Sống an toàn trong mùa dịch, đừng chạm tay vào mặt!
Tin mới
21:24
Cục Hàng không yêu cầu không để máy bay ‘đắp chiếu’ quá 1 tháng
21:19
Foxconn đầu tư nhà máy sản xuất iPad và Macbook tại Bắc Giang
21:14
Xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn ảm đạm trong năm 2021
16:14
Tạm ngừng kinh doanh tại công trình ngắm cảnh ở Mã Pì Lèng
15:55
‘Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh’
10:42
Indonesia đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới
10:36
Nhiều công ty bị Cục thuế TP.HCM truy thu thuế tiền tỷ
10:19
Vì sao ngân hàng lãi lớn?
10:16
Foxconn muốn đầu tư KCN 1,3 tỷ USD để xây nhà máy tại Thanh Hóa
10:11
Lốp xe ô tô Việt Nam thoát ‘án’ bán phá giá tại Mỹ
10:02
Huawei tiếp tục nhận đòn trừng phạt của ông Trump
09:48
‘Cuộc chiến áp thuế’ vẫn chưa kết thúc
12:22
VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng
12:10
Xiaomi phản bác cáo buộc của Mỹ
11:37
Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao
10:47
Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong hợp tác điều tra chính sách tiền tệ
23:20
VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây
23:15
Google chốt thỏa thuận mua lại Fitbit
23:11
Cố vấn thương mại Navarro lên án đảng Dân chủ luận tội ông Trump
15:56
Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble
Bản tin thị trường
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
09:45
Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
09:25
Nông sản đồng bằng cần nhắm phân khúc giá cao
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Lối sốngSức khỏe - Y tế
2021/01/18 - 11:42:49 PM

12:17 - 04/04/2020

Sống an toàn trong mùa dịch, đừng chạm tay vào mặt!

Các nhà khoa học không khuyến cáo đại chúng mang khẩu trang để ngăn ngừa nCoV, thay vào đó là rửa tay thường xuyên. Tuy nhiên rửa tay lại không có ý nghĩa nhiều nếu người ta… hay đưa tay lên mặt.

  • Amazon ngưng bán khẩu trang N95 và bộ chẩn đoán…
  • Mỹ bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người

Đưa tay lên mặt là thói quen xấu cần bỏ để tránh lây nhiễm mầm bệnh.

Một trong những thách thức lớn nhất trong y tế công cộng là dạy công chúng rửa tay thường xuyên và không chạm vào những màng nhầy trên mặt – mắt, mũi, miệng, những cửa ngõ để virus corona mới và những mầm bệnh khác xâm nhập cơ thể.

Chạm tay lên mặt 23 lần/giờ

Nancy C. Elder, giáo sư lĩnh vực bác sĩ gia đình tại đại học Khoa học và sức khoẻ Oregon (Hoa Kỳ), người từng nghiên cứu hành động chạm tay vào mặt của bác sĩ và nhân viên y tế, nói: “Ngoáy mũi, dụi mắt, chống cằm là những cách người ta hay làm. Mọi người đều chạm tay vào mặt và khó bỏ được thói quen này”.

Trước việc lan truyền virus corona khắp toàn cầu, khuyến cáo cơ bản nhất của giới khoa học dành cho công chúng là rửa tay thường xuyên. Nhưng theo một số người, khuyến cáo này còn phải bao gồm cảnh báo mạnh mẽ về tác hại của chạm tay vào mặt.

William P. Sawyer, bác sĩ gia đình ở Sharonville, Ohio (Hoa Kỳ), người sáng lập trang HenrytheHand.com, nhằm giáo dục công chúng về vệ sinh tay và mặt, chia sẻ: “Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ luôn kêu mọi người đừng chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Nếu làm được như thế, bạn sẽ giảm đáng kểkhả năng nhiễm bất kỳ virus hô hấp nào”.

Để hiểu tại sao vệ sinh tay và chạm tay vào mặt có thể giúp bạn phòng chống đáng kể nguy cơ nhiễm Covid – 19, bạn có thể xem xét câu chuyện sau: Một người mắc bệnh đi vào thang máy, chạm tay vào nút bấm cả trong và ngoài, hoặc cũng có thể hắt hơi trong khi di chuyển. Khi người này bỏ đi, các hạt bắn li ti chứa virus nằm lại phía sau. Người kế tiếp đi thang máy chạm tay vào nút bấm hoặc bề mặt rồi dính virus vào tay, sau đó họ đưa tay lên ngoáy mũi hoặc dụi mắt.

Mary-Louise McLaws, giáo sư kiểm soát bệnh nhiễm trùng đại học New South Wales (Úc), nhận định: “Mắt, mũi, miệng là cửa ngõ để một loại virus như Covid-19 hay SARS đi vào cơ thể. Trong cuộc họp mới đây, tôi nhận thấy một người chạm tay vào mặt mười lần trong vòng hai phút. Đây là thói quen rất phổ biến, và công chúng cần được cảnh báo việc họ chạm tay lên mặt thường xuyên như thế nào”.

Bác sĩ McLaws cũng là tác giả chính của một khảo sát vào năm 2015 về hành động chạm tay lên mặt, khảo sát được nhiều người trích dẫn. Trong khi các sinh viên y khoa nghe giảng bài, người ta bí mật quay phim và đếm số lần họ chạm tay vào bất kỳ vị trí nào trên mặt. Kết quả chỉ trong một giờ, các sinh viên chạm tay lên mặt trung bình… 23 lần. Gần phân nửa số này là mắt, mũi hoặc miệng, nơi các nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm gọi là “vùng chữ T”. Nghiên cứu trên đối tượng bác sĩ gia đình, dân làm việc văn phòng hoặc sinh viên cũng cho ra kết quả tương tự. Bác sĩ McLaws nói: “Tôi rất ngạc nhiên vì khi chạm tay vào mặt thì mỗi giờ bạn đang cho virus 11 cơ hội xâm nhập vào cơ thể nếu trước đó bạn đã chạm vào mầm bệnh”.

Làm sao tránh chạm tay lên mặt?

Nguy cơ đưa một loại virus vào cơ thể bằng cách chạm tay lên mặt phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm loại virus, bề mặt có thấm nước hay không, virus nằm lại trên bề mặt trước đó bao lâu, người nhiễm bệnh tới lui chỗ đó bao nhiêu lần, nhiệt độ và độ ẩm.

Theo WHO, con người chưa biết được chủng virus corona mới tồn tại được bao lâu trên bề mặt, dù một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Hospital Infection cho thấy các chủng virus corona tương tự có thể tồn tại đến chín ngày trong điều kiện lý tưởng. Đây là thông tin đáng ngại, vì virus cúm chỉ có thể sống được 24 giờ trên bề mặt cứng. Tuy nhiên, cơ quan Y tế công cộng Anh quốc (PHE) cho rằng, nếu căn cứ những nghiên cứu về virus corona khác như SARS và MERS, “nguy cơ con người nhiễm virus sống từ một bề mặt nhiễm trùng” trong điều kiện sống thực tế “lại giảm đáng kể sau 72 giờ”.

Nói chung, virus tồn tại lâu nhất trên những bề mặt không thấm nước bằng kim loại và plastic – như nắm cửa, kệ bếp, tay vịn. Một khi hiện diện trên tay bạn, virus bắt đầu mất sức mạnh, chỉ tồn tại đủ cho đến khi bạn chạm tay vào mặt. Cần nhiều nghiên cứu về virus corona, nhưng một nghiên cứu về virus rhino gây bệnh cảm lạnh, cho thấy khi nhiễm vào bàn tay người thì 1 giờ sau đó 40% virus vẫn còn hiện diện và sau 3 giờ tỷ lệ này còn 16%.

Vì lý do trên, các bác sĩ luôn kêu gọi mọi người rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Trong dịch SARS trước đây, rửa tay giúp giảm nguy cơ lây nhiễm từ 30 – 50%. Nhưng theo bác sĩ Sawyer, tránh chạm tay vào mặt cũng là điều nên làm. Ông nói: “Bàn tay bạn chỉ sạch cho đến trước khi bạn chạm vào một bề mặt kế tiếp. Khi chạm vào nắm cửa hay tay vịn, bạn sẽ làm tay tái nhiễm với một tác nhân nào đó. Nếu chạm tay lên mặt, bạn lại có thể nhiễm bệnh. Vì thế, điều cần làm là đừng chạm tay lên vùng chữ T”.

Nhưng không dễ thực hiện. Một vài người cho biết càng nghĩ nhiều về nó, con người càng… chạm tay lên mặt. Trên mạng xã hội nhiều người cũng cho biết bất chấp những cảnh báo về nguy cơ của virus corona, họ vẫn không thể dừng đưa tay lên mặt. Vì sao như thế? Một khảo sát tại Đức gợi ý hành động này có tác dụng làm giảm stress và kiểm soát cảm xúc con người.

Để bỏ thói quen chạm tay lên mặt, người ta đề nghị dùng khăn giấy nếu cần ngoáy mũi hay dụi mắt. Trang điểm mặt cũng giảm được thói quen này, vì một nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ ít chạm tay vào mặt nếu họ có khuôn mặt trang điểm. Một giải pháp khác là nhận diện những yếu tố gây khó chịu mặt bạn như khô da, mắt ngứa và sử dụng kem làm ẩm hay thuốc nhỏ mắt để giải quyết, như thế bạn không phải dùng đến bàn tay.

Đeo kính cũng giảm nguy cơ chạm tay lên mặt vì kính giống hàng rào bảo vệ mắt. Mang găng tay cũng là một cách hay vì bạn không dễ dụi mắt, ngoáy mũi khi… mang găng. Dĩ nhiên găng tay cũng có thể bị nhiễm mầm bệnh, nhưng virus lại không sống lâu
trên vải hay da.

Dương Cầm (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Một phương pháp trị HIV/AIDS nhiều hứa hẹn

Thực phẩm giàu potassium có ích cho người cao huyết áp

Bác sĩ người Anh sáng chế ra mỹ phẩm chống lại thảm họa tạt axít

Tập luyện làm tăng chất lượng tinh trùng

Tập luyện đều giúp nam giới ‘sung’ hơn!

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chạm tay vào mặt

Tin khác

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Việt Nam chưa tiêm đại trà vắc xin Covid-19 trước hè 2021

Tiêm vắc xin Covid-19 ‘made in Vietnam’ trên người tình nguyện

Khó lường diễn biến Covid-19

90% nước nghèo không có vắc xin Covid-19 trong năm 2021?

Sẵn sàng thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 ‘made in Vietnam’

Ẩm thực - Du lịch
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Việt Nam đàm phán mua vắc xin Covid-19 với 4 nước

Việt Nam đàm phán mua vắc xin Covid-19 với 4 nước

Văn hóa - Giáo dục
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

Viết thư tay

Viết thư tay

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA