
13:51 - 13/03/2017
Bốn thách thức khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
“Adidas, là công ty sản xuất dụng cụ, quần áo, dày dép thể thao. Họ có hệ thống không đơn thuần là tìm cách xem kích thước bàn chân mình bao nhiêu, như thế nào” .

GS Arnoud De Meyer – Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore chia sẻ tại hội thảo: “Tự do thương mại – Cơ hội và thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” ngày 10/3. Ảnh: T.Q
“Họ có thể đặt những cảm biến vào cơ thể để xem mình đi bộ như nào, di chuyển ra sao… dựa trên những dữ liệu này họ có thể thiết kế giày chạy bộ hoàn hảo nhất dành riêng cho mình”.
Đó là câu chuyện được Giáo sư Arnoud De Meyer, Hiệu trưởng Trường ĐH Quản lý Singapore (SMU) dẫn khi nói đến việc sử dụng Big Data tại hội thảo: “Tự do thương mại – Cơ hội và thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” do Hội DN HVNCLC, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Dẫn đầu (LBC) phối hợp cùng trường đại học SMU (Singapore) tổ chức.
Theo GS Arnoud De Meyer, mạng lưới cung ứng toàn cầu ngày nay càng sử dụng nhiều hơn về Big Data, phân tích khả năng học hỏi của máy móc.
“Hiện nay có nhiều sản phẩm thông minh với những nội dung và dữ liệu trong đó, thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu làm sao doanh nghiệp lấy được dữ liệu đó để xây dựng những dữ liệu thông minh vào trong sản phẩm của mình”.
Theo đó, khi nói về chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần nhìn lại sản phẩm để đánh giá, trước đây sản phẩm vật chất có ít thông tin, nhưng ngày nay, sản phẩm không còn nhiều về vật chất nữa mà nó nặng hơn về mức độ thông tin. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách sắp xếp, tổ chức chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Theo GS Arnoud De Meyer, gần đây Adidas đang xây dựng một nhà máy ở Indonesia và họ sẽ sử dụng Data từ đo lường của người tiêu dùng để phát triển sản phẩm.
Ngoài yếu tố Big Data, GS Arnoud De Meyer còn nói thêm 3 thách thức lớn nữa trong chuỗi cung ứng hiện nay.
Thứ nhất là xu hướng gia tăng bảo hộ cũng như là toàn cầu hóa trong thương mại, phân tích của GS Arnoud De Meyer cho thấy, sự bùng nổ của thương mại toàn cầu dẫn tới sự bùng nổ của ngành cung ứng toàn cầu.
Ông khẳng định, đây là điểm tích cực cho thế giới, bởi điều đó cho phép rất nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể trở thành một phần của nền kinh tế thế giới.
“Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa đang gặp phải thách thức rất lớn. Đó là chính quyền Mỹ hiện nay dưới sự điều hành của Tổng thống Trump, cũng như châu Âu đang gia tăng vấn đề bảo hộ thương mại và Brexit là biểu hiện đó”.
Một điểm nữa mà giáo sư Arnoud De Meyer đề cập đến, đó là mạng lưới của các nhà máy sản xuất công nghiệp ngày càng phức tạp hơn, đặt ra thách thức trong quản lý cho các tập đoàn, các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chúng ta có những nhà máy sản xuất ra những sản phẩm vô cùng phức tạp, được thiết kế riêng, may đo và có những quy trình sản xuất được sở hữu về trí tuệ. Do đó ta cần nhiều năng lực về quản lý, kỹ thuật… và nó không thể nào di dời một cách nhanh chóng được.
Vậy thách thức đặt ra là làm sao đảm bảo rằng, những nhà máy trong đất nước mình không thể di chuyển đến các quốc gia khác mà họ bám gốc rễ sâu hơn tại nước mình. Và như thế nó là một phần của nền kinh tế chúng ta chứ không phải là tà sản mà ta dễ đánh mất.
Một đất nước như Việt Nam, Thái Lan, Singapore phải định vị như thế nào trong mạng lưới toàn cầu đó. Và quan trọng hơn phải đảm bảo rằng, những nhà máy tại Việt Nam của mạng lưới toàn cầu phải ổn định và an toàn, GS Arnoud De Meyer gợi mở.
Và điểm cuối cùng, theo GS Arnoud De Meyer, là khái niệm về sản phẩm vật chất bây giờ đã xóa nhòa.
Ngày nay, trong những nhà máy có nhiều giá trị hơn, đến từ việc kết hợp sản phẩm, thông tin và mạng lưới dịch vụ. Điều này tác động rất lớn đến những nước trong ASEAN…
“Với Việt Nam, các bạn phải định vị lại bản thân trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
T. Quỳnh
Theo BSA
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này