Đem theo ký ức thành phố
Tin mới
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
12:19
Tương lai của vật liệu mới
12:16
Bộ TN-MT đề xuất thành lập mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam
12:13
Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc
11:02
Úc thông qua luật buộc Big Tech phải trả tiền tin tức
10:59
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?
10:14
Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
Bản tin thị trường
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/02/26 - 8:27:36 AM

17:01 - 26/05/2019

Đem theo ký ức thành phố

Tôi đang ở một nơi gần Bắc cực, nơi người ta đang dời một thị trấn nhỏ.Và không khỏi nhớ đến cách người ta đối xử với các thành phố cũ trên quê hương.

  • 77 kiến trúc sư kiến nghị xem lại quy hoạch…
  • Đà Lạt sẽ dỡ bỏ rạp Hoà Bình, di dời…

Ngôi nhà thờ quá lớn và nặng, không có con đường nào đủ rộng để dời cả nhà thờ đi. Người Thụy Điển quyết định sẽ tháo từng phần của ngôi nhà thờ để đưa đến chỡ mới, lắp đặt lại, gần tòa thị chính.

Kiruna là thị trấn cực bắc của Thuỵ Điển, nằm trong Vòng Bắc cực.Mùa đông, mặt trời hiện lúc gần trưa đến 2 giờ chiều là biến.Mùa hè, mặt trời mọc giữa đêm.Tôi đến vào giữa mùa đông, đầu tháng 1/2019. Lúc đó gần 7 giờ tối. Bác tài xe buýt thả xuống đâu đó, ân cần chỉ hướng tìm nhà khách. Tuyết kêu ken két dưới chân. Những hạt tuyết mịn thong thả rơi óng ả lấp lánh. Ánh đèn đường vàng vàng dọi xuống, màu tuyết trắng hắt nhẹ lên. Đôi khi một chiếc xe chậm rãi đi ngang. Cả không gian trắng sáng và trắng mờ ảo ảo. Âm 12 độ C. Không gay gắt, buốt giá hay tê tái gì cả.Lạnh một cách bình thản.

Giáng sinh đã đi qua nhưng dọc đường còn cây Noel trước vài sân nhỏ. Những căn nhà ở đây thấp, ánh sáng từ bên trong lọt qua khe cửa một dải vàng in trên tuyết. Đêm đông.

Không có dấu hiệu nào cho thấy thị trấn này sẽ dời khỏi địa điểm hiện nay để dịch chuyển ba cây số về hướng đông. Cả nhà cửa và nhà thờ.Bên dưới khung cảnh bình yên này là mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới. Mỏ đang đào sâu dần vào trung tâm, nếu không dời đi thì thị trấn sẽ đổ ập xuống vào cuối thế kỷ này. Ngưng khai thác mỏ không phải là giải pháp. Mỗi ngày, thép trui luyện từ quặng sắt khai thác đủ cung cấp để xây sáu cái tháp Eiffel, đủ thép để sản xuất 40.000 chiếc xe hơi. Nguyên liệu ấy làm ra thép, từ cái kẹp giấy cho đến nhà chọc trời.Trữ lượng nhiều nhất thế giới, chất lượng tốt nhất thế giới. Một vấn nạn phải quyết định, không đơn giản chỉ lùa dân vào khu “tái định cư” hay đi chỗ khác chơi, là xong.

Một thị trấn nhỏ, chưa tới 20.000 người, có sân bay, ga xe lửa, trạm xe buýt, những quán cà phê xinh xắn, vài tiệm tạp hoá, nhà thương, trường học, và nhà thờ. Những người dân thong thả đẩy xe càng đi trên tuyết trắng, chậm rãi với đôi chút ngẩn ngơ trong một thị trấn chỉ vừa qua trăm tuổi. Chút ngẩn ngơ hiền lành ấy chính là đời sống, là hạnh phúc, sao lại vì tiền mà đuổi người ta đi.

Và người Thuỵ Điển đã quyết định sẽ dời một số dân đi. Nhưng người dân không đi một mình. Những ký ức và kỷ niệm của họ sẽ đi theo. Họ sẽ đi xa căn nhà xưa ba cây số thôi, cùng với những toà nhà và kỷ vật thành phố đã sống cùng họ. Tiêu biểu nhất là nhà thờ Kiruna bằng gỗ. Đó là kết hợp giữa kiến trúc Gothic và mái nhọn như chiếc lều du mục của thổ dân Bắc cực Sami, ngôi nhà thờ xây trước năm 1950 đẹp nhất nước, trong mắt người Thuỵ Điển.

Thị trấn Kiruna sắp sửa được di dời cả nhà cửa, tình yêu và ký ức.

Tôi tản bộ đến nhà thờ Kiruna vào một sáng sớm gần 11 giờ (vẫn còn sớm), mặt trời mới chơm chớm toả một vòm sáng vàng rơm từ một đường chân trời trắng xoá, rọi thẳng một đường đo đỏ vọt lên bầu trời tĩnh lặng từng cụm mây tím nhạt. Tuyết ngập cả sân, dâng lên vách gỗ màu nâu đỏ ở hàng hiên.Hình như ngôi nhà thờ được xây trên đồi, không chắc lắm địa hình vì tuyết nhô cao thành khối đủ hình dạng.Xung quanh là rừng cây trơ trọi cành khô lẫn trong tuyết trắng.Lần đầu tiên trong đời thấy một khung cảnh tráng lệ và trầm ngâm đến như vậy. Ngôi nhà thờ quá lớn và nặng, không có con đường nào đủ rộng để dời cả nhà thờ đi theo kiểu “thần đèn” của Việt Nam. Người Thuỵ Điển quyết định sẽ tháo từng phần của ngôi nhà thờ để đưa đến chỗ mới, lắp đặt lại, gần toà thị chính, nơi người dân sẽ được đưa đến.Kế hoạch sẽ hoàn tất vào năm 2026.

Nhà thờ Kiruna xây năm 1912. Nhưng tuổi tác không phải là vấn đề.

Người Thuỵ Điển rất giàu, thừa sức xây một thành phố khác tráng lệ hơn gấp mười lần cái thị trấn nhỏ nhoi này để mời dân tới ở. “Chúng tôi không muốn chỉ dời nhà cửa mà thôi, chúng tôi muốn đưa cả lịch sử và tâm tình đi theo”, bà Clara Nyström, chuyên viên bảo tồn của hội đồng thành phố nói về kế hoạch di dời. “Về mặt kỹ thuật, chúng tôi không phải tính toán là phải dời nhà cửa đi bằng cách nào, cái chính là làm sao dời cả tình yêu và ký ức. Không phải dời chỗ ở, mà làm sao dời cả nơi chốn với ký ức mang theo”.

Tôi đọc được một bài báo cũ để xen kẽ với các tờ rơi quảng cáo trong trung tâm du lịch Kiruna.Bài báo xuất bản tháng 12/2018. Một nhân viên cao cấp thuộc công ty LKAB – là công ty đang khai thác mỏ, chủ nhân đang làm ra tiền nhờ quặng mỏ, nói: “Con tôi lớn lên nơi đây, bây giờ chúng lớn rồi đi nơi khác học. Khi chúng trở về thăm quê hương, chốn cũ đã không còn nữa, Kiruna không còn là Kiruna trong ký ức chúng nữa.Nói làm sao đây?Cho nên xây phố mới thì phố ấy phải còn lưu giữ kỷ niệm cũ mới được”.

Người Thuỵ Điển đã có cách bảo tồn “kỷ niệm cũ vẫn còn nguyên vẹn đó” (thơ Nguyễn Đình Toàn). Họ tháo những tay nắm cửa của toà thị chính cũ đem qua lắp ráp vào toà thị chính mới toanh vừa xây xong; và sử dụng lại bất cứ những món gì có thể gọi kêu ký ức. Họ đưa nguyên tháp đồng hồ cũ đến đặt bên cạnh thị sảnh mới.Tháp này không già gì, chỉ mới 60 năm cuộc đời.Nhưng tháp đồng hồ, cũng như các bùng binh hay ngôi chợ bên mình thường nằm ngay trung tâm thành phố, là cả một trời ký ức. Mai đây, nhà thờ Kiruna cũng sẽ được dọn đến một nơi mới, còn nguyên. Để những giáo dân hay ngoại đạo đều có thể sống lại bầu khí đã đi qua đời mình khi nhìn thấy nóc tháp nhọn riêng biệt, nhớ một Giáng sinh nồng nàn ân sủng, hay một buổi lễ trầm ngâm người đến. Không ai nỡ lòng nào vùi dập kỷ niệm. Những bước chân ban ngày vội vã hay thư thả, những bước chân lầm lũi ban đêm hay gánh hàng rong kẽo kẹt khuya vắng ngang qua những thành quách hay chỉ là một khu chợ cũ, đều là hồn thành phố. Chúng ta đang chứng kiến những người đang sống trên quê hương nhưng hồn đã mất khi các vết tích đang lụi tàn.

bài và ảnh Hồ Đắc Túc (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Sáu xu hướng công nghệ ở CES 2019 sẽ làm thay đổi thế giới

Smartphone cao cấp ‘thời xa vắng’…

Công ty TNHH TM và SX túi xách Trúc Linh

Grab nhận 150 triệu USD đầu tư từ Yamaha Motor

Luật pháp: Nhanh và chậm

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Hồ Đắc Túcký ức thành phốthị trấn kirunathuỷ điện

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA