SCIC hướng tới mục tiêu trở thành Quỹ đầu tư Chính phủ
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2022/07/07 - 8:04:33 AM

09:24 - 16/12/2021

SCIC hướng tới mục tiêu trở thành Quỹ đầu tư Chính phủ

Việc trở thành Quỹ đầu tư Chính phủ (QĐTCP) sẽ giúp Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) có cơ chế thuận lợi hơn khi đầu tư vào doanh nghiệp (DN), nhằm sinh lợi vốn nhà nước và góp phần hỗ trợ DN vượt khó khăn.

Năm 2005, khi SCIC “chào đời” với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN và đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, nhiều quan điểm nghi ngại về hiệu quả của mô hình này. Nhưng sau 15 năm, hiệu quả hoạt động của SCIC đã khẳng định tính đúng đắn của quyết định này.

So với thời điểm thành lập, doanh thu tăng gấp 54,6 lần; vốn chủ sở hữu SCIC tăng gấp 16,2 lần; tổng tài sản tăng gấp 12,2 lần; lợi nhuận sau thuế tăng gấp 55,62 lần. Số tiền SCIC nộp ngân sách nhà nước tăng 869,12 lần.

Tuy nhiên, song song với kết quả đã đạt được, hoạt động của SCIC còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, cơ chế hiện hành được áp dụng đối với DNNN (trong đó có SCIC) chưa hoàn toàn nắm toàn quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế phù hợp để đánh giá hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tính trên toàn bộ danh mục vốn đầu tư/vốn quản lý/vốn chủ sở hữu được giao của SCIC.

Trong khi đó, giai đoạn 2021-2030, một trong những mục tiêu của SCIC là chuyển đổi mô hình hoạt động, hướng tới trở thành QĐTCP từ sau năm 2025. Lộ trình chuẩn bị chuyển mình trở thành QĐTCP được SCIC nêu rõ trong dự thảo Chiến lược phát triển 2021-2030 tầm nhìn đến 2035 và dự thảo Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đánh giá về dự thảo Chiến lược này, Bộ KH-ĐT đề nghị SCIC đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước ngay trong giai đoạn 2021-2025 để tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Từ đó hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà đầu tư của Chính phủ, hướng tới trở thành QĐTCP.

Cùng đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị SCIC sớm chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình QĐTCP, chậm nhất đến năm 2026 phải hoàn thành.

Đề xuất giải pháp chuyển đổi

Các chuyên gia kinh tế nhận định, sau 15 năm hoạt động, với quy mô, nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy, SCIC đang có những điểm tương đồng nhất định với QĐTCP. Đây là điều kiện thuận lợi của SCIC trong việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình này.

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của Việt Nam, mô hình QĐTCP mà SCIC hướng tới không hoàn toàn giống như các QĐTCP trên thế giới. Trong đó, điểm khác biệt lớn nhất là thay vì tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại nước ngoài là chính, SCIC chủ trương tập trung các nguồn lực để tìm kiếm và hiện thực hóa các cơ hội đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam và các DN trong nước.

Việc đầu tư vào thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lượng và các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế là hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của SCIC và được thể hiện xuyên suốt từ khi thành lập đến nay. Khi tham gia đầu tư, SCIC sẽ đóng vai trò là người cung cấp “vốn mồi” để thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài, tận dụng những lợi thế sẵn có của SCIC.

Căn cứ trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế về hệ thống pháp lý cho hoạt động của các QĐTCP; phân tích, đánh giá hệ thống văn bản pháp lý hiện hành cho hoạt động của DNNN nói chung và SCIC nói riêng; SCIC kiến nghị cơ quan chức năng ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động đặc thù của SCIC theo mô hình QĐTCP theo thông lệ quốc tế.

Về nguồn lực tài chính, để đảm bảo quy mô hoạt động của một QĐTCP, SCIC kiến nghị nguồn vốn hoạt động của Tổng công ty có thể được hình thành từ các nguồn: Lợi nhuận sau thuế của SCIC giữ lại (hiện đang nộp ngân sách nhà nước theo Luật 69/2014/QH13); Thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DN (hiện đang nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN); Vốn huy động và các nguồn vốn khác.

Cùng với đó, SCIC sẽ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyển đổi từ hoạt động quản trị DN sang hoạt động đầu tư kinh doanh vốn theo mô hình QĐTCP (đào tạo chứng chỉ quản lý quỹ, CFA, CPA…); xây dựng cơ chế tiền lương để thu hút chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư…

Việc phát triển SCIC theo hướng trở thành QĐTCP phù hợp với định hướng phát triển các DNNN quy mô lớn, hoạt động hiệu quả. Đây cũng là giải pháp thiết thực trong việc tăng cường quy mô và chất lượng danh mục tài sản của Nhà nước do SCIC đại diện chủ sở hữu. Đồng thời, bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng sức chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia.

Theo M.Trâm/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Thành lập tập đoàn bán lẻ VN, những bất cập có thể thấy trước

Lê Đăng Doanh: Doanh nghiệp ‘vượt dốc’ đại dịch

Nợ xấu tiềm ẩn ở mức 2 con số

Không phải ‘tiền đâu’, mà là thị trường

Bảo vệ quyền rút lui khỏi thị trường

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:quỹ đầu tư chính phủscicvốn nhà nước

Tin khác

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Vì sao Singapore luôn xanh hóa?

Vì sao Singapore luôn xanh hóa?

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Trung Quốc: Ổn định thị trường, nhưng nhà nước điều phối

Tự sự về tự… hủy

Cộng đồng trách nhiệm

Cà phê sáng
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA