Để doanh nghiệp nội phát triển như kỳ vọng
Tin mới
16:08
Giá thép xây dựng tăng từng ngày
16:06
Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản
15:54
Bách Hoá Xanh lỗ gần 7.200 tỷ đồng kể từ khi thành lập
15:48
Chủ tịch FED cảnh báo về ‘cuộc chiến lãi suất’
15:23
Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm
10:15
Tránh cú sốc do tăng giá điện
10:09
ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?
10:04
2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS
09:52
Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại
16:18
Động đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng ‘kinh khủng’ đến kinh tế
16:12
Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm
16:10
TP.HCM: Nhiều mặt hàng về lại mặt bằng giá cũ
16:05
Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT
16:00
Nhu cầu nhân sự ngành bán lẻ tăng cao đầu năm
15:52
VCCI: Nên cân nhắc cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn
15:40
Campuchia xuất khẩu hơn 1 tỷ USD hạt điều thô sang Việt Nam
09:55
Khi nào FED ngừng tăng lãi suất?
09:32
Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn
09:19
‘Tư duy mở’ mở lối cho nông nghiệp
09:14
Cuộc chiến giành ‘miếng bánh’ thanh toán kỹ thuật số
Bản tin thị trường
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcGóc nhìn
2023/02/08 - 4:27:38 PM

08:57 - 08/09/2022

Để doanh nghiệp nội phát triển như kỳ vọng

Để doanh nghiệp (DN) nội địa phát triển thực sự, cần tạo sự cộng hưởng giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN nội địa; tạo liên kết giữa DN lớn với DN nhỏ và vừa. Đồng thời, đã đến lúc cần có chiến lược thúc đẩy DN làm chủ công nghệ, tự sản xuất ra sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Kích cầu người dân mua sắm góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Tạo sự cộng hưởng

Mục tiêu thu hút vốn FDI là nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nguồn thu ngân sách nói chung. Quan trọng hơn hết là kỳ vọng vào sự có mặt của các DN FDI sẽ giúp DN nội địa có thêm cơ hội hợp tác làm ăn, tiếp cận cách làm mang tư duy toàn cầu để trưởng thành ngay trên mảnh đất của mình và vươn ra thị trường toàn cầu; tạo ra động lực cho DN nội địa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong những khâu có giá trị gia tăng cao.

Để thu hút FDI, nhiều chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ pháp lý đã được ban hành. Tuy nhiên, những chính sách này lại tạo ra sự tác động “chèn lấn” của khu vực FDI đối với DN nội địa, chưa tạo sự cộng hưởng phát triển như mong đợi. Thực tế cho thấy, lĩnh vực nào có DN FDI tham gia nhiều, thì DN nội địa ngày càng thu hẹp hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

DN FDI đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu, DN nội địa chỉ xuất khẩu trong các lĩnh vực ít có sự tham gia của FDI. Sản xuất thay thế nhập khẩu chưa có sự chuyển biến rõ nét, hay nói một cách thẳng thắn là các DN FDI không chú trọng chuyển giao và DN nội địa chưa học hỏi được nhiều về công nghệ từ DN FDI, phần lớn máy móc thiết bị, nguyên liệu, linh kiện đầu vào vẫn chủ yếu nhập khẩu. Nếu tiếp tục như vậy, DN nội địa khó có thể tự sản xuất được các sản phẩm thay thế, tham gia vào chuỗi giá trị.

Cần thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng tạo ra sự bình đẳng với DN nội địa. Theo đó, cần bãi bỏ tất cả chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng và triển khai có hiệu quả các biện pháp chống chuyển giá. Cần tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, kết nối hạ tầng, nhân lực, hệ thống cung ứng, dịch vụ công, logistics…, giúp DN thuận lợi trong sản xuất kinh doanh.

Kinh nghiệm thu hút FDI ở nhiều quốc gia cho thấy, yếu tố quyết định lựa chọn đầu tư của FDI là môi trường kinh doanh hội đủ các yếu tố về kết nối hạ tầng, nhân lực, nhà cung ứng, sự năng động của chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý trong đầu tư. Khi tạo ra môi trường làm ăn hấp dẫn thì tự khắc FDI sẽ đến.

Để tạo được sự cộng hưởng giữa DN FDI với DN nội địa, cần có chính sách thúc đẩy các DN FDI phát triển mạng lưới cung ứng vệ tinh với các DN nội địa. Đồng thời thực hiện các chính sách trợ giúp DN nội địa nâng cao năng lực quản trị, mang tư duy toàn cầu về tiêu chuẩn, thị trường, công nghệ, nhân lực… để có thể liên kết với DN FDI, gia nhập vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.

Liên kết

Hiện nay, các DN nội địa đang hoạt động rời rạc, thiếu sự liên kết để tạo lợi thế theo quy mô lớn. DN lớn trong nước chưa thể hiện vai trò rõ nét trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam về dẫn dắt thị trường, công nghệ, vốn, lao động và hạ tầng sản xuất.

Các DN lớn cũng chưa đủ khả năng phát triển vệ tinh phụ trợ riêng cho mình, chưa đủ năng lực để lựa chọn DN nhỏ và vừa có đủ điều kiện để hợp tác bao tiêu sản phẩm. Do vậy, mối quan hệ giữa DN lớn với DN nhỏ và vừa trong cùng ngành chẳng những không bổ sung, hỗ trợ cho nhau, mà trái lại còn cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau.

Để thúc đẩy liên kết DN, cần nâng cao vai trò dẫn dắt của DN lớn. DN lớn tích cực nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu, nghiên cứu công nghệ sản xuất, phát triển hệ thống cung ứng đảm bảo tính ổn định nguồn cung ứng đầu vào. Khi đó, hệ thống cung ứng phụ trợ của các DN nhỏ và vừa tự khắc sẽ hình thành. Quá trình đó cần có sự định hướng, hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính sách của chính phủ.

Trước hết, trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia cần định hướng rõ vai trò của DN lớn liên kết với DN nhỏ và vừa trong từng nhóm ngành công nghiệp ưu tiên. Cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để hàng năm đánh giá, bổ sung danh sách các DN giữ vai trò dẫn dắt, từ đó có những chính sách phát triển riêng. Mọi quyết sách liên quan đến phát triển công nghiệp của ngành được thực hiện chủ yếu bởi DN lớn dẫn dắt DN nhỏ và vừa cùng thực hiện. Song song đó, các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ DN phải theo hướng ưu tiên các hoạt động có sự liên kết giữa DN lớn với DN nhỏ và vừa.

Kích cầu

Khi DN nội địa gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường toàn cầu, họ kỳ vọng được tiếp cận các dự án đầu tư công của chính phủ. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, như đường bộ, đường sắt, đường biển, bến cảng, sân bay, hạ tầng viễn thông…

Việc đầu tư các công trình này sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn giúp DN phát triển. Mặc dù vậy, phần lớn đối tượng được hưởng lại là các DN FDI. Bên cạnh đó, thời gian qua, cơ chế chính sách phát triển DN rất nhiều nhưng không phát huy được hiệu ứng do thiếu tính cụ thể, thiếu cân nhắc đến tính khả thi liên quan đến điều kiện tiếp cận, thiếu sự tư vấn cho DN, chưa thật sự kiến tạo cơ hội cho DN nội địa.

Để thúc đẩy DN trong nước phát triển, cần các chương trình kích cầu thông qua hoạt động đầu tư công. Cần tạo điều kiện để DN nội địa tham gia các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, đường biển, bến cảng, sân bay, hạ tầng viễn thông… Cùng với đó, cần tạo cơ hội phát triển kinh doanh ra bên ngoài, trợ giúp DN nội địa thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đã đến lúc cần có chiến lược thúc đẩy DN Việt Nam đầu tư cho công nghệ, làm chủ được công nghệ hiện đại, tự sản xuất các sản phẩm thay thế và cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Cuối cùng là xác lập quyền sở hữu tài sản để tạo vốn kinh doanh cho DN. Cần tạo lập và đa dạng các kênh huy động vốn, công cụ huy động vốn cho DN. Bên cạnh đó, phải thực hiện nghiêm cơ chế xác lập quyền sở hữu tài sản (kể cả động sản và bất động sản) để DN có thể cầm cố, thế chấp, tạo vốn kinh doanh.

Theo TS Huỳnh Thanh Điền*/SGGP-ĐTTC

———–

(*) Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Ổn định thị trường, nhưng nhà nước điều phối

Gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD của Mỹ ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam?

Phải bịt được lỗ hổng trong chính sách hỗ trợ

Việt Nam chưa phải điểm đến của các công ty Mỹ

Không có kết nối, metro sẽ thất bại

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp fdidoanh nghiệp nội

Tin khác

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Phải giải quyết căn cơ vấn đề giá đất

Gói hỗ trợ lãi suất 2% khó qua ‘cửa hẹp’ room tín dụng

Nghịch lý điều hành cung – cầu, giá cả xăng dầu

Để doanh nghiệp nội phát triển như kỳ vọng

Giữ chân người tài, trả lương bằng tài năng, chất xám

Góc nhìn
Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Môi trường
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng

Thời của dầu ăn đã qua sử dụng

15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

Tái chế hay tái sử dụng?

Tái chế hay tái sử dụng?

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Xã hội
Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm

Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm

Tránh cú sốc do tăng giá điện

Tránh cú sốc do tăng giá điện

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’

Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA