10:19 - 02/06/2016
Giá trị các thương hiệu của VN đang rất thấp
Chỉ có Vinamilk được định giá 1,1 tỷ USD, còn tổng giá trị 50 thương hiệu cộng lại chỉ có 5,5 tỷ USD, cao hơn một chút so với một thương hiệu của Singapore là 4,4 tỷ đô (Ngân hàng BBS).
Ông Lại Tiến Mạnh, giám đốc công ty Mibrand, đối tác Brand Finance tại Việt Nam cho rằng nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn giá trị vô hình, như một cây bút có bốn tài sản trí tuệ gồm: bằng sáng chế cho cách chứa mực bằng ống bơm; giải pháp hữu ích cho kiểu rãnh thẳng để bơm mực lên ngoài; kiểu dáng công nghiệp cho thiết kế nắp bút hình mũi tên và cuối cùng là tên thương hiệu của sản phẩm…
Tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp có nhiều dạng khác nhau, nhưng thương hiệu được đánh giá là tài sản vô hình quan trọng nhất, ông Mạnh nói tại Hội Thảo “Nhận diện cơ hội mới trong môi trường biến động toàn cầu” sáng 2/6.
Ông Lại Văn Mạnh dẫn chứng: hai cái mũ có cùng kiểu dáng như nhau, nhưng nếu gắn thương hiệu lên một cái thì giá chắc chắn sẽ tăng gấp 10 lần so với sản phẩm không thương hiệu.
Một dẫn chứng khác về giá trị trường hiệu là thương hiệu kem đánh ranh Dạ Lan. Những năm 1990, thương hiệu Dạ Lan chiếm tới 70% thị phần trên toàn quốc, thời điểm đó tối tác nước nhận định họ không thể cạnh tranh được với Dạ Lan nên quyết định bỏ ra 3 triệu USD mua lại thương hiệu này.
Tuy nhiên, sau đó họ quyết định làm cho nó mai một đi để phát triển thương hiệu riêng của mình. Hay nhựa Duy Tân cũng vậy.
Từ 2013 đến nay, doanh nghiệp này đã đăng ký 24 bản quyền nhãn hiệu, 24 bản quyền thiết kế họa tiết, 1 kiểu dáng công nghiệp.
Đây là cách để Duy Tân bảo vệ tài sản trí tuệ thương hiệu và làm tăng giá trị thương hiệu cho mình.
Ở Việt Nam, hiện có rất ít doanh nghiệp tạo được giá trị thương hiệu mạnh.
Nhìn tổng thể, tổng giá trị tài sản vô hình thương hiệu ở VN thấp hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Năm 2015, lần đầu tiên Brand Finance tại Việt Nam tiến hành nghiên cứu, đánh giá 50 thương hiệu vô hình lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trong đó, chỉ có Vinamilk được định giá 1,1 tỷ USD, còn tổng giá trị 50 thương hiệu cộng lại chỉ có 5,5 tỷ USD, cao hơn một chút so với một thương hiệu của Singapore là 4,4 tỷ đô (Ngân hàng BBS).
Theo Brand Finance, tổng giá trị thương hiệu 10 ngân hàng lớn nhất trên thế giới cũng lên tới hàng trăm tỷ USD, trong đó Wells Fargo của Mỹ có giá trị 35 tỷ USD.
Hội Thảo “Nhận diện cơ hội mới trong môi trường biến động toàn cầu” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức sáng 2/6, tại TPHCM.
Minh Khoa – Kim Yến
Theo VietQ.vn
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này