FaceCar – khởi nghiệp với… 1 tỉ đô?
Tin mới
14:55
Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản
14:49
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
11:36
App gọi xe Trung Quốc – Didi lên kế hoạch bước chân vào châu Âu
11:20
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt hai vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ và Nga
11:12
Áp lực lạm phát dần trở lại
10:36
Hải Quan đưa 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm vào diện lưu ý
10:32
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt
09:43
Tập đoàn Hòa Phát quyết định sản xuất container
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
12:19
Tương lai của vật liệu mới
12:16
Bộ TN-MT đề xuất thành lập mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam
12:13
Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc
11:02
Úc thông qua luật buộc Big Tech phải trả tiền tin tức
10:59
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?
10:14
Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
Bản tin thị trường
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/02/26 - 7:47:03 PM

08:28 - 15/03/2017

FaceCar – khởi nghiệp với… 1 tỉ đô?

Có vẻ như phần mềm gọi xe của người Việt là FaceCar sẽ không được cộng đồng quan tâm nếu như gần đây không xuất hiện những thông tin về một nhà đầu tư Đức cam kết rót… 1 tỉ USD vào dự án khởi nghiệp này.

  • Thị trường taxi đón thêm đối thủ mới từ nhà…
  • Taxi truyền thống thay đổi hay là… chết?
  • Gọi xe bằng ứng dụng còn như canh hẹ
Tran Thanh Nam - FaceCar

Giữa những tranh cãi về thực hư của con số này, nhà sáng lập FaceCar là Trần Thanh Nam vẫn quyết tâm thay đổi thế giới.

Chỉ cần phần nho nhỏ…

Nam là học lập trình tại Aptech (FPT), sau đó chuyển sang làm việc cho NIIT (Hoa Sen), đúng với nghề nghiệp là lập trình từ năm 2001. Sau đó, theo lời vị giám đốc này, có chuyển sang làm vài dự án về kinh doanh nhưng mức độ thành công không như mong muốn!

Khi Uber và Grab vào thị trường Việt Nam, Nam cùng với những người bạn đầu tư hàng chục đầu xe hơi để tham gia dịch vụ này. Khi tham gia hai dịch vụ này, là dân lập trình, cộng với chút kinh nghiệm kinh doanh, Nam suy nghĩ: “Tại sao không làm dịch vụ gọi xe bằng ứng dụng (app)? Nhu cầu còn lớn lắm, chỉ cần có một phần rất nhỏ trong dịch vụ này là đã thành công”. Nghĩ là làm.

Nhưng theo lời Nam, phải “đập phá” nhiều lần, ứng dụng mới chạy được như ngày hôm nay. “Đến giờ này, có thể nói ứng dụng của Nam và các đồng sự mới tạm gọi là hoàn chỉnh bước đầu. Đã là công nghệ, nhà sáng tạo phải cập nhật, phải thay đổi liên tục mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cuộc sống”, Nam nói.

Tháng 3/2016, Nam bắt tay vào viết ứng dụng và đặt tên là FaceCar. Hai tháng sau, ứng dụng này được tung ra bên ngoài, chủ yếu là người quen, giới tài xế… để nhận diện cũng như đánh giá về mức độ thân thiện và tiện lợi so với những ứng dụng cùng chức năng.

Tháng 12/2016, Nam chính thức công bố FaceCar trên kho ứng dụng Android và iOS. Theo Nam, tính đến thời điểm này, có hơn 40.000 lượt tải từ Android và hơn 28.000 ứng dụng trên iOS. Riêng FaceCar dành cho tài xế hơn 10.000 lượt tải.

“Dù số lượng tài xế còn ít hơn các dịch vụ khác, nhưng với 3.000 tài xế tham gia, trong đó có hơn 2.000 tài xế luôn sẵn sàng “chạy”, vậy đã là ước mơ của FaceCar vào những ngày đầu khởi nghiệp”, Nam chia sẻ.

Đi FaceCar được trả giá!

Về giao diện, FaceCar cũng có điểm đón, điểm đến, giá cước sàn… như những ứng dụng khác. Nhưng theo lời Nam, điểm mới của FaceCar là “đi chung, chở chung” và khách hàng được trả giá cước. Nếu chấp nhận mức cước của khách hàng đưa ra, tài xế sẽ gọi điện và đến đón khách hàng tại điểm đón. Còn trên tuyến đường đón khách thứ nhất, nếu có khách thứ hai cũng đặt xe cùng tuyến, xe sẽ tới đón nếu còn chỗ.

Nam giải thích: “Việc đặt ra tiêu chí đi chung, chở chung là nhằm tiết kiệm khoảng trống trên xe, cũng là cách góp phần giảm ùn tắc xe vào giờ cao điểm tại những đô thị như Hà Nội, TPHCM…”

Không chỉ gọi xe hơi, FaceCar còn mở rộng sang các dịch vụ khác như vận chuyển hàng hóa đường dài. Nam giải thích thêm, có những chuyến xe vận chuyển hàng hóa đường dài còn trống chỗ, nếu khách có nhu cầu chở hàng, sẽ được chở với mức cước rẻ hơn rất nhiều khi bao nguyên chiếc. Trong tương lai, FaceCar sẽ có thêm dịch vụ gọi xe hai bánh cũng với tính năng tương tự như gọi xe hơi, xe tải hàng…

Trên ứng dụng, khi khách hàng chạm vào từng biểu tượng xe màu đỏ (xe chờ đón khách) sẽ hiện ra những thông tin về tên tài xế, loại xe, số điện thoại di động… để khách hàng “chọn mặt” và dễ dàng liên lạc. Chủ xe phải là thành viên của các hợp tác xã vận chuyển hành khách, chỉ cần đăng ký qua mạng để tham gia.

Nói với Thế Giới Tiếp Thị, Nam cho rằng, khi nghĩ đến FaceCar với những nét riêng, không phải là cạnh tranh đối đầu với những “đại gia” mà chỉ là thêm công cụ cho cả người tiêu dùng lẫn tài xế có thêm cơ hội lựa chọn một công cụ để được “trả giá” như là một thói quen của người Việt khi mua hàng hóa, dịch vụ…; được đi tỉnh xa với một mức cước “không bị chặt chém” cũng như tạo ra cơ hội tìm kiếm việc làm thêm cho những tài xế có xe nhàn rỗi, thậm chí là những tài xế đang chạy cho hãng dịch vụ khác như Grab, Uber…Sau khi xuất hiện tại TPHCM, hiện nay dịch vụ FaceCar đã có mặt tại Cần Thơ, Hà Nội và Vinh.

FaceCar

Sau khi xuất hiện tại TPHCM, hiện nay dịch vụ FaceCar đã có mặt tại Cần Thơ, Hà Nội và Vinh.

Nốt son 1 tỉ USD?

Nhiều tên tuổi khởi nghiệp bằng công nghệ như FPT, VNG… cũng chỉ là con số 5 triệu USD. Được chừng ấy vốn, quá “khủng khiếp” vào thời điểm đó. Cách đây tròn 10 năm, Intel công bố đầu tư 1 tỉ USD vào Việt Nam đã là sự kiện đình đám của đầu tư nước ngoài. Để có được nhà máy Intel tại khu công nghệ cao, đã có tác động nhiều chiều từ giới chính trị của hai nước Mỹ – Việt.

Nhưng, cuối tháng 12/2016, khi FaceCar công bố ứng dụng trên kho ứng dụng, nhà khởi nghiệp chưa tới tuổi 40 này đã được một nhà đầu tư từ Đức cam kết đầu tư… 1 tỉ USD!

Trên trang facebook cá nhân, Nam đã viết: “Trên thế giới, có lẽ cũng rất khó tìm thấy có một nhà đầu tư nào đã dành trọn 5 ngày để thuyết phục founder (sáng lập) của startup (khởi nghiệp) hãy dành trọn niềm tin cho họ. Tôi đã tính tới việc không nhận vốn đầu tư và sẽ bước đi trên con đường đầy chông gai mà một số người nhận xét tôi không biết lượng sức mình. Nhưng tôi đã bị thuyết phục bởi chiến lược đầu tư dài lâu nhằm đưa trí tuệ Việt ra ngoài biên giới”.

Nhà đầu tư mà Nam nói đến chính là Mai Vũ Minh, chủ tịch tập đoàn Sapa Thale (Đức).

Chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị, ông Mai Vũ Minh nói: “Chỉ có ứng dụng chưa đủ, phải có vốn để hỗ trợ các hoạt động về quản trị hệ thống, đối tác, tài xế, khách hàng và phát triển thị trường. Tôi xin được nói rõ hơn: 1 tỉ USD không chỉ dành riêng cho FaceCar tại Việt Nam mà còn là ở nhiều quốc gia khác, từ việc viết lại giao diện FaceCar phù hợp với thói quen tiêu dùng của từng quốc gia, hợp tác với các đối tác, phát triển thị trường… Số tiền trên, tôi thừa nhận là không quá nhỏ nhưng không phải là quá lớn nếu muốn đưa FaceCar ra thị trường nước ngoài”.

Theo lời ông Minh, bắt đầu từ tháng 3/2017, sẽ bắt đầu giải ngân 40% nguồn vốn trên trong thời gian 6 tháng. “Bước ra thế giới lúc nào cũng được nhưng phải chuẩn bị đầy đủ, từ nghiên cứu thị trường, con người cho đến phát triển đội ngũ tài xế, thủ tục…”, ông Minh nói thêm. Trong 6 tháng tới, FaceCar sẽ bắt đầu tìm đối tác ở các quốc gia Thái Lan, Malaysia…

Được cam kết đầu tư với số tiền mà chính Nam cũng không bao giờ dám nghĩ đến, là cơ hội “quá son” để FaceCar lớn nhanh hơn. Nhưng Nam cũng thừa nhận rằng: “Để FaceCar tồn tại và phát triển, chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Từ câu chuyện thương hiệu, thị trường, quản trị hệ thống, đội ngũ tài xế, chăm sóc khách hàng…”.

Tương lai của FaceCar như thế nào, chưa thể nói được vào lúc này. Nhưng so với những dự án khác, về lý thuyết, FaceCar có nhiều thuận lợi hơn…

bài, ảnh Song Minh
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình – ‘mơ hồ’ giải pháp!?

Điêu khắc Việt Nam gian nan vì thiếu công nghệ?

Oppo F9 lập nhiều kỷ lục mới

Mobiistar Prime X Max đã chính thức xuất hiện

Cảm tình viên – một Việt kiều hai mặt

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:facecargọi xe ứng dụngkhởi nghiệpmai vũ minhthị trường taxitrần thanh nam

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA