Chuyên gia Nhật Bản chỉ ra 4 thách thức của nền kinh tế Việt Nam
Tin mới
15:49
Giá phân bón tiếp tục xu hướng tăng
15:27
Tiếp thị bằng phim tài liệu
15:20
Quyết định phút cuối của OPEC+
15:12
Dư địa tín dụng cả năm 2023 đang còn thừa 735.000 tỷ đồng
09:11
Nghịch lý giá thuê mặt bằng liên tục tăng dù ‘ế ẩm’
09:07
Toshiba có trở lại từ ‘đống tro tàn’?
09:01
Không gian phát triển lúa gạo
08:47
Lãi suất tiết kiệm giảm sốc
15:56
Apple và kế hoạch chọn người kế nhiệm Tim Cook
15:52
Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào giữa năm 2024
15:48
Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho nhiều ngân hàng
09:44
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ ‘cản bước’ ASEAN?
09:37
Rau quả Trung Quốc đi đường chính ngạch vào siêu thị Việt Nam
09:30
TP.HCM sẽ cấp giấy chứng nhận nhà đất mua bán giấy tay?
09:25
Bất đồng về vai trò của carbon trong cuộc chiến khí hậu
09:11
Chóng mặt với vàng
15:04
Chuyện tiếp thị: đánh số năm sản xuất lên áo
14:55
Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta
14:42
Đâu bóng dáng người tiêu dùng trong phát triển bền vững?
11:06
Nghịch lý ngân hàng ‘thừa tiền’, doanh nghiệp khát vốn
Bản tin thị trường
16:32
Thị trường 24/7: Giá gạo xuất khẩu tăng lên mức 663 USD/tấn; Hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại rót vào BĐS
16:20
Thị trường 24/7: Giá xăng RON95 giảm 34 đồng mỗi lít; Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu
15:47
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp sắp được phép khuyến mãi 100%; VN áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024
16:35
Thị trường 24/7: Vàng SJC tăng vọt lên mức 73,5 triệu đồng; Chanh Trung Quốc đổ về TP.HCM
15:32
Thị trường 24/7: Vàng nhẫn tăng giá kỷ lục; Ô tô nhập về Việt Nam bất ngờ tăng gần 30%
16:04
Thị trường 24/7: Cả nước chỉ có 305 công trình xanh; Louis Vuitton muốn tổ chức đoàn tàu cổ Bắc – Nam
16:09
Thị trường 24/7: Xăng giảm về mốc 23.000 đồng; Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn
16:27
Thị trường 24/7: Hãng xe máy lớn thứ 4 thế giới vào Việt Nam; Vàng tăng phi mã, vượt 72 triệu đồng một lượng
15:57
Thị trường 24/7: USD ngân hàng rớt mốc 24.300 đồng; Bộ Tài chính bác kiến nghị ưu đãi của các hãng ô tô
16:19
Thị trường 24/7: Giá USD giảm mạnh; Vịnh Hạ Long bị đưa vào danh sách ‘No list 2024’
15:43
Thị trường 24/7: Thu từ xổ số đạt hơn 34,5 ngàn tỷ đồng; Giá vàng SJC tiến sát mốc 71 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Tôm hùm xuất khẩu rớt giá mạnh; Thương lái vào tận vườn tranh mua sầu riêng trái mùa
15:22
Thị trường 24/7: VN sắp xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang TQ; Indonesia thu 1 tỷ USD thuế TMĐT
15:29
Thị trường 24/7: Meta trở lại Trung Quốc sau 14 năm; Đối tác Apple rót thêm hơn 330 triệu USD vào Bắc Giang
16:10
Thị trường 24/7: Giá điện tăng 4,5%; Quốc hội ‘chốt’ mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%
16:02
Thị trường 24/7: Agribank công bố giảm lãi suất cho vay tới 4 điểm %; Tesla chuẩn bị sản xuất xe điện bình dân
15:35
Thị trường 24/7: Thanh long ruột đỏ rớt giá một nửa; Airbnb bị truy thu hơn 800 triệu USD tiền thuế tại Italy
16:24
Thị trường 24/7: Giá USD ngân hàng giảm mạnh; Elon Musk ra mắt Grok cạnh tranh với ChatGPT
15:20
Thị trường 24/7: Trà sữa, phở Việt nhượng quyền sang Philippines; BĐS thế giới đang ‘hỗn loạn’
15:05
Thị trường 24/7: Người tiêu dùng vẫn dè dặt chi tiêu; Vàng SJC tiến sát mốc 71 triệu đồng một lượng
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/12/02 - 9:36:02 AM

14:56 - 12/06/2019

Chuyên gia Nhật Bản chỉ ra 4 thách thức của nền kinh tế Việt Nam

Giáo sư Ikebe Ryo, Đại học Senshu Nhật Bản, trong cuộc phỏng vấn của phóng viên TTXVN đã chỉ ra 4 thách thức lớn nhất mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt.

  • Quy mô kinh tế Việt Nam từng gấp rưỡi Thái…
  • Đâu là điều đáng sợ nhất với người kinh doanh…
  • Dù muốn hay không, nền kinh tế Việt Nam vẫn…

Hàn Quốc đã tạo nên kỳ tích trong ngành công nghiệp ôtô từ số không.

Giáo sư Ikebe Ryo, Đại học Senshu Nhật Bản, chỉ ra 4 thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt gồm” nguy cơ trở thành quốc gia ma sát thương mại với Mỹ, phi công nghiệp hóa sớm, không tham gia được vào chuỗi sản xuất công nghiệp hóa và không nắm bắt thực sự được ngành công nghiệp ôtô.

Về nguy cơ ma sát thương mại với Mỹ, giáo sư Ikebe cho biết Việt Nam thập niên 1990 với đường lối Đổi mới đã mở rộng thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài giúp nền kinh tế phát triển nhanh chóng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 1990 đến năm 2018 đạt 6,8%, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 533 lần từ 240 triệu USD của năm 1990, lên 129,5 tỷ USD năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 là 215,1 tỷ USD, tăng gấp 15 lần so với năm 2000. Trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới cùng thời gian này chỉ tăng 2,7 lần.

Theo giáo sư, Việt Nam đã xây dựng nền tảng cho sự phát triển hết sức thuận lợi thông qua hoạt động gia công xuất khẩu của các tập đoàn đa quốc gia.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung hiện nay, những vấn đề mới bắt đầu phát sinh. Các ngành công nghiệp gia công tập trung lao động chủ yếu như đồ gia dụng, quần áo, sản phẩm nhựa, giày dép… khả năng cao sẽ chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Trong các nước thâm hụt thương mại lớn đối với Mỹ, Việt Nam đang đứng thứ 6, sau các nước lần lượt là Trung Quốc, Mexico, Đức, Nhật Bản, Ireland. Theo ông, Việt Nam-chiếm 4,5% thâm hụt thương mại của Mỹ, có thể trở thành một quốc gia ma sát thương mại với Mỹ và điều đó đã được nhìn thấy từ trường hợp Trung Quốc.

Đối mặt với nguy cơ trên, giáo sư Ikebe đưa ra giải pháp Việt Nam cần thúc đẩy các ngành đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên sâu, cùng nguồn vốn đầu tư mới. Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Giáo sư cho rằng thời điểm hiện tại, việc thúc đẩy những ngành công nghiệp gia công, lắp ráp tập trung lao động không phải là xu hướng thượng sách của Việt Nam.

Về thách thức đối với “phi công nghiệp hóa sớm,” giáo sư Ikebe giải thích nhìn từ góc độ kinh tế học, công nghiệp hóa chính là giai đoạn giúp các nước vươn tới là một nền kinh tế phát triển.

Trong quá trình công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển đổi từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản xuất công nghiệp, từ các ngành công nghiệp sang dịch vụ. Các quốc gia trải qua giai đoạn này phải đạt được tiến bộ kỹ thuật, cải thiện năng suất lao động và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Giáo sư Ikebe cho rằng tại Việt Nam, quá trình trên cũng đang diễn ra, lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, song song với đó là duy trì tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong đó, giai đoạn đầu là sự phát triển của loại hình sản xuất tập trung lao động và Việt Nam đang ở giai đoạn này. Ông cho rằng Việt Nam có thể chuyển đổi sang các lĩnh vực cốt lõi của công nghiệp hóa là công nghiệp công nghệ cao gia tăng giá trị (như ôtô, điện tử…) hay không vẫn còn ở phía trước.

Theo giáo sư, tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam đang phụ thuộc chủ yếu vào các ngành công nghiệp dành cho xuất khẩu do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Ví dụ hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc đang có quy mô chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Samsung là đại diện cho loại hình doanh nghiệp gia công xuất khẩu quy mô lớn. Tuy nhiên, đây là yếu tố không bền vững, bởi nếu chi phí lao động tăng, các doanh nghiệp nước ngoài kiểu này sẽ ít có lợi ích khi đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam và xu hướng dịch chuyển sang nước khác hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong bối cảnh chưa đạt được công nghiệp hóa một cách hoàn toàn, quá trình công nghiệp hóa kết thúc không còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trọng tâm sản xuất đã dịch chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ, trong khi thu nhập quốc dân vẫn ở mức thấp. Hiện tượng này được gọi là “phi công nghiệp hóa sớm.”

Ông Ikebe nhận định đây là vấn đề mới mà Việt Nam đang trực tiếp phải đối mặt.

Về tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp hóa, các công ty trong nước sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất này như thế nào trong bối cảnh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang thực hiện sản xuất quy mô lớn phục vụ xuất khẩu. Đây chính là vấn đề của ngành công nghiệp phụ trợ.

Giáo sư Ikebe cho rằng Việt Nam phải thực sự tham gia vào chuỗi sản xuất, nếu không làm được điều này, khi các doanh nghiệp nước ngoài dời nhà máy sang nước khác, công nghiệp hóa của Việt Nam sẽ hoàn toàn thất bại.

Vì vậy, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ như tạo khuôn, chế tạo các tấm kim loại, mạ, xử lý bề mặt kim loại… là cực kỳ quan trọng. Đây có thể nói là vấn đề cấp bách ở Việt Nam.

Về nắm bắt ngành công nghiệp ôtô – một trong những lĩnh vực then chốt của quá trình công nghiệp hóa, Giáo sư Ikebe cho biết ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam trong 25 năm qua với các sản phẩm chủ yếu đến từ những doanh nghiệp của Nhật Bản.

Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển ngành công nghiệp này và việc tạo ra một chiếc ôtô đủ khả năng cạnh tranh khi thuế nhập khẩu trong khu vực ASEAN đã về “0” như hiện nay là rất khó.

Dẫn chứng cụ thể, số lượng xe sản xuất trong nước năm 1995 của Việt Nam là 3.500 chiếc, đến năm 2018 tăng lên 260.000 chiếc. Dù vậy, quy mô vẫn còn rất nhỏ. Năm 2018, Việt Nam đã phải nhập khẩu tới 81.800 ôtô các loại từ các nước ASEAN, chưa kể những khu vực khác.

Gần đây, tập đoàn Vingroup của Việt Nam đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ôtô, xây dựng một thương hiệu ôtô hoàn toàn Việt Nam, với số vốn lên tới gần 3,7 tỷ USD. Vingroup đặt mục tiêu sản xuất 500.000 xe/năm đến năm 2025.

Dù vậy, hiện tại có thể nói chưa thể đánh giá được chắc chắn triển vọng phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Tuy nhiên, đây là hình ảnh tích cực cho công nghiệp hóa tại Việt Nam.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Minh bạch để tạo niềm tin

Tháo nút thắt đất đai: nên bỏ hẳn hạn điền

Bình luận: Phá biệt thự cổ và kịch bản tồi

Hậu quả khi phố đi bộ thành phố nhậu

Chế tài mạnh để ngăn thực phẩm bẩn

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:gs ikebe ryokinh tế việt namthương chiến mỹ-trung

Tin khác

Không gian phát triển lúa gạo

Không gian phát triển lúa gạo

TS Dương Văn Ni: Sinh kế bền vững cho người đồng bằng

TS Dương Văn Ni: Sinh kế bền vững cho người đồng bằng

Thế giới đang thay đổi rất lớn, cơ hội nào cho chúng ta?

Thế giới đang thay đổi rất lớn, cơ hội nào cho chúng ta?

Khoan thư sức dân, hỗ trợ doanh nghiệp

Mất việc thì… chạy grab?

Chấp nhận luật chơi mới khi bước ra sân chơi lớn

Biết mình là ai

Hoàn thuế càng sớm càng tốt

Cà phê sáng
Không gian phát triển lúa gạo

Không gian phát triển lúa gạo

TS Dương Văn Ni: Sinh kế bền vững cho người đồng bằng

TS Dương Văn Ni: Sinh kế bền vững cho người đồng bằng

Thế giới đang thay đổi rất lớn, cơ hội nào cho chúng ta?

Thế giới đang thay đổi rất lớn, cơ hội nào cho chúng ta?

Intel và Việt Nam, không thể ‘đi tắt đón đầu’

Intel và Việt Nam, không thể ‘đi tắt đón đầu’

Đời sống
TP.HCM sẽ cấp giấy chứng nhận nhà đất mua bán giấy tay?

TP.HCM sẽ cấp giấy chứng nhận nhà đất mua bán giấy tay?

Giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

Giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

Giá vé máy bay cao, hãng bay vẫn than lỗ

Giá vé máy bay cao, hãng bay vẫn than lỗ

Đã đến lúc điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân

Đã đến lúc điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân

Môi trường
Xe điện gặp khó vì thiếu trạm sạc

Xe điện gặp khó vì thiếu trạm sạc

Tro, xỉ than nhiệt điện ‘hút hàng’

Tro, xỉ than nhiệt điện ‘hút hàng’

Xu hướng ESG trong bất động sản: thay đổi ngay vẫn kịp

Xu hướng ESG trong bất động sản: thay đổi ngay vẫn kịp

‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA