Tình hình kinh doanh cải thiện, doanh nghiệp nước ngoài vẫn thận trọng
Tin mới
09:22
Apple ưu tiên chọn Việt Nam làm nơi sản xuất iPhone, MacBook
09:18
WHO: Có thể không cần tiêm chủng diện rộng với bệnh đậu mùa khỉ
09:14
Mỹ khởi động sáng kiến kinh tế mới ở châu Á – Thái Bình Dương
09:07
Thị trường lao động toàn cầu phục hồi chậm
08:59
Nhọc nhằn tìm vị thế gạo Việt
21:16
Ấn Độ giảm và loại bỏ nhiều loại thuế trước đà tăng của lạm phát
21:11
Indonesia sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế
15:24
Oxfam kêu gọi đánh thuế các tỷ phú để hỗ trợ người nghèo
15:20
Apple tìm cách thúc đẩy sản xuất bên ngoài Trung Quốc
15:03
Giá xăng tăng lên mức 30.650 đồng/lít
10:26
Giao dịch bất động sản sẽ lại ‘bùng nổ’ ở châu Á – Thái Bình Dương?
10:20
Tâm lý ‘ôm’ vốn về cho chắc
10:16
Siết trái phiếu doanh nghiệp, chặt chẽ nhưng không được gây đổ vỡ
10:11
Giá cả hàng hóa đồng loạt tăng cao
10:06
Mỗi phút có 14 sản phẩm Việt Nam được bán ra trên Amazon
09:57
Anh xác nhận đậu mùa khỉ lây trong cộng đồng
09:28
Nỗi lo lạm phát ám ảnh nền kinh tế
10:11
Khó gọi taxi, xe công nghệ
10:05
Bộ Tài chính đề xuất hoãn nộp thuế cho người dân và doanh nghiệp
10:01
WHO kêu gọi họp khẩn vì bệnh đậu mùa khỉ bùng phát
Bản tin thị trường
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2022/05/24 - 12:08:49 PM

09:19 - 10/11/2021

Tình hình kinh doanh cải thiện, doanh nghiệp nước ngoài vẫn thận trọng

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã cải thiện trong tháng đầu TP.HCM và các tỉnh phía Nam mở cửa trở lại. Nhưng có tới 50% các doanh nghiệp châu Âu vẫn đang duy trì tần suất hoạt động ở mức thấp.

Nhà máy sản xuất xe Vinfast ở Hải Phòng. Ảnh: Reuters.

Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) mới nhất của EuroCham (Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam) đạt 18,3 điểm phần trăm, tăng hơn ba điểm từ mức thấp kỷ lục 15,2 được ghi nhận trong tháng 9 vừa rồi – thời kỳ khó khăn nhất của các doanh nghiệp trong đợt dịch vừa rồi.

Mặc dù chỉ số vẫn ở mức thấp, song BCI đã ghi nhận những cải thiện về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Hiện có đến gần một nửa số lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà đầu tư (49%) dự đoán triển vọng kinh tế sẽ ổn định và cải thiện trong quý 4 này, so với con số 19% được ghi nhận trong quý 2.

Tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn thận trọng về việc tuyển dụng nhân sự, đầu tư và dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp. Các công ty đang áp dụng cách tiếp cận “chờ đợi và xem xét” để bố trí nhân sự, với khoảng 20% số người tham gia khảo sát cho biết họ có dự định tuyển dụng thêm nhân công trong vòng ba tháng tới.

Trong khi đó, khoảng một nửa số công ty tham gia khảo sát vẫn đang hoạt động ở tần suất thấp so với thời điểm trước đại dịch, trong khi việc hạn chế đi lại kéo dài và tình trạng thiếu nhân sự tiếp tục ảnh hưởng đến 2/3 số công ty.

Điều này cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nếu Việt Nam muốn phát huy hết tiềm năng của mình trong thương mại và đầu tư sau đại dịch.

Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, cho biết mặc dù BCI vẫn ở mức thấp, nhưng điều quan trọng nhất là chỉ số hiện đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực. Với việc đại dịch hiện đã được kiểm soát ở Việt Nam, sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu sẽ tiếp tục tăng khi các công ty trở lại hoạt động bình thường và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên”.

“Tuy nhiên, bất chấp những tiến triển tích cực này, lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những thách thức trong hoạt động thương mại của mình.

Với 2/3 số công ty đang chịu tác động của việc hạn chế di chuyển và tình trạng thiếu người lao động, cho thấy nhu cầu cấp thiết phải tăng tốc việc cho phép các chuyên gia nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ được bắt đầu công việc sớm và đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng cho người lao động trong nước”, ông Alain Cany nói thêm

Bình luận về chỉ số BCI mới, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam ông Thue Quist Thomasen, cho biết đằng sau kết quả BCI là một xu hướng mới đầy thú vị. Trong khi niềm tin vào triển vọng đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có một sự gia tăng nhỏ nhưng đáng khích lệ, thì các công ty lại lưỡng lự hơn một chút khi nói đến hoạt động của công ty mình.

“Điều này cho thấy rằng các lãnh đạo doanh nghiệp đang chờ xem các điều kiện và quy định trong điều kiện “bình thường mới” diễn ra như thế nào trước khi đưa ra các cam kết quan trọng về các dự án đầu tư hoặc kế hoạch tuyển dụng. Dữ liệu mới nhất sẽ cung cấp cho chúng tôi cơ sở để lạc quan nhưng cũng thận trọng trong những tháng tới”, ông Thue Quist Thomasen chia sẻ.

Trong khi đó, Việt Nam đã có thứ hạng tốt hơn trong bảng tổng sắp chỉ số hồi phục Nikkei do hãng nghiên cứu Nikkei công bố hôm 5/11. Với 43,5 điểm, Việt Nam hiện đứng thứ 95 trên bảng tổng xếp hạng 121 quốc gia và lãnh thổ mà Nikkei khảo sát, đồng hạng với Thái Lan và Cameroon. So với thứ hạng 121 hồi tháng 9, Việt Nam đã tăng 26 hạng.

Trong khi đó, Indonesia với 56 điểm hạng 41, Campuchia 55 điểm hạng 47, Malaysia 54 điểm hạng 50, Singapore 42 điểm hạng 100, Philippines 41,5 điểm hạng 103, Myanmar 39,5 điểm hạng 108 và Lào với 24 điểm đứng hạng cuối 121.

Chỉ số hồi phục Nikkei Recovery Index được tính điểm theo các lĩnh vực: quản lý lây nhiễm, tỷ lệ tiêm chủng và sự tự do đi lại của người dân. Điểm số càng cao đồng nghĩa với khả năng hồi phục càng nhanh khi số ca được xác định dương tính được duy trì ở mức thấp, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cao hơn và các biện pháp giãn cách xã hội ít nghiêm ngặt hơn.

Chỉ số này nên được hiểu về khả năng bật lại và tăng trưởng mạnh của nền kinh tế.

1/ Giá vàng đồng loạt tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Các chuyên gia kỳ vọng, vàng tăng mạnh trong bối cảnh đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ đi xuống. Giá mua và bán vàng miếng SJC ở mức 58,40 – 59,10 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai đầu, chênh lệch giá 700.000 đồng. Giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.825 USD/ounce, tăng 6 USD /ounce so với giá mở cửa hôm trước là 1.819 USD/ounce.

2/ Theo thỏa thuận với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ LĐ-TB&XH cho biết sẽ tạm dừng tuyển chọn lao động theo chương trình EPS năm 2021 ở 10 huyện thuộc 5 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình và Quảng Bình. Việc tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc áp dụng các điều kiện như trong năm 2020: quận/huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 28% trở lên và có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 53 người trở lên.

3/ Theo Trung tâm Tin học và Thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Mười tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi 2,891 tỷ USD để nhập sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa…), giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Về cơ cấu thịt nhập khẩu, trâu bò sống chiếm tỉ trọng lớn nhất về giá trị (27%); tiếp theo là thịt trâu, bò đông lạnh (25%); thịt heo các loại (17%); thịt gia cầm (10%); heo sống (7%). Nguồn cung cấp thịt lớn nhất là Úc, Ấn Độ, Thái Lan, Nga và Mỹ chiếm tổng cộng 71% thị phần. Đáng lưu ý, heo nhập khẩu giảm mạnh xuống còn khoảng 50% (112.700 tấn so với 225.500 tấn) khi mặt bằng giá thịt heo trong nước giảm mạnh do đại dịch Covid-19.

4/ Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ quí 1/2022. Ở giai đoạn đầu trong quý 1, hành khách dù đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19 cũng vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày. Từ quý 2/2022, các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung với hành khách mang hộ chiếu vắc xin. Thị trường được mở theo nhu cầu của các hãng hàng không, tần suất bay dự kiến là 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.Hành khách có hộ chiếu vắc xin tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 – 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người chưa có hộ chiếu vắc xin phải cách ly tập trung 14 ngày. Từ quý 3, các hãng hàng không tự quyết định thị trường bay và tần suất bay.

5/ Toshiba đã sẽ tách ra làm ba công ty để chuyên môn hóa ba mảng chính: linh kiện bán dẫn, cơ sở hạ tầng, thành phẩm điện tử và điện gia dụng. Đây là một bước trong kế hoạch tái cấu trúc của tập đoàn hàng đầu và lâu đời của Nhật Bản sau nhiều năm thua lỗ. Theo Nikkei Asia, trong năm tài khóa 2020 kết thúc vào cuối tháng 3 rồi, các mảng kinh doanh của tập đoàn này đã đem lại 3.500 tỷ yen, tức 30,8 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng doanh thu đã sụt giảm 8,22% kèm khoản lỗ ròng tương đương 138,9 tỷ yen, khoảng 1,21 tỷ USD.

6/ Theo báo cáo từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, giá khí đốt và than đá đã tăng cao trong thời gian qua và sẽ biến động dựa trên ảnh hưởng của các yếu tố như biến đổi khí hậu – mùa, năng suất thủy điện giảm do khô hạn, … , cũng như tác động của các chính sách về khí hậu trong khi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng dần phục hồi trong “bình thường mới”, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tính từ tháng 1, 2021, giá khí đốt tự nhiên và giá than đá đã tăng gấp 3, có lúc gấp 4, có lúc gấp 2 cho đến thời điểm tháng 10 trong cùng năm. Nguyên nhân chính là nhu cầu sử dụng chúng để sản xuất điện tại Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt khi nhiều yếu tố khí hậu gây ảnh hưởng lên năng suất điện cung cấp từ nhiều nguồn nguyên liệu khác.

7/ SoftBank đã công bố lỗ ròng 397,9 tỷ yen, tức 3,5 tỷ USD trong quý vừa rồi khi một số công ty công nghệ hàng đầu của SoftBank trượt giá trên thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, sàn thương mại điện tử Coupang của Hàn Quốc và hãng gọi xe công nghệ Didi tại Trung Quốc. Lợi nhuận gộp của SoftBank đã sụt giảm đến 80,7% trong nửa đầu năm nay. Theo giới chuyên gia nhận định, ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid kèm theo sự chỉnh đốn của chính quyền Bắc Kinh đã dẫn đến nhiều khó khăn cho các công ty công nghệ mà SoftBank đầu tư, tiêu biểu như Didi.

SoftBank nổi tiếng trong giới đầu tư khi lội ngược dòng với khoản lợi nhuận thế kỷ từ việc đầu tư vào tập đoàn Alibaba – từ 20 triệu USD thành 110 tỷ USD. Tuy nhiên, SoftBank cũng nổi tiếng với các thương vụ thua lỗ hàng chục tỷ USD khi bỏ tiền vào các tập đoàn công nghệ như Uber và WeWork.

8/ Thị trường tiền số cán mốc 3.000 tỷ USD, với đồng Bitcoin dẫn đầu về vốn hóa cũng như giá trị mỗi đồng. Trong ngày 8 tháng 11, bitcoin tăng 5% đạt 66.000 USD/BTC. Kế đến, Ethereum, đồng tiền điện tử lớn thứ hai theo giá trị thị trường, cũng đạt mức kỷ lục 4.768 USD/ETH. Chuyên gia phân tích Ipek Ozkardeskaya cho rằng thị trường tiền điện tử đang gia tăng với tốc chóng mặt. Theo bà, tiền điện tử đang từng bước tiến vào hệ thống tài chính truyền thống và mọi người đang dần làm quen với sự hiện diện của đồng tiền này.

9/ Giá các loại hạt và ngũ cốc trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn Chicago đồng loạt giảm nhẹ trong ngày 8-11. Hợp đồng giao hàng tương lai của đậu nành giảm 1%, bắp giảm 0,3%, trong khi bột mì tăng 0,3%. Đây là phản ứng của thị trường sau Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nói Trung Quốc đang cho kiểm duyệt để nhập cảng hàng loạt vào thời điểm cuối năm. Giá thực phẩm gia tăng sau khi có các đợt bùng phát dịch mới và chính phủ kêu gọi người dân tích trữ. Bênh cạnh đó là vụ mùa không khả quan do ảnh hưởng của thiên tai, các đợt lạnh gần đây, cũng như là việc chuẩn bị cho Tết Nguyên đán vào đầu tháng 2 tới.

10/ Sau khi hãng dược Pfizer công bố thuốc viên điều trị Covid-19 có thể giảm tới 89% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, một loạt các cổ phiếu thuộc những nhóm ngành sẽ khởi sắc từ casino đến hàng không đã tăng vọt. Chỉ số gồm cổ phiếu của các casino ở Macau tăng vọt 7,2% – tăng mạnh nhất trong hơn hai tháng trở lại đây. Trong khi đó cổ phiếu của các hãng hàng không khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng 5,5% – tăng nhiều nhất kể từ tháng 3. Cổ phiếu của hãng sản xuất vali Samsonite tăng 15%.

Theo BSA

 

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc ‘cần bình tĩnh, không hạ giá bán’

‘Biến cố vắc xin Sinovac’ không ảnh hưởng đến việc Singapore mở cửa biên giới

Máy bay chạy bằng dầu ăn tái chế

Thái Lan nới lỏng để người dân và doanh nghiệp ‘sống chung với Covid-19’

Cuộc đua cửa hàng tạp hóa công nghệ siêu nhanh ở Mỹ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:doanh nghiệp fdidoanh nghiệp nước ngoài

Tin khác

Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5

Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5

BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định

BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định

Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?

Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?

Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ

Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc

Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng

Giá thép tiếp tục tăng mạnh

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA