Lẽ nào bất lực trong ngăn chặn thực phẩm bẩn?
Tin mới
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Lối sốngAn toàn thực phẩm
2023/06/09 - 9:24:29 PM

12:13 - 20/04/2018

Lẽ nào bất lực trong ngăn chặn thực phẩm bẩn?

Vụ một cơ sở kinh doanh cà phê ở tỉnh Đắk Nông sử dụng pin Con Ó để nhuộm đen hàng tấn cà phê phế phẩm vừa bị phát hiện đã khiến cho người dân cả nước bức xúc. Nhưng bức xúc hơn cả là dường như chúng ta đang bó tay trước vấn nạn thực phẩm bẩn.

  • Cà phê ‘lõi pin’: ác hại chẳng kém thiên tai
  • Nhuộm cà phê phế phẩm bằng lõi pin
  • Xử cà phê acrylamide nhân danh công lý hay khoa…

Vụ một cơ sở kinh doanh cà phê ở tỉnh Đắk Nông sử dụng pin Con Ó để nhuộm đen hàng tấn cà phê phế phẩm vừa bị phát hiện đã khiến cho người dân cả nước bức xúc.

Nhìn đâu cũng thấy bẩn

Cả nước đang bước vào “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” (từ ngày 15/4 đến 15/5/2018) nhưng thực tế tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn nhức nhối và phức tạp. Liên tiếp nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại bị phát hiện gây hoang mang và lo lắng về nguy cơ ngộ độc, dịch bệnh lây truyền qua mỗi bữa ăn. Chưa bao giờ việc đi chợ lại trở nên khó khăn với người nội trợ như hiện nay, khi mà người tiêu dùng nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn: thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái cây ngâm trong hóa chất độc hại,… còn mới đây là thực phẩm chức năng độn than tre.

Ghi nhận tại các chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn TP.HCM – nơi cung cấp lượng thực phẩm không nhỏ cho người dân – cho thấy việc xác định nguồn gốc và độ an toàn thực phẩm vẫn là một bài toán khó. Chợ Hòa Hưng (nằm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10) bày bán nhiều mặt hàng, nhưng ở phía đối diện, chợ tự phát trong hẻm 430 Cách Mạng Tháng Tám (thuộc phường 11, quận 3) mới là điểm đến của đông đảo người lao động. Nói là chợ nhưng thực chất chỉ là những gánh hàng hoặc tấm bạt nhỏ bày bán các loại thực phẩm từ rau củ quả xen lẫn là các hàng cá, tôm. Hỏi thêm người bán thì cũng chỉ là những gánh hàng trung gian, không rõ nuôi trồng ở đâu, chất lượng thế nào. Tương tự, chợ Căn Cứ 26 (quận Gò Vấp) cũng có 3 điểm bán gà, vịt sống kèm dịch vụ giết mổ tại chỗ. Chủ hàng không rõ gia cầm đã qua kiểm dịch hay chưa, nhưng cho biết hàng ngày vẫn nhận giết mổ hàng trăm con gà ác, gà tre cung cấp cho các quán gà tiềm thuốc bắc trên địa bàn.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ trong 3 tháng đầu năm 2018, trên toàn quốc đã xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 216 người phải nhập viện và 3 người tử vong. Phần lớn các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật gây ra, chiếm tới hơn 40%; tiếp đó là các độc tố sinh học, hóa học và không xác định được nguyên nhân. Tại TP.HCM, thông tin từ Ban Quản lý ATTP, trong tháng 3/2018 đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật ATTP đối với các cơ sở chế biến thực phẩm. Kết quả kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp đều có vi phạm, công tác vệ sinh ATTP chưa thực sự được coi trọng. Ban đã tiến hành xử lý 3 trường hợp vi phạm ATTP đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất gần 300 triệu đồng.

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm và giá trị xuất khẩu đứng đầu cả nước. Ngoài ra, tỉnh cũng là địa bàn “nóng” về nạn đưa tạp chất vào tôm. Sau hai năm (2017 và 2018) thực hiện đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm trên địa bàn Cà Mau, bước đầu đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn chưa trị dứt điểm, tận gốc tình trạng này. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, qua thanh tra, kiểm tra thường xuyên chỉ phát hiện 2 vụ vi phạm với số lượng hơn 1.150kg, xử phạt hành chính với số tiền là 25 triệu đồng. Còn qua thanh kiểm tra đột xuất, liên ngành thì phát hiện và xử lý 35 vụ vi phạm, xử phạt với số tiền trên 1 tỷ đồng, tang vật vi phạm trên 6.450kg tôm có chứa tạp chất. Việc bơm chích tạp chất vào tôm diễn ra chủ yếu tập trung ở những vùng sâu, hẻo lánh với phương thức hoạt động ngày càng tinh vi; các điểm bơm chích tạp chất vào tôm có người chốt chặn, canh giữ nhiều tầng nấc.

Cần quyết liệt hơn trong xử lý vi phạm

Ban Quản lý ATTP TP.HCM cho biết, trong  “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018, đơn vị này đã ban hành kế hoạch giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Theo đó, kế hoạch sẽ thực hiện giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trên toàn TP đối với các nhóm sản phẩm thực phẩm có các chỉ tiêu có nguy cơ cao. Trong đợt giám sát này, các cơ quan chức năng sẽ lấy (mua) 432 mẫu thuộc 8 nhóm thực phẩm và kiểm nghiệm đánh giá chất lượng 1.272 chỉ tiêu. Công việc này vẫn đang trong quá trình triển khai. Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TP, với số lượng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm rất lớn, TPHCM sẽ vẫn là địa bàn “nóng”, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP.

Bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục ATTP, cho biết chủ đề “Tháng hành động vì ATTP” năm 2018 là “tăng cường trách nhiệm người sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn” cho thấy vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với vấn đề ATTP. Để bảo đảm ATTP, ngăn chặn được tình trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bẩn, đòi hỏi cần sự phối hợp đồng bộ để kiểm tra, kiểm soát ATTP từ khâu nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ATTP, trong đó cần phải tăng nặng mức xử phạt, truy cứu, xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, chế biến thực phẩm độc hại gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nhằm chuyển đổi hành vi ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm bền vững; nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Cuối năm 2017, lực lượng chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện một số mẫu hải sản khô tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) bị nhiễm trichlorfon (hóa chất dùng sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng ruồi, kiến) gấp 588 lần cho phép, khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng. Điều đáng nói là trong số 56 hộ chế biến cá khô trong thị trấn, chỉ có 9 hộ có giấy phép kinh doanh, còn lại đa số hộ sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, làm theo tập quán làng nghề, chưa áp dụng kỹ thuật bảo đảm an toàn thực phẩm vào sản xuất, chế biến. Còn tại TP Vũng Tàu, từ đầu tháng 4/2018 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm đã kiểm tra đối với các mặt hàng hải sản tươi sống và nhiều điểm bán thịt gia súc, gia cầm tại các chợ trên địa bàn. Kết quả ban đầu cho thấy, hầu hết các cơ sở bảo quản thực phẩm chưa đúng quy định, khu vực chế biến, bày bán hải sản tươi sống còn tù đọng nước. Với các cơ sở bán thịt gia súc, gia cầm, đa số đều kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có chứng nhận an toàn thực phẩm, điều kiện buôn bán hết sức sơ sài. Đặc biệt các quầy thịt đều chưa xuất trình được giấy tờ kiểm dịch thú y.

Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào đâu để phân biệt nước mắm truyền thống?

Những bí ẩn về say xỉn

Vũ Thế Thành: Về cái gọi là… siêu thực phẩm

10 cách giảm nguy cơ ung thư từ ăn món nướng

Lãng phí thực phẩm, vấn nạn toàn cầu

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cà phê pinđắk nôngthực phẩm bẩn

Tin khác

Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

CG Vũ Thế Thành: ‘Ăn cái gì cũng lo sợ thì còn gì là sướng, còn gì là cuộc đời nữa?’

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Ẩm thực - Du lịch
Việt Nam nằm trong Top 3 điểm đến du lịch yêu thích nhất của người Hàn Quốc

Việt Nam nằm trong Top 3 điểm đến du lịch yêu thích nhất của người Hàn Quốc

Món ăn Việt vào Top 50 món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới

Món ăn Việt vào Top 50 món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới

Báo Singapore đánh giá Phú Quốc là điểm đến lý tưởng

Báo Singapore đánh giá Phú Quốc là điểm đến lý tưởng

Nhiều nhà hàng tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được gắn sao Michelin

Nhiều nhà hàng tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được gắn sao Michelin

An toàn thực phẩm
Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

Công nghệ giúp giảm lượng đường trong nước ép trái cây

Công nghệ giúp giảm lượng đường trong nước ép trái cây

Sức khỏe - Y tế
Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới

Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới

Đi bộ giúp ngừa 1 trong 10 cái chết sớm

Đi bộ giúp ngừa 1 trong 10 cái chết sớm

6 sai lầm về sức khỏe khi hỏi Google

6 sai lầm về sức khỏe khi hỏi Google

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Văn hóa - Giáo dục
Nguyễn Quốc Vương: Giáo dục thời AI đi đến đâu

Nguyễn Quốc Vương: Giáo dục thời AI đi đến đâu

TS Lê Nguyên Phương: Tương lai chúng ta khác AI ra sao?

TS Lê Nguyên Phương: Tương lai chúng ta khác AI ra sao?

Kim Tuấn – thời của trái tim hồng

Kim Tuấn – thời của trái tim hồng

Sách mới: ‘3.000 ngày trên đất Nhật’ và ‘Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX’

Sách mới: ‘3.000 ngày trên đất Nhật’ và ‘Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA