Cao Phong và Phú Quốc, bài học sinh tử
Tin mới
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
10:51
Kinh tế Hong Kong đối diện bốn thách thức nghiêm trọng
10:27
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam
21:37
Người giao hàng ở Hàn Quốc ‘làm việc đến chết’
21:27
Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu
21:22
THACO xuất khẩu lô ôtô và linh kiện phụ tùng lớn nhất từ trước đến nay
21:18
53 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại
16:39
Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk
12:33
Facebook thông báo khôi phục quyền truy cập tin tức tại Úc
12:25
Giới chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
12:10
Giá Bitcoin lại trượt sâu
10:28
11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam
Bản tin thị trường
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2021/02/25 - 3:07:09 AM

10:02 - 04/01/2017

Cao Phong và Phú Quốc, bài học sinh tử

Cuối năm, bạn tôi đưa các con về chơi Hoà Bình, Mộc Châu, các tỉnh miền núi phía Bắc. Họ cùng đến thị trấn Cao Phong, và kinh ngạc về những vạt đồi trồng cam mà mỗi cây đều sai trái, trĩu quả.

  • Chuyện buồn thương hiệu
  • Sau vụ arsenic, thị trường nước mắm ra sao?
  • Arsenic gây hoang mang cho người tiêu dùng, nhưng lợi…
cam-cao-phong

Bà Đào Quỳnh Nga đang thu hoạch cam Cao Phong trong vườn nhà. Ảnh: Minh Cường.

Các cháu nhỏ vào vườn cam tự hái trái ăn, cam an toàn, ngọt thanh, ăn ngay tại vườn thật dễ chịu. Mừng cho người nông dân, từ khi cây đặc sản vùng này được cấp chỉ dẫn địa lý, giá cam từ 7.000 đồng/kg đã tăng lên gấp 5 – 6 lần (40.000 đồng).

Mà không phải chỉ dán nhãn. Ở đây, việc trồng cây cam có chỉ dẫn địa lý được chăm sóc trên cả chuỗi giá trị: từ khi chọn giống tới chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân, vôi… đều thực hành theo tiêu chuẩn VietGAP.

“Tiêu chí đặt ra là khi cam vào vụ thu hoạch, chất lượng và độ an toàn phải được đảm bảo”, những người nông dân nhấn mạnh. Điều quan trọng nữa là, địa phương còn thành lập hội Trồng cam Cao Phong chuyên đi kiểm tra các nhà vườn, giám sát khi thu hoạch để xem dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có đạt chuẩn hay không. Việc giám sát lẫn nhau này nhằm đảm bảo sự công bằng cho các hộ trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, giữ uy tín chung cho cam Cao Phong. Trong khi đó…

Nước mắm Phú Quốc và cú sẩy chân sinh tử

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (gồm 28 nước thành viên) tháng 10/2012, và cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại EU.

Khi dự án EU-MUTRAP giúp cho nước mắm Phú Quốc được cấp chỉ dẫn địa lý của EU, ông Đào Đức Huấn, phó giám đốc trung tâm Phát triển nông thôn, chuyên gia dự án EU-MUTRAP cho biết, sản phẩm được bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện: chỉ tiêu chất lượng đặc thù; được kiểm soát theo các quy định trong quá trình sản xuất là có khả năng truy xuất nguồn gốc, nghĩa là phải sản xuất, đóng chai tại huyện đảo Phú Quốc và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng, có dán tem chỉ dẫn địa lý.

Mất sáu năm trời, nước mắm Phú Quốc mới được EU chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo bộ Công Thương, kể từ khi được EU chấp nhận bảo hộ, số lượng sản phẩm nước mắm bán ra tại thị trường này đạt gần 500.000 lít.

Không chỉ tăng số lượng, với tên gọi xuất xứ được bảo hộ này thì giá bán của sản phẩm Phú Quốc theo chứng nhận của cơ quan hữu quan Việt Nam đã tăng từ 30 – 50%, tuỳ từng loại sản phẩm khác nhau.

Tuy vậy, tháng 10 vừa qua, chúng ta chứng kiến một “cú” sinh tử giáng vào ngành nước mắm truyền thống. Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) đã công bố 67% mẫu nước mắm Việt Nam có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng nhiều lần.

Và “tình cờ”, một danh sách được cho là danh tính của 150 thương hiệu nước mắm được khảo sát cũng được công khai. Trong đó, chỉ có vài thương hiệu nước mắm như Chinsu, Nam Ngư… là nằm trong giới hạn ngưỡng thạch tín cho phép. Ngay cả những nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc được cấp chỉ dẫn địa lý cũng bị cho vào danh sách “vượt ngưỡng thạch tín” luôn.

May mà cơ quan chức năng ngăn chận kịp thời tai hoạ “bôi bẩn cho đến chết” bằng kỹ thuật cũ (từng sử dụng thành công khi tung chất độc 3-MCPD trong nước tương năm 2013), là tạo ra một cơn sợ hãi dữ dội về độc tố trong nước mắm để người tiêu dùng kinh sợ mà… chỉ chọn mua sản phẩm của họ.

Rút kinh nghiệm từ tình hình nguy hiểm này, các hãng nước mắm Việt Nam đã ngồi lại với nhau và mới bắt đầu tính chuyện thành lập câu lạc bộ nước mắm truyền thống để cùng bảo vệ nhau, có tiếng nói chung phản ứng lại những kiểu cách cạnh tranh không lành mạnh. Đó là điều mà bao nhiêu năm qua, 288 công ty nước nắm truyền thống Việt Nam chưa làm được. Ngồi lại với nhau rồi, làm sao bảo vệ nhau?

Họ quyết định cùng nhau xây dựng bộ tiêu chuẩn cho chính sản phẩm nước mắm. Bộ tiêu chuẩn đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc phải đạt được về an toàn, chất lượng sản phẩm và cũng để cho những thứ không phải là nước mắm chen vào, phá hoại thị trường, thanh danh của nước mắm.

Thời buổi hội nhập, cạnh tranh với thế giới, người nông dân cũng phải xông pha ra thị trường, đương đầu với đối thủ để sống còn. Nhiều khi không phải đối thủ từ bên ngoài triệt mình mà đối thủ ngay trong nước cũng thẳng tay, không cho con đường sống. Họ phải tự cứu lấy mình đúng bài bản: liên kết nhau, cùng đặt chuẩn, cùng xây dựng chỉ dẫn địa lý và nhất là luôn sản xuất, kinh doanh theo quy trình an toàn, thì mới có thể phát triển bền vững.

Kim Hạnh
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Nỗi buồn đô thị

Giám sát bữa ăn trưa học sinh, chuyện khó!

Chuyện sau những chiếc xe ôtô là quà biếu

Thương hiệu quốc gia mất giá và ‘bữa ăn dở nhất’ của Vietnam Airlines

Hội nhập … đã rất vội!

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bảo hộ chỉ dẫn địa lýcam cao phongcdblthitruonghòa bìnhnước mắm phú quốcvinastas

Tin khác

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

Số hóa… Tết

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Thao túng tiền tệ và câu chuyện ngụ ngôn ‘Bánh tao đâu’

Cà phê sáng
Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí

Đồng bằng chuyển mình

Đồng bằng chuyển mình

Số hóa… Tết

Số hóa… Tết

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA