Cuối năm, doanh nghiệp giữa muôn trùng vây thuế, phí
Tin mới
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
16:25
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh
16:02
2 tháng đầu năm 33.000 doanh nghiệp rời thị trường
15:39
ByteDance lấn sân mảng giáo dục trực tuyến
15:28
Mỹ kêu gọi giới đại học ‘bảo vệ nghiên cứu công nghệ’
15:22
Ngành cá tra lại đối mặt thiếu nguồn cung cục bộ
15:17
Đầu tư của Trung Quốc vào Úc giảm gần 2/3
09:40
Vắc xin chưa thể cứu ngành du lịch?
09:35
CPI tháng 2 của TP.HCM tăng 1,19%
09:31
Đập Tam Hiệp góp phần ‘khai tử’ sông Dương Tử
09:25
Ông Trump tuyên bố mình là linh hồn và tương lai của đảng Cộng hòa
12:49
Giá vàng miếng SJC đắt hơn thế giới ở mức kỷ lục
12:28
Thương mại điện tử giúp Indonesia chống đỡ cú sốc kinh tế hậu Covid-19
12:11
Hai tỷ phú Hàn Quốc cho đi phân nửa tài sản làm từ thiện
11:52
Xiaomi tính mở nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng
22:10
Trung Quốc tiếp tục miễn trừ thuế với một số loại hàng hóa Mỹ
Bản tin thị trường
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/03/02 - 12:04:52 PM

00:12 - 16/12/2015

Cuối năm, doanh nghiệp giữa muôn trùng vây thuế, phí

Đang rôm rả bàn về các vấn đề thời sự kinh doanh, khi nhắc đến nợ công và thâm hụt ngân sách, giọng vị tổng giám đốc một doanh nghiệp ở TP.HCM chùng xuống và thở dài: “Sắp tới, thể nào cũng phải đón nhiều đoàn thanh tra thuế đến đây”.

“Sắp tới, thể nào cũng phải đón nhiều đoàn thanh tra thuế đến đây”

“Sắp tới, thể nào cũng phải đón nhiều đoàn thanh tra thuế đến đây”

Các chỉ dấu cho thấy một nguyên nhân sâu xa: ngân sách đang thiếu. Hai khoản thu có thể bù đắp được sự thiếu hụt này, một là phát hành trái phiếu, hai là từ thuế, phí. Phát hành trái phiếu có vẻ dài hạn hơn, còn áp lực ngắn hạn dồn lên thuế. Và cơn ám ảnh truy thu thuế khởi nguồn từ đó, không phải là điều mới, nên cứ mỗi lần ngân sách khó khăn là giới doanh nghiệp lãnh đủ.

Còn nhớ năm 2013 khi đã chín tháng mà ngân sách thu còn hụt rất lớn, mới chỉ đạt 66,6% dự toán. Cả ngành thuế lẫn hải quan hạ quyết tâm, và cuối cùng ngân sách chẳng những thu đủ mà còn vượt thu một cách ngoạn mục. Sự thở phào của ngân sách chính là tiếng thở dài ngao ngán của các doanh nghiệp khi chứng kiến sự siêng năng thăm viếng của các viên chức ngành thuế. Năm đó, giá dầu vẫn còn gần 100 USD/thùng.

Năm nay, giá dầu lại đang giảm một cách mạnh mẽ, về mức 38 USD/thùng, ngân sách lại đang hụt thu rất lớn. Ngành hải quan lại vào cuộc và “phát hiện” rất nhiều doanh nghiệp đã “khai sai mã số thuế”. Ngành hải quan bèn “áp lại cho đúng”, và truy thu các khoản từ năm năm về trước. Một lần nữa, giới kinh doanh Việt Nam đang sống giữa muôn trùng vây của thuế, phí, và những lá đơn kêu cứu chỉ như những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ, khi mà phần đa số đành chọn cách im lặng.

“Sự thở phào của ngân sách chính là tiếng thở dài ngao ngán của các doanh nghiệp khi chứng kiến sự siêng năng thăm viếng của các viên chức ngành thuế”.

Khai sai mã số thuế đang là một lý do được ngành hải quan ưa chuộng. Câu chuyện về tám doanh nghiệp ngành sữa kêu cứu cho khoản truy thu 1.000 tỉ đồng, cuối cùng đã có kết quả: hải quan đã ngừng ban hành quyết định truy thu thuế khi các doanh nghiệp này “kêu” lên tận Chính phủ. Một vài cuộc “kêu cứu” khác cũng dấy lên, chẳng hạn như công ty TNHH Hilex Việt Nam, vốn đầu tư chủ yếu của Nhật Bản, với lãnh đạo bộ Tài chính vì bị Hải quan Hải Phòng truy thu số tiền thuế lên tới 4,5 tỉ đồng. Nguyên nhân cũng là vì cơ quan hải quan cho rằng công ty này đã khai sai mã số thuế và tiến hành phong toả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty này.

Thị trường đang rả rích những tin đồn về các chỉ tiêu ngân sách mà ngành thuế – hải quan đang chịu áp lực. Nhiều người tỏ ý cảm thông khi thấy cũng khổ cho hải quan và thuế đang gánh trên mình nhiệm vụ, vừa phải làm đúng vừa phải bảo đảm ngân sách. Và dĩ nhiên, áp lực đó được “chia lửa” cho các doanh nghiệp. Và rồi, tất cả những loại chi phí không tên, cũng như những khoản thuế phí truy thu này, doanh nghiệp dồn lên người tiêu dùng.

Giữa lúc đó, với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã cận kề cùng hàng loạt các hiệp định mậu dịch tự do khác sắp có hiệu lực. Người tiêu dùng sẽ chẳng còn chịu cảnh mua đắt này khi thuế suất nhập khẩu được cắt giảm và hàng hoá từ bên ngoài tràn vào. Họ sẽ có cơ hội mua hàng hoá rẻ hơn, đẹp hơn. Trong khi người tiêu dùng đón nhận tin vui thì giới doanh nghiệp đã lo sốt vó.

Một cuộc truy lùng khác đang được các nhà đầu tư FDI đang chuẩn bị “mài dao mài kéo” tìm và mua lại các doanh nghiệp trong nước. Thị trường trong thời gian qua đã chứng kiến những làn sóng các nhà đầu tư từ Malaysia và Singapore đổ tiền vào các dự án khủng, cùng lúc các nhà đầu tư Thái Lan đến và mua các doanh nghiệp trong nước.

Hơn 500.000 doanh nghiệp hiện hữu là quá ít đối với một đất nước 92 triệu dân. Ở diễn đàn Kinh tế mùa thu năm nay, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải có đến 2 triệu doanh nghiệp mới lật được thế cờ của hội nhập. Hiện tại, chừng 500.000 doanh nghiệp là không đủ sức. Nhưng mới chỉ 1/4 con số mơ ước đó mà mọi thứ đã đầy ngổn ngang.

Trần Hoàng Phi

 

Có thể bạn quan tâm

‘Siêu phẩm’ nóng, khách hàng lạnh

Dịch vụ ‘xe ôm công nghệ’ có gì hay?

4 nhà khoa học người Việt: ‘Hãnh diện một nửa’

Những mối quan hệ độc hại (P.1): Nghiện bị ngược đãi

Facebook ra mắt ‘mạng xã hội công sở – Facebook Workplace’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệpthuế phí

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA