Đọc từ điển hấp dẫn như đọc… tiểu thuyết
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Magazine
2022/07/06 - 11:10:13 AM

12:22 - 07/05/2022

Đọc từ điển hấp dẫn như đọc… tiểu thuyết

Đó là lời nhắn của tôi gửi đến tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Bách – người vừa biên soạn và cho ra mắt cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc” do NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành vào tháng 4/2022.

Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Bách.

So với những cuốn từ điển đồ sộ và đầy uyên bác khác, thì đây là cuốn từ điển “vừa phải” nhất nhưng vẫn đầy đủ tất cả  các thuật ngữ cơ bản và có cập nhật. Trên hết, đây là cuốn từ điển được diễn dịch bằng tiếng Việt trong sáng, giản dị mà có tính tiếp nối.

– Quá trình làm cuốn từ điển thuật ngữ âm nhạc có phải xuất phát từ những cuốn sách về thuật ngữ cũng như nghệ thuật mà anh đã xuất bản từ năm 1999 đến nay không, thưa anh?

– Đúng là có nguồn gốc từ cuốn thuật ngữ trước. Ở những cuốn trước là tài liệu để đối chiếu thuật ngữ ở các thứ tiếng mà không chú trọng vào việc hiểu nội hàm của những thuật ngữ đó.Nhưng có lẽ tất cả mọi thứ đều có nguồn gốc xuất phát từ đam mê của tôi đối với âm nhạc, đó mới là “nguồn” chính.

– Nếu cần làm rõ ra nội hàm của thuật ngữ, hẳn là anh phải tra cứu rất nhiều?Anh cập nhật những phái sinh mới của các thuật ngữ âm nhạc đương đại thế nào ạ?

– Về tra cứu thì có liệt kê trong phần tài liệu tham khảo cuối sách. Hơn nữa, trước đó một thời gian dài, công việc của một thành viên ban biên soạn Bách khoa Toàn thư cho tôi có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều tài liệu âm nhạc từ cổ điển đến hiện đại, thậm chí là đương đại. Tuy nhiên, việc cập nhật thuật ngữ âm nhạc chỉ giới hạn từ âm nhạc thế kỷ XX vì vấn đề đương đại đồng nghĩa với chưa ổn định. Cụ thể các phương tiện mà tôi cập nhật là: những tự điển bách khoa các thứ tiếng, mạng internet, sách chuyên ngành. Lĩnh vực cập nhật độc đáo nhất mà theo tôi, hiện chưa có tự điển âm nhạc VN nào có đó chính là các mục từ về Công nghệ âm nhạc. Tôi học ở Đức về ngành này từ 1990. Lúc đi học về và tham gia giảng dạy ở Nhạc viện TP.HCM, tôi cũng đã góp sức cho ngành học này bằng việc mở thêm vài khóa học về kỹ thuật âm thanh, phòng thu và ngày nay có thêm organ điện tử và nhạc jazz.

Cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc giúp cho người học nhạc, chơi nhạc và yêu nhạc tiếp cận được những giải thích có cơ sở về lý thuyết và khái niệm cơ bản trong những vấn đề (mục từ, chủ đề) liên quan.Ngoài ra, trong cuốn từ điển này còn có phần “Âm nhạc cổ truyền” nhưng chỉ tập trung vào dân tộc Việt hoặc những dân tộc khác nếu có yếu tố hay sự kiện đặc biệt liên quan.Ví dụ, hát then với sự kiện được UNESCO vinh danh.Gần đây nhất như sự kiện ca trù được UNESCO công nhận là “di sản nhân loại” cũng được cập nhật (1/10/2020). v.v.. Bên cạnh đó, 17 phụ lục của sách với gần 60 trang có thể được coi như “cánh tay nối dài” của từ điển.

– Là một người đi học ở phương Tây và cả Mỹ về âm nhạc, anh có khó khăn gì khi soạn các thuật ngữ âm nhạc sang tiếng Việt hay không?

– Do đặc điểm riêng nên tiếng Việt không có được đầy đủ những thuật ngữ hoàn toàn tương đương để đối chiếu (reference) ngang bằng với thuật ngữ nước ngoài. Từ đó nếu cứ “dịch ra”, cố gắng tìm một thuật ngữ Việt để “áp” cho một từ ngoại quốc thì nhiều khi dẫn đến sự hiểu lầm, dùng sai, gây hậu quả tai hại, có khi trải ra trong nhiều thế hệ. Một ví dụ: “Âm nhạc bác học” (xem thêm trong từ điển của tôi ở mục từ này và Musique savant, Art music). Đó là khó khăn tôi phải giải quyết khi biên soạn từ điển này. Cách dùng sai của thế hệ đi trước đã tạo thành một loại “truyền thống” cho thế hệ đi sau! Chính điều này cũng là một trong những nguồn gốc đã khiến tôi phải thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình biên soạn từ điển để cung cấp thuật ngữ đúng hơn cho các bạn học và yêu âm nhạc.Mục đích chính là giới thiệu cái chuẩn xác cho mọi người.

– Tôi có xem mục từ “Art music”, nó là có vẻ như “tự do” hơn “musique savant” khi cùng định nghĩa đó là “âm nhạc bác học”- dịch sang ngôn ngữ VN dễ bị hiểu sai là âm nhạc “cổ điển” khó hiểu. Trong khi đó Art music thật ra có chút đã phá bỏ một số những “luật lệ” khắc khe của âm nhạc cổ điển trước Debussy rồi. Nhưng quả thật tôi rất thích ngôn ngữ chuyển dịch của anh, nó trong sáng và đã được phân định kỹ càng. Tôi đọc và thấy thích thú như đọc… tiểu thuyết vậy? Anh có bí quyết gì về việc chuyển ngữ này hay không? Anh chắc phải tra từ điển tiếng Việt thật nhiều hoặc có vốn từ tiếng Việt rất dày sâu?

– Đúng là Art music được dùng với nghĩa rộng hơn Musique savant. Từ thuở bắt đầu của tân nhạc VN, các tiền bối đã hiểu “savant” theo nghĩa hẹp nên gọi là “bác học” thật ra phải hiểu là “có học, được học” để đối lại với âm nhạc truyền khẩu, truyền ngón ngoài dân gian. Khi bắt đầu soạn thảo, tôi đã tự đặt tiêu chí: “Cố gắng nói thật đơn giản về một vấn đề phức tạp thay vì dùng ngôn ngữ để phức tạp hóa vấn đề ấy lên”. Và trong quá trình soạn thảo, tôi có cho nhiều người xem, góp ý, từ giới “ngoại đạo” với âm nhạc đến các chuyên gia.Nhưng tôi chú ý đến giới “ngoại đạo” hơn.Nếu họ hiểu mình viết cái gì để giải thích một mục từ thì điều đó đã đúng.

Lúc đi xin việc làm ở Đức, khi khai lý lịch, đến phần “biết những ngôn ngữ nào”, tôi ghi những thứ tiếng mà mình thông thạo: Đức, Anh, Pháp, Ý, Latinh (thật ra tôi còn biết tiếng Nga nhưng chỉ đủ dùng để giao tiếp đời thường sau một năm sống ở Moscow). Trưởng phòng nhân sự hỏi bất ngờ: “Ở Việt Nam ông nói tiếng gì?”. Tôi hơi ngỡ ngàng rồi trả lời: “Tiếng Việt”. Ông ấy nói: “Sao ông không ghi vào đây?”. Lần đầu tiên trong đời mới có được ý thức MÌNH BIẾT TIẾNG VIỆT! Tôi biết và yêu tiếng Việt một cách tự nhiên đến nỗi… quên mất nó! Ba tôi là nhà giáo (bạn với anh em Lê Bá Kông – Lê Bá Khanh, nhóm ít người đã phát triển tiếng Anh đầu tiên ở miền Nam từ những năm 1950). Từ nhỏ đến lớn, tôi đi học ở các trường Lasan (trường dòng chuyên về giáo dục). Từ lớp 6 đến đại học năm thứ nhất, tôi học nội trú các trường dòng từ Quy Nhơn đến Nha Trang và vào Sài Gòn. Có lẽ được học và giáo dục một cách cẩn trọng từ tiếng Việt cho đến các ngoại ngữ đã là những yếu tố tạo nên vốn từ tiếng Việt cho tôi.

Từ năm 1999, bộ Thuật ngữ âm nhạc Anh – Đức -Việt và Ý – Pháp – Việt của Nguyễn Bách đã gây sự chú ý đặc biệt trong giới chuyên môn. Lần đầu tiên có một cuốn từ điển Việt Nam không sắp xếp mục từ theo thứ tự của bảng chữ cái mà theo số Ả Rập. Nhờ sáng kiến đó, các thuật ngữ ở 5 thứ tiếng khác nhau đều trở nên “bình đẳng”, tiếng nào cũng có thể làm chuẩn để tra cứu những ngôn ngữ còn lại. Sau khi tốt nghiệp ngành Chỉ huy dàn nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, Nguyễn Bách không chỉ hoạt động như một nhạc trưởng mà còn biên soạn nhiều tài liệu âm nhạc cho học viên bên cạnh bộ thuật ngữ nói trên cùng với không ít những công trình “đầu tiên” mang tính khai phá như: thành lập tủ sách Âm nhạc điện toán (thuộc nhà xuất bản Âm nhạc năm 2002) với gần 10 đầu sách về công nghệ âm nhạc (viết về microphone, mixer, nghệ thuật chỉnh âm thanh, sổ tay kỹ thuật phòng thu, v.v.), biên soạn sách giúp trí nhớ về âm nhạc (không cấu trúc theo chương, bài mà chỉ gồm gần 80 bảng tổng hợp các vấn đề âm nhạc từ đơn giản đến phức tạp), viết sách đầu tiên về thưởng thức âm nhạc (music appreciation), v.v.. Đặc biệt, ban biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam đã mới ông làm thành viên chính thức và sử dụng cuốn sách Thuật ngữ âm nhạc Việt – Anh – Ý – Pháp – Đức (2011, tái bản lần 3 năm 2019) làm một trong các tài liệu tham khảo và chọn cuốn sách Nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng (2010) của ông làm một mục từ trong phần “Sách, tạp chí”.

Ngân Hà thực hiện (theo TGHN)

 

Có thể bạn quan tâm

7 năm 1 sân chơi ý nghĩa

Gặp lại Kant và Heidegger ở năm 2022

Xây dựng cộng đồng tiêu dùng thường xuyên trong khởi nghiệp

Biển Phương đón bắt xu hướng mới ‘thịt chay’

Ấn tượng về những sáng tạo của doanh nghiệp Việt trong bão Covid-19

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:tiến sĩ nguyễn báchtừ điển âm nhạc

Tin khác

Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Hãy để cho con làm sai

Hãy để cho con làm sai

Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món

Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’

Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!

‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Báo Xuân
Nồng nã tương ớt Mường Khương

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Dọc đường gia vị miền Trung

Dọc đường gia vị miền Trung

Nực quá thèm canh chua

Nực quá thèm canh chua

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA