
10:07 - 15/03/2017
GS Arnoud De Meyer: Bốn thách thức lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Trong hội thảo “Tự do thương mại – cơ hội và thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” do Hội DN HVNCLC, CLB Doanh nghiệp Dẫn đầu (LBC) phối hợp cùng trường đại học SMU (Singapore) tổ chức cuối tuần qua, giáo sư Arnoud De Meyer, hiệu trưởng đại học SMU phác thảo nên 4 thách thức lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
TGTT lược trích phần nói chuyện của ông.
“Đầu tiên là xu hướng gia tăng bảo hộ. Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa đang gặp phải thách thức rất lớn. Thách thức lớn nhất hiện nay là chính quyền Mỹ hiện nay dưới sự điều hành của Tổng thống Donald Trump với tư tưởng bảo hộ. Chúng tôi cũng nhìn thấy xu hướng tương tự ở châu Âu. Châu Âu hiện nay cũng đang gia tăng vấn đề bảo hộ thương mại và Brexit (nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) chính là biểu hiện đó và rút khỏi toàn cầu hóa nền thương mại quốc tế.
Thách thức thứ hai đó là mạng lưới của các nhà máy sản xuất công nghiệp ngày càng phức tạp hơn và toàn cầu hóa trong thương mại. Một đất nước như Việt Nam, Thái Lan hay Singapore phải định vị như thế nào trong mạng lưới toàn cầu đó? Và quan trọng hơn chúng ta đảm bảo rằng, những nhà máy trong Việt Nam của mạng lưới toàn cầu phải ổn định và an toàn.
Ngày nay ta có thể thay đổi những mô hình trong nhà máy này một cách rất nhanh chóng. Có thể họ đang ở Việt Nam nhưng ngày mai họ đã di chuyển đến Myanmar. Gốc rễ của những nhà máy này là không sâu và có thể đi bất kỳ đâu trên thế giới. Bên cạnh đó chúng ta có những nhà máy sản xuất ra những sản phẩm vô cùng phức tạp, được thiết kế riêng, may đo và có những quy trình sản xuất được sở hữu về trí tuệ. Do đó ta cần nhiều năng lực về quản lý, kỹ thuật… vì đó là những thứ không thể nào di dời một cách nhanh chóng được.
Vậy thách thức cho mọi người là làm sao đảm bảo rằng, những nhà máy trong đất nước chúng ta phải có các gốc rễ sâu hơn. Khi đó thì họ là một phần của nền kinh tế chúng ta chứ không phải là tài sản mà ta dễ đánh mất.
Điều tôi muốn chia sẻ là mạng lưới cung ứng toàn cầu ngày nay ngày càng sử dụng nhiều hơn về Big Data, phân tích khả năng học hỏi của máy móc (Machine Learning). Dữ liệu lớn chúng ta sử dụng từ những nhà khổng lồ như Google. Bây giờ ta có nhiều sản phẩm thông minh với nhiều nội dung và dữ liệu trong đó. Vậy thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu là làm sao chúng ta lấy được dữ liệu đó, làm sao xây dựng được mức độ dày đặc những dữ liệu thông minh đó vào trong sản phẩm của chúng ta. Điều này cũng quyết định đến quy trình sản xuất của ta.
Vậy sản phẩm thông minh là gì? Chẳng hạn, những áo sơ mi được sản xuất đồng nhất và số lượng lớn, nhưng chúng ta có thể di chuyển đến mảng là làm áo sơ mi may đo. Vì dụ thứ hai là Adidas, là công ty sản xuất dụng cụ, quần áo, dày dép thể thao. Họ bây giờ cũng có hệ thống mà không đơn thuần là tìm cách xem kích thước bàn chân mình là bao nhiêu và trông như thế nào. Họ có thể đặt những cảm biến vào cơ thể mình để xem mình đi bộ thế nào, di chuyển ra sao… sau đó dựa trên những dữ liệu này họ có thể thiết kế giày chạy bộ hoàn hảo nhất chỉ dành riêng cho bạn. Gần đây Adidas đang xây dựng một nhà máy như thế ở Indonesia và họ sẽ sử dụng dữ liệu từ đo lường của người tiêu dùng khi họ đeo vào người. Hãng Coca Cola cũng làm như thế.
Thách thức thứ ba chính là các tiêu chuẩn phải được chuẩn hóa. Tôi nghĩ người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn về sản phẩm mà họ dùng. Người tiêu dùng yêu cầu thông tin rất cao và ta phải cung cấp cho họ nơi xuất xứ, quy trình sản xuất… Chẳng hạn, một miếng vải có thể giúp cho ta tăng nhiệt hoặc giảm nhiệt dựa vào môi trường bên ngoài. Hay đó là cách đóng gói thông minh. Hay chiếc vali Samsonite này tôi thích nhất, nó cho biết ta đang chuẩn bị đi đâu và nó sẽ từ chối khi ta đưa nhầm nó lên máy bay… tức là vali đó có thể gởi cho ta biết thông tin rằng “tôi đang bị đưa lên nhầm chuyến bay”…
Tôi muốn nói, khi chúng ta nói về chuỗi cung ứng ta phải nhìn lại sản phẩm rằng, trước đây sản phẩm vật chất có rất ít thông tin, nhưng ngày hôm nay sản phẩm không còn nhiều về vật chất nữa mà nó nặng hơn về mức độ thông tin. Nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách ta sắp xếp, tổ chức chuỗi cung ứng của mình.
Thách thức thứ 4 mà tôi muốn chia sẻ là khái niệm về sản phẩm vật chất bây giờ đã bị xóa nhòa. Xuất thân của tôi là kỹ sư và tôi luôn làm việc để tạo ra những sản phẩm vật chất. Nhưng ngày nay, trong những nhà máy đó có nhiều giá trị hơn, đến từ việc kết hợp từ sản phẩm, thông tin và mạng lưới dịch vụ. Điều này tác động rất lớn đến những nước trong ASEAN… Ta phải định vị lại bản thân trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Nguyễn Viên ghi
Theo TGTT
Có thể bạn quan tâm
Quảng cáo di động App đã vượt web
Bình luận thị trường: Chợ cần chuyển mình giữa thời siêu thị tiện lợi
Các chuỗi bán lẻ vẫn đặt cược vào cửa hàng truyền thống
Những ‘bẫy độc’ trong thịt nhập
Cứ vậy thì chịu sao thấu?
Tin khác


Giày Thượng Đình bất ngờ ‘hot’ nhờ màn lăng xê vô tình của các Tiktoker

Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này