ở các nước công nghiệp hóa, như Nhật là 9:1, Mỹ là 10:1… nên bây giờ mới phát sinh ra nhiều bệnh như ông nói. Không hiểu tỷ lệ này nên như thế nào là tốt?

Trước đây con người tiêu thụ chất béo chủ yếu từ mỡ động vật, thịt cá hay dầu olive, dầu đậu phộng… là những loại dầu có ít omega-6, nên tỷ lệ tiêu thụ omega-6 và omega 3 là ngang nhau 1:1.

Nhưng khi công nghiệp phát triển, việc ép dầu, lọc dầu dễ dàng hơn, rẻ hơn, nên các loại dầu cao omega-6 như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu bắp, dầu mè…được tiêu thụ thoải mái. Mức tiêu thụ omega-6, do đó gấp 10 – 20 lần so với trước đây. Con người tiêu thụ thêm quá nhiều dầu omega-6, nhưng dùng dầu omega-3 lại không tăng. Sự mất cân bằng quá lớn giữa omega-6 và omega-3 được cho là thủ phạm gây ra các bệnh thời đại, do gây viêm nhiều, chống viêm lại ít.

Một số nhà dinh dưỡng cho rằng nên đưa về tỉ lệ 4:1, nghĩa là tiêu thụ omega-6 nhiều gấp bốn lần omega-3 là được. Tôi không hiểu họ dựa vào đâu để đưa ra tỉ lệ 4:1. Mà bạn cũng thấy đó, thời buổi này, gà chiên, khoai tây chiên, fast food…tràn ngập với nhịp sống công nghiệp thì liệu có áp dụng 4:1 được không?

Nếu tiêu thụ nhiều omega-6, thì tiêu thụ tăng omega-3 lên, chẳng hạn ăn nhiều hải sản, uống mấy viên omega-3… thì đưa về tỉ lệ 4:1, thậm chí 2:1 cũng được chứ sao không?

Đây là quan điểm “chạm”… thần kinh. Tại sao không giảm tối thiểu omega-6, và tăng tối đa omega-3 lên? Không phải tiêu thụ quá nhiều chất béo so với nhu cầu cơ thể, dù đó là chất béo tốt như DHA, EPA,… là đã có lợi cho sức khỏe

Công dụng của chất béo là tạo năng lượng, một thứ năng lượng dự trữ khi glucose bột đường bị hụt. Nhưng một số loại acid béo như omega-3 và omega-6, ngoài chuyện “than củi”, còn có hoạt tính sinh học nữa, thiếu chúng là cơ thể sinh chuyện ngay. Cũng cần nói thêm, khoa học chỉ mới nhận thấy giữa việc tiêu thụ quá nhiểu omega-6 so với omega-3 và các bệnh thời đại có mối liên hệ thôi, chứ chưa khẳng định liên hệ đó là nhân quả. Nói cách khác, ăn quá nhiều omega-6 so với omega-3 chưa chắc đã là nguyên nhân gây bệnh thời đại.

Cho đến nay, Hiệp hội tim Hoa Kỳ (American Heart Association – AHA) chỉ khuyến cáo ăn ít chất béo bão hòa thôi, chẳng hạn với mức tiêu thụ 2.000 calo, lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày nên từ khoảng 44 – 78g, trong đó chất béo bão hòa không quá 13g. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ. AHA chưa đá động gì tới tỉ lệ omega-6 và omega 3 cả.

Công Khanh thực hiện (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

Vũ Thế Thành: Cởi ‘nỗi oan Thị Kính’ cho bột ngọt

Các Hội nước mắm đề nghị dừng ban hành tiêu chuẩn về nước mắm

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Dịch tả heo châu Phi không lây cho người, thịt heo an toàn

Dừng thẩm định dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm

Tiến sĩ ‘nước mắm’ bị mời ra khỏi phòng họp

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bệnh thời đạiomega-3omega-6

Tin khác

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Masan lên tiếng về 1.440 kg mì Omachi bị tiêu hủy ở Đài Loan

Người Việt ăn thịt, uống sữa ít hơn 2 – 5 lần châu Âu, Bắc Mỹ

Nhật Bản kiểm soát an toàn thực phẩm như thế nào?

An toàn thực phẩm vẫn trong ‘vùng đỏ’

Thu hồi gần 8.000 hộp kem Haagen Dazs nhập khẩu vào Việt Nam

Ẩm thực - Du lịch
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Phù phiếm giấm nuốc?

Phù phiếm giấm nuốc?

An toàn thực phẩm
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Sức khỏe - Y tế
‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Văn hóa - Giáo dục
Tết người Việt một căn cước văn hóa

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Mèo du xuân

Mèo du xuân

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA