TS Trần Du Lịch: Gói 800.000 tỷ đồng là cần thiết và cấp thiết
Tin mới
16:08
Giá thép xây dựng tăng từng ngày
16:06
Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản
15:54
Bách Hoá Xanh lỗ gần 7.200 tỷ đồng kể từ khi thành lập
15:48
Chủ tịch FED cảnh báo về ‘cuộc chiến lãi suất’
15:23
Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm
10:15
Tránh cú sốc do tăng giá điện
10:09
ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?
10:04
2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS
09:52
Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại
16:18
Động đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng ‘kinh khủng’ đến kinh tế
16:12
Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm
16:10
TP.HCM: Nhiều mặt hàng về lại mặt bằng giá cũ
16:05
Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT
16:00
Nhu cầu nhân sự ngành bán lẻ tăng cao đầu năm
15:52
VCCI: Nên cân nhắc cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn
15:40
Campuchia xuất khẩu hơn 1 tỷ USD hạt điều thô sang Việt Nam
09:55
Khi nào FED ngừng tăng lãi suất?
09:32
Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn
09:19
‘Tư duy mở’ mở lối cho nông nghiệp
09:14
Cuộc chiến giành ‘miếng bánh’ thanh toán kỹ thuật số
Bản tin thị trường
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcGóc nhìn
2023/02/09 - 8:58:42 AM

11:07 - 08/11/2021

TS Trần Du Lịch: Gói 800.000 tỷ đồng là cần thiết và cấp thiết

Theo TS Trần Du Lịch, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần có gói hỗ trợ đủ mạnh từ Nhà nước giúp doanh nghiệp (DN), người dân gặp khó khăn vì đại dịch. Vì vậy, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, khoảng 800.000 tỷ đồng, tức gần 10% GDP mà Bộ KH-ĐT đưa ra là cần thiết.

TS Trần Du Lịch.

Các quốc gia chịu tác động của đại dịch ít tổn hại hơn Việt Nam vẫn hỗ trợ ở quy mô này hoặc lớn hơn để thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế.

Chúng ta cũng rất cần có gói như vậy để xử lý các vấn đề như an sinh xã hội, cấp bù lãi suất, giảm miễn các loại thuế phí, kể cả giảm thuế VAT, các khoản dành cho các chương trình khác như hỗ trợ tái cơ cấu, các gói liên quan đến hỗ trợ nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội… Gói này kéo dài trong năm 2022-2023, được biết có những phần sẽ sử dụng tiền mặt, phần quan trọng đến từ việc miễn, giảm thuế phí… giống như năm 2021.

Nhân dịp này, chúng ta dùng công cụ NS để không chỉ hỗ trợ tái cơ cấu bình thường sau đại dịch, mà còn đặt cả mục tiêu tái cơ cấu gắn với nâng cao chất lượng nền kinh tế, khắc phục những tồn tại về kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chương trình chuyển đổi số quốc gia, giúp DN đổi mới công nghệ, tổ chức lại cơ cấu thị trường…

Từ đó, chúng ta thực hiện mục tiêu nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Cách tính toán, cách tìm nguồn đặt mục tiêu và cân đối các loại nguồn, trong đó có phần bội chi NS (kể cả vay).

Về nguồn lực, Bộ KH-ĐT cũng tính toán huy động từ nhiều nguồn, trong đó có phần bội chi NS, kể cả vay nước ngoài…

Tuy nhiên, theo dự toán NSNN năm 2022, dự kiến bội chi ở mức 4% GDP, tức khoảng 373.000 tỷ đồng. Vì sao trong tình hình khó khăn này mức bội chi vẫn chỉ 4%? Nguyên nhân do khi tính toán bội chi NS, một trong những yếu tố lâu nay vẫn được cân nhắc là trần nợ công so với tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Trước đây, với cách tính GDP cũ, trần nợ công 65%. Sau này, cách tính GDP mới đưa trần nợ công giảm xuống 60%. Như vậy nếu so với trần này, tỷ lệ nợ công năm 2022 khá thấp so với quy định.

Vẫn biết nợ công là nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ hàng năm so với tổng nguồn thu NSNN, là yếu tố rất quan trọng cần tính toán để tránh nguy cơ vỡ nợ. Nghĩa vụ trả nợ đã tiếp cận gần 25% tổng thu NS, là ở mức bắt đầu báo động. Đây là điểm luôn được cân nhắc để không có bội chi lớn.

Song vấn đề đặt ra, trong điều kiện bình thường chúng ta đã bội chi mức 4%. Năm 2022 chúng ta cần thiết thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh, mức trần bội chi này không thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Vì thế, trong 2 năm 2022 và 2023, cần thiết phải có mức bội chi cao hơn ngưỡng 4% GDP mới có nguồn thực hiện các gói hỗ trợ. Nếu chúng ta đứng trên dự toán NS nêu trên sẽ chưa gắn với chương trình phục hồi kinh tế mà Chính phủ sẽ trình Quốc hội.

TP.HCM là địa phương chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất, do vậy phải có gói hỗ trợ riêng ngoài chương trình chung của Chính phủ. Ảnh: Hoàng Hùng.

– Thưa ông, với TP.HCM, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét nâng tỷ lệ điều tiết phần NS địa phương được hưởng trong năm 2022 lên 21%, thay vì 18% như 5 năm qua. Ông đánh giá gì về đề xuất này?

– TS Trần Du Lịch: Nâng tỷ lệ điều tiết NS cho TP.HCM là hợp lý và cũng đã có kết luận của Trung ương. Lâu nay, TP.HCM đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết phần NS lên mức 23% so với mức 18%, và Bộ Tài chính đề nghị 21%.

Tuy nhiên, phải thấy rằng nếu điều tiết 23%, năm 2022 TP.HCM được tăng thêm khoảng 9.000 tỷ đồng. Còn nếu điều tiết 21% chỉ tăng thêm khoảng 6.000 tỷ đồng. Dù ở mức nào cũng không đủ cho TP về nhu cầu đầu tư, đặc biệt trong 2 năm 2022 và 2023.

Do vậy, TP.HCM bắt buộc phải có gói hỗ trợ riêng ngoài chương trình chung của Chính phủ. Bởi TP.HCM chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất, thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất, lâu dài nhất, vì thế phải có biện pháp mạnh nhất để phục hồi kinh tế sớm.

Nếu cần thiết, Chính phủ nên cho TP.HCM được bội chi thêm NS địa phương, có thể phát hành thêm trái phiếu. Bản thân TP cũng phải huy động những nguồn lực đang có, chẳng hạn đẩy mạnh cổ phần hóa, đấu giá quỹ đất… cùng với điều tiết này để phục hồi kinh tế.

– Quan điểm của ông về dư địa của chính sách tiền tệ (CSTT) vài năm tới trong hỗ trợ nền kinh tế khi tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) chịu nhiều sức ép về các chỉ tiêu an toàn vốn?

– Với tình hình hiện nay, nợ xấu nội bảng của hệ thống NHTM chắc chắn tăng cao. Đó là chưa tính toán, đánh giá được hết nợ xấu phát sinh sau đại dịch từ những khoản nợ được khoanh, giãn trong bối cảnh có nhiều DN đổ vỡ. Đây là sức ép rất lớn đối với chính sách tín dụng trong năm 2022.

Đồng thời, Nghị quyết của Quốc hội buộc NHNN phải kiểm soát lạm phát ở mức 4%. Như vậy, dư địa của CSTT trong năm 2022 có nhưng không lớn, vì phải kiểm soát lạm phát và dự phòng nợ xấu gia tăng.

Bên cạnh đó, các NH phải thực hiện các chuẩn mực an toàn vốn theo thông lệ quốc tế, áp dụng Basel II và hướng đến Basel III. Trong những năm qua, hệ thống NHTM hoạt động tương đối tốt và cũng có nhiều NH rất tốt.

Để giữ thành quả đó với tình hình hiện nay, không thể trông chờ nhiều vào CSTT. Vì vậy, bài toán đặt ra năm 2022 là phối hợp giữa CSTT và tài khóa tốt nhất, nhịp nhàng nhất.

Thí dụ, nguồn tín dụng từ CSTT hỗ trợ DN phải gắn với đầu tư công – vốn mồi của Nhà nước – để thu hút đầu tư xã hội. Đặc biệt, nên phân bố đầu tư công tốt nhất cho những vùng kinh tế động lực, ưu tiên những nơi tiền nhà nước bỏ ra thu hút tốt đầu tư tư nhân.

Thí dụ, tại TP.HCM, 1 đồng đầu tư công thu hút 8-10 đồng đầu tư tư nhân, hay những địa bàn khác có điều kiện tốt như vậy cũng nên tập trung để kích tổng cầu của nền kinh tế.

– Với nội dung hỗ trợ như trên, theo ông cơ chế thực hiện như thế nào là phù hợp?

– Sau Covid, có 3 nhóm DN. Nhóm thứ nhất là DN buộc phải ngưng hoạt động do Nhà nước chống dịch. Bây giờ mở cửa lại, họ tự hoạt động tốt và có sức khỏe tốt. Số này không ít, trong đó có các DN ở khu công nghiệp.

Đối với nhóm này, hỗ trợ lớn, quan trọng nhất là cần tháo gỡ tất cả điểm nghẽn về thể chế, thủ tục giúp họ phát triển. Hiện đây là nhóm đi đầu để đẩy mạnh phục hồi.

Nhóm thứ hai là các DN đang khó khăn về nguồn vốn nhưng có tiêu chuẩn, điều kiện để tiếp tục vay, họ có thể tham gia các gói hỗ trợ tín dụng của Nhà nước. Số này cần dòng tiền, cần gói hỗ trợ tín dụng.

Nhóm thứ ba là các DN khó khăn, không có tiền nhưng nợ chồng chất, không vay được, cần thực hiện mô hình kết nối NH-DN.

Trở lại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh, gói hỗ trợ 800.000 tỷ đồng có nhiều khoản, có những phần không tạo dòng tiền mới như miễn giảm thuế, phí, có phần có dòng tiền mới. Khi phân bố những phần có dòng tiền mới để hỗ trợ DN, cần chú trọng nhiều vấn đề.

Chẳng hạn, khi thực hiện cơ chế bù lãi suất cần tránh lặp lại tình trạng như ở giai đoạn 10 năm trước là hỗ trợ cào bằng. Theo đó, phải xác định DN nào cần được cấp bù, hỗ trợ bù lãi suất phải gắn với tái cơ cấu, chuyển đổi số, đổi mới công nghệ. Chính phủ đưa ra quy định chung, từ đó phân cấp cho địa phương chủ động nắm lại lực lượng.

Riêng hỗ trợ DN, phải có vai trò của các hiệp hội, ngành nghề có liên quan về các đối tượng. Tôi nhấn mạnh hỗ trợ phải có mục tiêu, không cào bằng vì sẽ làm méo mó thị trường.

– Tác động của dịch Covid-19 cùng với làn sóng di cư lao động, cũng như tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động thời gian gần đây, càng cho thấy vấn đề nguồn lực lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy trong kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn tới vấn đề nhân lực cần thực hiện ra sao, thưa ông?

– Nguồn lao động rất quan trọng với nền kinh tế. Việc di chuyển lao động vừa qua cho thấy sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế quốc gia giữa các vùng và các miền. Một số tỉnh miền Trung hay ĐBSCL dân số cơ học giảm tuyệt đối do quá trình đô thị hóa kéo theo di dân từ nông thôn ra thành thị.

Thậm chí, 10 năm qua có tỉnh chỉ hơn 1 triệu dân nhưng dân số cơ học giảm hơn 200.000 người. Đây là vấn đề căn cơ phát triển bài toán kinh tế về lâu dài, nhưng trước mắt cần giải quyết 3 vấn đề.

Thứ nhất, tạo điều kiện hỗ trợ lao động cho các khu công nghiệp, các DN nhất là DN FDI, phối hợp với các địa phương đưa lao động trở về. Hỗ trợ nhà ở, tạo điều kiện an cư tốt và lâu dài cho công nhân.

TP.HCM cũng chủ trương thực hiện chương trình nhà ở cho công nhân tương đối sớm để giải quyết việc thiếu nguồn lao động trong những tháng tới. Nhưng do DN phục hồi cũng có mức độ, nên quá trình này cũng có sự điều chỉnh.

Thứ hai, đối với lao động đang hoạt động trong khu vực dịch vụ đô thị đã trở về quê sau thời gian giãn cách, khi việc mở cửa phục hồi lại, tôi tin một phần lao động sẽ quay lại sau khi tiêm vắc xin.

Thứ ba, tính toán tổ chức lại nhóm lao động tự do sống ở các đô thị, ngành nghề không ổn định. Các địa phương cần có giải pháp tạo điều kiện để họ có việc làm, an cư tại địa phương, tránh dòng di cư tìm việc làm không ổn định, tạm bợ ở các đô thị.

Theo Yên Lam/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Boris Johnson – Khó lường, khó đoán, khó đánh giá…

DN tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, làm sao có kinh tế thị trường?

TS Lê Đăng Doanh: Cần nỗ lực giữ thị phần trong nước

Chữ tín và môi trường kinh doanh

Gắn nhãn ‘thao túng tiền tệ’: một đạo luật khắc nghiệt

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:gói 800.000 tỷ đồngts trần du lịch

Tin khác

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Phải giải quyết căn cơ vấn đề giá đất

Gói hỗ trợ lãi suất 2% khó qua ‘cửa hẹp’ room tín dụng

Nghịch lý điều hành cung – cầu, giá cả xăng dầu

Để doanh nghiệp nội phát triển như kỳ vọng

Giữ chân người tài, trả lương bằng tài năng, chất xám

Góc nhìn
Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Môi trường
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng

Thời của dầu ăn đã qua sử dụng

15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

Tái chế hay tái sử dụng?

Tái chế hay tái sử dụng?

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Xã hội
Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm

Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm

Tránh cú sốc do tăng giá điện

Tránh cú sốc do tăng giá điện

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’

Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA