Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
Tin mới
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
10:18
Làm báo ở Sài Gòn thập niên 1960
09:36
Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry
09:32
3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát
16:24
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%
16:10
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’
16:06
Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%
15:53
Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2022/07/02 - 11:59:11 PM

14:51 - 08/06/2022

Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc

Thị trường thép đang chịu nhiều áp lực từ các yếu tố hiện hữu (chính sách zero Covid của Trung Quốc) và cả những nỗi lo về rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng trong trung hạn, như nguy cơ suy thoái kinh tế bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.

Theo đó, giá thép trên thị trường thế giới vẫn chật vật tìm kiếm đà tăng, sau khi bắt đầu quá trình giảm từ quý 3/2021 đến nay. Tính tới ngày 1/6, giá hợp đồng kỳ hạn tháng 6 của thép cuộn cán nóng và thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải (SHFE) lần lượt giao dịch quanh mức 4.817 NDT/tấn và 4.522 NDT/tấn. Mức giá này thấp hơn khoảng 11% so với đầu tháng 4 và thấp hơn khoảng 24% so với quý 3 năm ngoái. Cùng thời điểm, giá thép cuộn cán nóng tại Mỹ giao dịch trên sàn COMEX quanh mức 1.190 USD/tấn, giảm tới 39% so với mức đỉnh.

Bất ổn liên tiếp

Cuối quý 3/2021, thị trường thép bắt đầu biết đến khả năng vỡ nợ của tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande và giá thép giảm kể từ đó. Điều này đến như sự tất yếu sau quá trình tăng trưởng liên tục, đặc biệt giá thép đã tăng mạnh kể từ mức đáy tháng 4/2020 (ảnh hưởng bởi đại dịch). Diễn biến ảm đạm của thị trường bất động sản tại Trung Quốc đã duy trì đà giảm của giá thép, cho tới khi chính phủ có những động thái chính sách hỗ trợ đối với tập đoàn Evergrande nói riêng và các công ty trong ngành xây dựng – bất động sản của nước này. Giá thép trên sàn Thượng Hải tạo đáy vào cuối tháng 11/2021 và dần phục hồi.

Tuy nhiên, sau đó chính sách zero Covid đã làm đảo lộn kế hoạch hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế Trung Quốc, khi chính quyền phong tỏa trên diện rộng diễn ra ở nhiều tỉnh thành lớn kể từ cuối tháng 3. Do đó, giá thép trên sàn Thượng Hải tiếp tục giảm. Trong cùng khoảng thời gian đó, giá thép tại Mỹ thậm chí giảm nhiều hơn, do tăng trưởng GDP quý 1 của nước này bất ngờ âm 1,4%.

Theo báo của Hiệp hội Thép thế giới, Trung Quốc chiếm 53% sản lượng sản xuất thép và 56% nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Số liệu cho thấy nền kinh tế nước này có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng của ngành thép. Quốc gia lớn thứ 2 trong sản xuất và tiêu thụ thép là Ấn Độ, nhưng quy mô chỉ bằng 1 phần 10 so với Trung Quốc. Quy mô ngành thép của Nga chỉ chiếm 2-4% thị trường ngành, nên chiến tranh giữa Nga và Ukraine không làm ảnh hưởng nhiều tới nguồn cung thép thế giới. Trong khi đó, với nhu cầu tiêu thụ lên tới gần 1 tỷ tấn của Trung Quốc, chỉ cần nước này phong tỏa kéo dài, nhu cầu tiêu thụ có thể giảm tới 83,3 triệu tấn mỗi tháng, lớn hơn sản lượng cả năm của Nga.

Các yếu tố tác động

Nhu cầu tiêu thụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới xu hướng giá thép. Và Trung Quốc với quy mô ngành thép lớn hơn cả phần còn lại của thế giới, sự tăng trưởng kinh tế của nước này có sự tương quan thuận rất cao tới nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu, thể hiện qua hệ số tương quan đo được là 0,97. Chính vì vậy, khi các sự kiện bất ổn diễn ra tại Trung Quốc kể từ quý 3/2021 đến nay, như vỡ nợ của Evergrande, chính sách zero Covid, đã làm dấy lên những lo ngại về sự sụt giảm GDP của kinh tế nước này và gây áp lực lên đà giảm của giá thép.

Vừa qua, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống còn 3,5%, thay vì 5,1% như dự báo trước đó. Đồng thời IIF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu xuống còn 2,2% từ mức dự báo tăng trưởng 4,6%. Như vậy, dựa vào mối tương quan này có thể ước tính, nhu cầu tiêu thụ thép thế giới năm 2022 vẫn tăng trưởng khoảng 1,6% so với năm trước, và vượt mốc 2 tỷ tấn.

Trong khi đó, về phía nguồn cung sản xuất toàn cầu theo báo cáo của World Steel, lũy kế 4 tháng đầu năm nay chỉ sản xuất được 619.100 tấn, thấp hơn 7,1% so với tốc độ sản xuất của cùng kỳ năm ngoái. Do đó ước tính sản xuất năm nay có sự sụt giảm khoảng 2,4% so với năm 2021, tức chỉ đạt khoảng 1,9 tỷ tấn thép. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt cán cân cung – cầu khoảng 100.000 tấn thép, khi Trung Quốc chuẩn bị nới lỏng phong tỏa và quay trở lại hoạt động kinh tế bình thường.

Ngoài ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu thụ, giá các loại nguyên liệu như quặng sắt, than cốc, thép phế liệu là những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng tới giá thành sản xuất thép. Đối với những nhà máy thép sử dụng công nghệ BOF, chi phí quặng sắt chiếm khoảng 36,3% giá vốn sản xuất, chi phí than cốc chiếm khoảng 33,3%, và thép phế liệu chiếm khoảng 12,4%. Còn đối với các nhà máy theo công nghệ EAF, chi phí thép phế liệu chiếm tới 82%.

Về hiệu quả đối với chi phí theo báo cáo của VCBS, công nghệ BOF có chi phí thấp hơn khoảng 20% so với dùng công nghệ EAF. Giá than cốc tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đà tăng kể từ cuối năm 2021 đến nay, dự kiến đà tăng còn tiếp diễn hoặc ít nhất giá được neo cao trong thời gian dài, do Trung Quốc định hướng giảm khí thải CO2 theo cam kết quốc tế. Giá quặng sắt đầu tháng 6 vừa qua đã chạm mức 900 NDT/tấn lần đầu tiên trong gần 6 tuần, do Thượng Hải được dỡ bỏ phong tỏa. Với các chi phí đầu vào sản xuất tiếp tục neo ở mức cao, cán cân cung – cầu ước tính thiếu hụt, giá thép được kỳ vọng hồi phục khi nền kinh tế Trung Quốc quay trở lại hoạt động bình thường.

Theo Phạm Tuấn/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19

Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE

Nông sản Việt vào cửa hàng thời trang Uniqlo

Giá vàng tăng mạnh lên mức 74,4 triệu đồng một lượng

Vì sao giá một tách cà phê thượng hạng Panama vượt mốc 300 USD?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:thị trường thépTrung Quốc

Tin khác

Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng

Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng

Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc

Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc

Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023

Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023

BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định

Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?

Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam

Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ

Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA