15:02 - 15/11/2018
Xuất siêu kỷ lục 7,2 tỷ USD nhờ khối FDI
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 396,85 tỷ USD, tăng 48,12 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 202,03 tỷ USD và nhập khẩu đạt 194,82 tỷ USD.
Như vậy, trong 10 tháng Việt Nam xuất siêu 7,21 tỷ USD, là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Đáng chú ý, thặng dư thương mại của khối FDI trong 10 tháng ở mức 25,81 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt142,8 tỷ USD, nhập khẩu là116,99 tỷ USD.
Điện thoại, vi tính, linh kiện đứng đầu xuất nhập khẩu
Về xuất khẩu, các nhóm hàng xuất khẩu chính trong 10 tháng vẫn là điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện…
Điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu đạt 41,44 tỷ USD trong 10 tháng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. EU là thị trường xuất khẩu chính của nhóm này với 11,3 tỷ USD. Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo.
Dệt may xuất khẩu đạt 25,17 tỷ USD, tăng 17,1%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam, tiếp đó là EU, Nhật Bản.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện xuất khẩu24,42 tỷ USD, tăng 15,8%. Nhóm sản phẩm này chủ yếu xuất sang Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.
Nhóm hàng nông sản(bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) 10 tháng xuất khẩuđạt 15,03 tỷ USD, tăng 1,75% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến hết tháng 10/2018, xuất khẩu nhóm hàng nông sản sang Trung Quốc đạt 5,32 tỷ USD, giảm 1, 2%, sang 28 nước EU (28 nước) đạt 2,28 tỷ USD, giảm 7,6% và sang Mỹ đạt 1,64 tỷ USD giảm 4,1%…
Về nhập khẩu, hầu hết mặt hàng tăng giá trị nhập khẩu. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,13 tỷ USD, kim loại thường tăng 1,44 tỷ USD, vải các loại tăng 1,3 tỷ USD, chất dẻo nguyên liệu tăng 1,25 tỷ USD…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu34,69 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm. Với quy mô nhập khẩu này, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện vẫn duy trì ngôi vị dẫn đầu được xác lập kể từ năm 2017.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu 27,61 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện nhập khẩu gần 12,68 tỷ USD và đều giảm so với cùng kỳ năm 2017.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Kết thúc tháng 10, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là Châu Đại dương (tăng 18,9%) tiếp theo là Châu Mỹ (tăng 14,8%).
Thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á là lớn nhất. Kim ngạch xuất nhập khẩu với châu Á đạt 264,89 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Sau 10 tháng hiện Việt Nam đang xuất siêu với Mỹ là 28,77 tỷ USD, với EU là 23,52 tỷ USD. Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc gần 20 tỷ USD, từ Hàn Quốc gần 24 tỷ USD.
Theo Người Đồng Hành
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này