Nhắc lại ngôn ngữ Sài Gòn để nhớ thêm, biết thêm
Tin mới
12:20
Xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia vào Việt Nam tăng mạnh
12:16
Yêu cầu 3 hãng bay dừng bán vé tết vượt quy định
11:44
Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới
09:18
Tín dụng tăng trưởng đột biến, kích hoạt đầu cơ?
09:02
Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để đón FDI chất lượng cao
08:56
Không sản xuất, nhập khẩu điện thoại 2G, 3G từ tháng 7
08:44
Người dân TP.Thủ Đức đến 3 địa chỉ sau để giải quyết hồ sơ hành chính
12:05
WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc
11:46
Trung Quốc thất bại mục tiêu tự cung cấp chất bán dẫn
11:25
Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội
11:19
Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không
22:31
Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao
22:22
Trung Quốc phản đối Thụy Điển loại Huawei và ZTE khỏi dự án mạng 5G
22:16
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch Covid-19
22:08
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD
22:02
Doanh nghiệp ngoại thuê người Việt đứng tên hoạt động ‘vay qua app’
21:56
TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%
15:55
Một cái Tết chưa từng có
15:46
Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường
10:47
Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD
Bản tin thị trường
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Lối sốngVăn hóa - Giáo dục
2021/01/25 - 7:36:17 PM

21:00 - 10/03/2017

Nhắc lại ngôn ngữ Sài Gòn để nhớ thêm, biết thêm

Còn nhớ một năm trước, ngày khai mạc Đường sách Sài Gòn, tôi lang thang tìm đến các quầy sách cũ, nơi quyến rũ tôi hơn cả.

  • Thơ Bùi Giáng và tuổi trẻ lang thang Sài Gòn
  • Tìm sách không chỉ để đọc
  • Sài Gòn lần đầu tiên triển lãm sách ấn bản…
duong sach

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa là những tiếng Sài Gòn không thể thay thế có thể thấy trong sách của nhà văn Lê Văn Nghĩa: bảnh tỏn, coi chớp bóng thùng, đọc báo khính (coi ké), coi cọp, giựt le, cắc ca cắc củm…

Có lẽ, sách ngày trước được bảo chứng bởi những người tri thức ở các lĩnh vực, cho nên không chỉ viết mà sách dịch cũng hay và đáng tin cậy.

Rồi khi thấy mình chỉ đủ tiền để mua vài ba cuốn sách xưa với giá cao, tôi đã chọn ngay cuốn đầu tiên của tác giả Vương Hồng Sển Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn, nhà xuất bản là “Tác giả xuất bản”, in lần đầu tiên tháng 6/1972, thay vì lời cảm ơn thông thường mà chỉ duy nhất một chữ: Nhớ. Chính là nhớ ông thầy cũ, ông Bernard Bourotte. Nhớ thầy cũng là nhớ mình, không có thầy là không có mình. Đó là bài học sống động ngay từ trang đầu của cuốn sách mà giờ đây, cũng hiếm khi có thấy lại.

Nhưng lời đề từ sách, ngay những dòng đầu tiên đã nghe như tiếng ông thủ thỉ bên tai, với một giọng rặt Nam bộ: “Sách không đề tựa, trơ trẽn như người thiếu mũ khăn; phải có “nón” để hợp lễ khơi màu. Ra đi hăng hái bao nhiêu, – tôi muốn nói khi bắt tay soạn tập nhỏ nầy, – nay về tới mức, chán chê buồn buồn, khó nói, buồn thỉu buồn thiu, thiếu điều buồn đứt ruột”. Rồi đọc thêm trong sách nghe ra những từ như: giựt gân, rà rà lết lết, nghe một hơi, nghe khín, cà khọt cà khẹt, trật lất hết trơn hết trọi…

Là mê ngay. Mê cái giọng miền Nam.

Rồi nhớ Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Trần Kim Trắc, và giờ là Nguyễn Ngọc Tư, v.v. tất nhiên là còn nhiều, những người viết giữ giọng của mình, không có để lai tạp hay “mất bản sắc”.

89954_20_08_15_chu-chieu-bong-nha-ao-thuat-tay-danh-bai-va-tui-con-nit-xom-nho-sai-gon-nam-ay

Và mới đây nhứt, tôi đọc liền một mạch bốn tập truyện của nhà văn Lê Văn Nghĩa (từng nổi danh với những tác phẩm hài “Nô-tế-bồ”, Thám tử không không thấy, Tào lao xịt bộp…). Đó là Sài Gòn – Dòng sông tuổi thơ; Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài, và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy; Mùa hè năm Petrus và Tụi lớp Nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ, do NXB Trẻ ấn hành. Những tác phẩm gọi là truyện dài dành cho thiếu nhi, “nhưng người lớn đọc cũng hổng sao mà người già đọc càng khoái”, như lời giới thiệu từ bìa một cuốn sách của ông.

Không biết đây có phải là “tự tình” không, nhưng đọc tác phẩm của ông nhà văn Nghĩa ở cái tuổi trung niên sồn sồn như tôi, thấy thú vị vô cùng. Cái thú của người được nhớ lại ký ức trẻ thơ, mà lại như được sống trong không gian của những ngày bạn bè cắp sách đến trường, chơi với nhau trong nghĩa khí bạn bè, những bài học yêu thương giúp đỡ nhau khi gặp khốn khó của những đứa trẻ. Ông mô tả lại những câu chuyện đời trong những “xóm nhỏ Sài Gòn” nghèo khó mà đầy tình người. Những bài học giản dị về đức tính người thầy, sự cam chịu của người mẹ hy sinh cho con và cả những đứa trẻ sinh ra trong gia đình cha mẹ nghèo khó ấy cũng đã biết đùm bọc nhau từ thuở nhỏ.

Đó chính là khát vọng của một nhà văn đã từng đi theo các chú, các anh làm cách mạng, bị tù đày và trở về để tiếp tục phục dựng một nền văn hoá bắt đầu từ giáo dục làm người, tránh xa cái ác xấu từ những tâm hồn bị tha hoá bởi danh lợi.

Và ngôn ngữ Sài Gòn xưa là những tiếng Sài Gòn không thể thay thế có thể thấy trong sách của nhà văn Lê Văn Nghĩa: bảnh tỏn, coi chớp bóng thùng, đọc báo khính (coi ké), coi cọp, giựt le, cắc ca cắc củm… Hay chỉ cần câu “Dầu hèn cũng thể, nát vỏ cũng còn bờ tre” cũng biết ra được tính cách của người miền Nam, nghe nôm na, không có bóng bẩy văn chương nên mới gần gũi, thấu tình người.

Nhà văn dựng lại bối cảnh Sài Gòn của thập niên 1960 bằng ngôn ngữ của chính ông, một người con sanh ra và lớn lên ở Chợ Lớn. Có lẽ do vậy mà truyện của anh càng thêm phong phú bởi Sài Gòn phải có Chợ Lớn, Gia Định mới là hoàn chỉnh “Hòn ngọc Viễn Đông”. Vậy mà phỏng vấn ngay tại chỗ hỏi ông những từ mà người Sài Gòn hay nói là gì, ông nghĩ… mãi rồi nói: nó là máu thịt ở trong mình, nói ra là nói thứ tiếng đó, còn phải phân biệt nữa hay sao? Rồi ông nói: cái giá trị lớn nhất của Sài Gòn xưa, chính là nơi đây, đã khai sanh ra lòng trắc ẩn mà luôn dang tay giúp đỡ đồng bào. Chính nơi đây mới có cơm miễn phí cho sinh viên nghèo, “trà đá miễn phí”, “bánh mì miễn phí”, giờ còn có “quần áo miễn phí”, hay những tờ báo mở mục kêu gọi giúp đỡ đồng bào các miền bị thiên tai, lũ lụt, tai nạn… và cũng là nơi nhận quyên góp, đi cứu trợ mà đã trở thành truyền thống hôm nay.

Không chỉ có ngôn ngữ, mà còn có tấm lòng. Đó là cái lý lẽ của người Sài Gòn, lời nói bắt nguồn từ trái tim chứ không cần phải đánh bóng hay mánh khoé như những kẻ “sính chữ”.

À, viết tới đây, mới nhớ lại một anh bạn người Sài Gòn rất hay nhắc: dân miền Nam không chỉ trọng (coi trọng) nghĩa, trọng tài, mà còn trọng chữ.

Nhưng chữ nghĩa cũng như nhân loại, không dừng ở một chỗ mà còn tiếp biến, phát triển thiên hình vạn trạng như một tiến sĩ bên Tây đã viết cả một cuốn sách nghiên cứu về “Quan hệ giữa biến đổi ngôn ngữ và biến đổi xã hội”. Cho nên, nếu hiện tại thấy một bạn trẻ Sài Gòn nói với nhau “hổng dám đâu” thì cũng đừng quá khắt khe mà cho rằng đã bị phai lạt cái màu sắc miền Nam, mà có khi nghe dễ thương, dễ chịu đó chớ!

Ngân Hà
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Nghèo vì sợ ‘kỳ lắm’

Tuấn Khanh: Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực

‘Call me by your name’ – vẻ đẹp của mối tình đầu

Khoảng lặng: Giỗ Ba lần thứ mười một

Hà Nội: Trường đại học mở cửa đón người vô gia cư ăn Tết

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ngôn ngữ sài gònnhà văn lê văn nghĩasách cũSài Gòn

Tin khác

‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân

‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Viết thư tay

Miếng vỏ cây

Khoảng lặng: Giỗ Ba lần thứ mười một

Đôi dép của con – đôi giày của mẹ

Vấn đề nội tại của con người thời bình

Ẩm thực - Du lịch
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
WHO trấn an về việc tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19

WHO trấn an về việc tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Văn hóa - Giáo dục
‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân

‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA