21:29 - 26/07/2017
Xử lý cảnh báo của FDA: ‘Sẽ gặp rắc rối to nếu không đầy đủ quy trình’
Theo số liệu thống kê, tính đến đầu tháng 7.2017, về các cảnh báo của FDA đối với doanh nghiệp Việt Nam, có 32 lệnh cảnh báo với 530 trường hợp. Lệnh cảnh báo thứ 32 là về ghi nhãn sản phẩm sai, cụ thể không ghi rõ thành phần, tỷ lệ của từng thành phần…
Vì tính bức thiết đó, ngày 25/7, Hội DN HVNCLC, BSAS và Liên minh Tạo Thuận lợi hóa Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo: “Xử lý các cảnh báo nhập khẩu của FDA Hoa Kỳ”, đây là chương trình nằm trong hoạt động của Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập.
Tại hội thảo, những câu hỏi vô cùng đắt giá cho ai đã, đang và sẽ xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã được nêu ra.
Một doanh nghiệp ngành thực phẩm tại TPHCM cho biết, họ được một đối tác Hoa Kỳ (HK) qua làm việc, sau đó đối tác yêu cầu gởi sản phẩm mẫu qua HK để họ xem xét, tìm thị trường… Làm như thế doanh nghiệp tôi có gặp vấn đề gì sau này khi xuất khẩu vào HK không? Nó có những rủi ro gì?
USDA đang dự kiến kiểm tra 100% với các lô hàng thực phẩm
Trả lời câu hỏi trên, ông Nestor Scherbey – Chuyên gia của Liên minh tạo thuận lợi thương mại toàn cầu, Chuyên gia Hải quan Thế giới (WCO) phân tích.
Khi DN có đối tác đến làm việc, phải thông báo cho đối tác, những người bên HK biết mẫu mà họ muốn mua, xem hay lấy là mẫu gì… đồng thời phải thông báo cho đối tác biết cơ sở sản xuất của DN đã được đăng ký với FDA chưa? Nếu DN có công ty đại diện bên HK thì họ phải hiểu quy định của FDA về việc thông báo trước.
Ông Nestor Scherbey chia sẻ tiếp, nếu lấy mẫu đó cho vào hành lý qua HK sẽ phải khai báo tại thời điểm nhập khẩu, lúc đó có thể sẽ phải đi qua khu vực kiểm tra lần 2. Tại các sân bay luôn có các thanh tra của FDA và họ sẽ thu hồi thực phẩm tại đó.
Từ câu hỏi về việc gởi sản phẩm trên, ông Nestor Scherbey khuyên các DN, không nên làm việc này trong tương lai, vì những thay đổi cũng như quy định của HK hiện nay lớn nhất là về luật thực phẩm.
Cụ thể, theo ông Nestor Scherbey, là HK thay đổi về cách ứng phó với các vấn đề, làm nhiều về phòng ngừa.
“Hiện nay chỉ có 2% lô hàng bị kiểm tra, nên nhiều hàng hóa đi qua mà không bị phát hiện. Đó cũng là lý do tại sao HK thay đổi về luật ATTP, và sắp tới sẽ có nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra hơn… và thực ra USDA đang dự kiến kiểm tra 100% với các lô hàng thực phẩm”
Thay đổi công thức sản phẩm phải làm phân tích mối nguy
Trong khi đó, một doanh nghiệp làm xuất khẩu nước dừa tại Bến Tre nêu thắc mắc: Theo luật thì DN phải đăng ký trước với FDA từ trước khi sản xuất. Chúng tôi có nhà máy, cơ sở sản xuất, sản phẩm cũng xuất sang các nước Úc, châu Á, bây giờ DN muốn thay đổi công thức để làm sản phẩm khác xuất khẩu sang HK thì sao?
Ông Nestor Scherbey giải thích, nếu đã xuất hàng sang các nước khác, nhưng chưa vào HK bao giờ thì không có vấn đề gì. Nhưng khi DN chuẩn bị xuất hàng thì cần làm đăng ký với FDA. Việc này phải làm trước khi bắt đầu có các giao dịch.
Điều này nghĩa là DN cho phép thanh tra của FDA sang Việt Nam kiểm tra nhà máy, cơ sở sản xuất, quy trình sản xuất…
DN có mã SKU đăng ký theo hệ thống, nhưng mã này không phải là mã hải quan hay các cơ quan quản lý nhà nước. Mà đó chỉ là mã thương mại đối với hàng hóa.
Nếu thay đổi mã, thay đổi công thức sản phẩm, “tôi nghĩ không ảnh hướng đến việc DN đăng ký với FDA. Tuy nhiên trong quy trình xuất khẩu và nhập khẩu sang HK phải có phân tích mối nguy đối với sản phẩm nước dừa của doanh nghiệp. Tức là phải có hồ sơ rõ ràng, những chứng nhận ở phòng thí nghiệm hay kết quả kiểm nghiệm…
Cần làm lại bao bì khi vào Mỹ
Ông Nestor Scherbey cũng chỉ ra cho các DN Việt thấy rằng, dù các sản phẩm của họ làm rất tốt, có dán nhãn, bao bì đẹp, ghi chú nước xuất xứ Việt Nam, nhưng không có nghĩa sẽ được chấp nhận tại HK.
“Tốt nhất là DN nên lấy xác định trước về ghi nhãn, nước xuất xứ của cơ quan hải quan Mỹ trước khi lô hàng đến HK. Vì cơ quan hải quan Mỹ có quyền lực rất lớn về chuyện họ cho nhập khẩu hay từ chối”.
“Hãy nên làm đầy đủ các quy trình sẵn rồi hãy xuất hàng, nếu chưa thì sẽ gặp rất nhiều rắc rối”.
Ông cũng khuyến cáo các DN, tuyệt đối không ỷ lại các nhà nhập khẩu bên HK, hay các cơ quan đại lý bên đó, vì họ không chịu trách nhiệm thay DN được, có chuyện gì thì doanh nghiệp là người chịu phạt và sẽ mất cơ hội xuất khẩu vào Mỹ.
“Khi DN nhận được một cảnh báo nhập khẩu, nó đã là quá trễ rồi, hàng sẽ không bao giờ được tham gia vào trong thị trường nhập khẩu của HK nữa, hoặc sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đưa hàng vào HK tiếp theo”, ông Nestor Scherbey nói.
Khó khăn cho cá da trơn
Với cá da trơn, Thượng viện Hoa Kỳ đã chỉ đạo với cơ quan quản lý phải xác định cơ chế tương đương của các quốc gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nếu việc xác định không được hoàn thiện trước ngày 1/3/2018 thì nhiều loại hàng hóa, bao gồm cá da trơn sẽ không được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Nếu không nắm được những thay đổi về luật pháp và quản lý của Hoa Kỳ, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt.
bài & ảnh: T. Quỳnh
Theo BSA
Có thể bạn quan tâm
Giải mã cơn sốt Zara
Xu hướng mới: livestream bằng AI
Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam
Bán lẻ cao cấp Việt Nam phát triển nhanh so với khu vực
Thái Lan đón nhiều du khách nhất lịch sử
Tags:cdcanbiet2016cdfsmacục quản lý thực phẩm và dược phẩmFDAfda cảnh báonông sản việt namxuất khẩu vào mỹ
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này