Làm sao để bớt doanh nhân vào vòng lao lý?
Tin mới
12:20
Xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia vào Việt Nam tăng mạnh
12:16
Yêu cầu 3 hãng bay dừng bán vé tết vượt quy định
11:44
Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới
09:18
Tín dụng tăng trưởng đột biến, kích hoạt đầu cơ?
09:02
Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để đón FDI chất lượng cao
08:56
Không sản xuất, nhập khẩu điện thoại 2G, 3G từ tháng 7
08:44
Người dân TP.Thủ Đức đến 3 địa chỉ sau để giải quyết hồ sơ hành chính
12:05
WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc
11:46
Trung Quốc thất bại mục tiêu tự cung cấp chất bán dẫn
11:25
Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội
11:19
Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không
22:31
Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao
22:22
Trung Quốc phản đối Thụy Điển loại Huawei và ZTE khỏi dự án mạng 5G
22:16
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch Covid-19
22:08
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD
22:02
Doanh nghiệp ngoại thuê người Việt đứng tên hoạt động ‘vay qua app’
21:56
TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%
15:55
Một cái Tết chưa từng có
15:46
Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường
10:47
Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD
Bản tin thị trường
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2021/01/25 - 7:54:10 PM

09:17 - 16/01/2017

Làm sao để bớt doanh nhân vào vòng lao lý?

Những ngày cuối năm 2016, các doanh chủ lại nhấp nhô trước tin một đại gia ngân hàng lâm vào cảnh lao lý. Trong cùng thời điểm, các vụ án liên quan đến giới chủ ngân hàng lại được đưa ra xét xử.

  • Kiến nghị lập tòa án đặc biệt để xét xử…
  • Phó Thủ tướng: ‘Không có vùng cấm trong phòng chống…
  • Hơn 92% tài sản tham nhũng bị tẩu tán không…
400-nhan-vien-can-bo-ngan-hang-vuong-vong-lao-ly

Chuyện thuê luật sư điều tra chống tham nhũng ngay trong nội bộ của mình nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại không mới ở các công ty nước ngoài. Đó liệu có phải là cách hay ta cần tham khảo để giảm bớt nguy cơ rơi vào vòng lao lý của các doanh nhân.

Những con số thất thoát, thiệt hại hàng ngàn tỉ, hàng chục ngàn tỉ đồng…, những quy định bị phớt lờ… Một Việt kiều Mỹ hành nghề luật sư vừa về thăm quê, hỏi tôi: Sao nước ta các doanh nhân vướng vòng lao lý nhiều thế?

Chưa có một thống kê chính thức, nhưng nếu nhìn qua phản ánh từ các phương tiện truyền thông đại chúng thì có lẽ khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân là nơi để xảy ra nhiều vụ án kinh tế hơn cả. Tin tức về các doanh nhân hoặc những người quản lý doanh nghiệp, kẻ bị bắt, người đứng trước vành móng ngựa luôn được nêu nhiều trên báo chí, đến mức giờ đây chúng gần như trở thành những “chuyện thường ngày ở huyện”.

Điều khiến chúng ta không khỏi giật mình là mức độ thiệt hại gây ra trong các vụ án trên đang ngày càng tăng chóng mặt với số tiền hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng/vụ. Năm 2016, riêng một đại án ngân hàng Xây dựng (VNCB) không thôi, đã gây thất thoát tới 9.000 tỉ đồng. Và, bị cáo Phạm Công Danh – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) VNCB, kiêm chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn và bằng hành vi gian dối rút tới hơn 18.000 tỉ đồng từ các ngân hàng khác để sử dụng cho mục đích cá nhân. Nếu quy đổi, số tiền này tương đương gần 900 triệu USD – một con số khó thể tưởng tượng nổi!

Theo tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhức nhối trên từ năng lực quản lý, lòng tham con người, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, suy thoái đạo đức – văn hoá hay các lý do thuộc về khách quan. v.v. Nhưng còn một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng – điều mà tôi muốn đề cập – chính là sự yếu kém của hệ thống phòng ngừa và cảnh báo rủi ro.

Một tờ báo từng cho biết việc thiếu hụt quỹ của ngân hàng Đông Á bắt đầu từ năm 2007, và lãnh đạo ngân hàng này đã chỉ đạo cấp dưới lập các hồ sơ tín dụng khống để lấp đầy các khoản bị thiếu hụt trên. Sai phạm kéo dài… dằng dặc như thế cho đến chín năm sau mới bị cơ quan chức năng phát hiện và khởi tố. Hay như trong vụ VNCB, vì sao bị cáo Phạm Công Danh lại có thể dễ dàng rút ra được một số tiền khủng đến như vậy từ bốn ngân hàng khác nhau?

Câu hỏi đặt ra là: phải chăng “ma trận” kiểm soát nội bộ của các ngân hàng hoạt động không hiệu quả? Vai trò, trách nhiệm giám sát của HĐQT, ban kiểm soát ngân hàng hay cơ quan thanh tra ngân hàng Nhà nước… ở đâu? Họ có thực hiện giám sát và đưa ra cảnh báo hoặc các biện pháp ngăn ngừa hay không? Tôi nghĩ có thể là không, bởi nếu có thì đã không xảy ra cơ sự như ngày hôm nay.

Tình hình của các doanh nghiệp nhà nước thậm chí còn tệ hơn, dù họ được trang bị một hệ thống kiểm tra giám sát phải nói là dày đặc. Có thể kể tên như: cơ quan kiểm toán, Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành, ban kiểm soát công  ty, HĐQT công ty, người đại diện quản lý phần vốn nhà nước, các bộ ngành chủ quản, v.v. Vậy thì vai trò, trách nhiệm của các định chế này ra sao trong việc hàng loạt doanh nghiệp nhà nước năm này qua năm khác cứ lần lượt đổ vỡ, vi phạm pháp luật?

Không nghi ngờ gì nữa, hệ thống phòng ngừa và cảnh báo rủi ro cả hai khu vực quốc doanh và tư nhân đã “ngủ đông” quá lâu. Tư duy “mất bò mới lo làm chuồng” rõ ràng vẫn ngự trị trong nhiều doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Một thực tế ai cũng thấy là ở các doanh nghiệp ban kiểm soát được lập ra hầu hết chỉ mang tính hình thức. Vai trò của họ hoặc là không có tiếng nói gì cả hoặc là hết sức mờ nhạt, mặc dù theo quy định, quyền năng của cơ quan này rất lớn. Chẳng hạn như đối với công ty cổ phần, luật Doanh nghiệp quy định: ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ “thực hiện giám sát HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty”.

Trong một lần trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính ngân hàng, đưa ra một con số rất đáng để suy gẫm. Trong vòng ba năm qua có hơn 400 nhân viên, quan chức ngân hàng bị truy tố, trong khi đó các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có ai cả.

Phải chăng do hoạt động phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp nước ngoài tốt hơn doanh nghiệp ta? Điều này khiến tôi nhớ lại câu chuyện cách đây sáu năm. Lần đó, có người bạn luật sư của Baker Mckenzie – một hãng luật nước ngoài tại Việt Nam khoe với tôi một thông tin thú vị. Năm ấy, hãng luật này bỗng dưng “được mùa” bởi những hợp đồng đặc biệt từ các tập đoàn xuyên quốc gia.

Đặc biệt ở chỗ khi thoả thuận hợp đồng, khách hàng chỉ đưa ra yêu cầu là nhờ điều tra xem có hay không hành vi tham nhũng, đưa hối lộ hay bất hợp pháp khác tại các chi nhánh, công ty của họ đang hoạt động ở nước sở tại. Cơ sở để điều tra là các dữ liệu bao gồm hàng trăm tài liệu, văn bản, hợp đồng, chứng từ, thư tín, email… liên quan đến các giao dịch. Các luật sư phải kiểm tra từng dữ liệu và đề xuất phương án giải quyết vụ việc cho khách hàng.

Chuyện thuê luật sư điều tra chống tham nhũng ngay trong nội bộ của mình nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại không mới ở các công ty nước ngoài. Vì là một hình thức phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình, thay vì cứ để nước đến chân mới nhảy.

Rõ ràng, các doanh nghiệp trong nước cần thay đổi nhận thức và nhanh chóng hành động để tự “cứu mình trước khi trời cứu”. Không thể chần chừ được nữa. Không thể để mỗi năm lại có hàng loạt doanh nhân vướng vào vòng lao lý, vừa gây thiệt hại cho bản thân, cho doanh nghiệp, vừa gây tổn thất về nhiều mặt cho cả nền kinh tế và xã hội.

Không thể để các cá nhân và cơ quan được giao nhiệm vụ “canh cửa” vô can mỗi khi “hữu sự” như hiện nay. Hệ thống phòng ngừa, cảnh báo rủi ro cần cải tổ lại một cách hiệu quả và có trách nhiệm hơn.

Ngày Xuân, nói chuyện lao lý, tù tội quả thật chẳng hay ho gì. Tuy nhiên, như cha ông ta thường dạy “ôn cố tri tân” – bàn chuyện đã qua để mơ về một ngày mai tốt đẹp hơn thì chắc độc giả cũng nghĩ cho mà lượng thứ.

LS Nguyễn Tiến Tài
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến ngân hàng và công ty công nghệ

Việt Nam ở thế hệ công nghiệp hóa thứ 6

Ngăn tư hữu hóa công sản

Taxi truyền thống hãy đổi mới mình thay vì chỉ kết tội cái mới

Những chuyện liều bất kể luật

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cdbaotet2017doanh nhânđiều tra tham nhũng nội bộPhạm Công Danhsếp ngân hàngvòng lao lý

Tin khác

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Thao túng tiền tệ và câu chuyện ngụ ngôn ‘Bánh tao đâu’

Không khả thi khi mở rộng các sắc thuế

Ẩn dụ của thao túng tiền tệ

1,3 triệu người di cư, đồng bằng đang tan rã?

Cà phê sáng
Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Tiền rẻ và những rủi ro

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA