Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
Tin mới
11:38
Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’
11:35
Thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu khởi sắc?
11:24
‘Bữa tiệc’ của đồng USD vẫn chưa kết thúc
11:09
Quảng Ngãi: Nông dân ngán ngẩm với chuối ‘tiến vua’
11:00
Mỹ – Trung và cuộc chiến vi mạch không có đường lùi
10:41
Hàng không, du lịch vào cao điểm hè
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2023/06/11 - 12:56:01 AM

11:43 - 24/12/2020

Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?

Hãng sản xuất máy bay Airbus, hãng cho thuê máy bay BOCA cùng lúc kiện hãng AirAsia X – hãng con của tập đoàn AirAsia. Điều này khiến các kế hoạch gọi vốn hay tái cấu trúc trở thành thách thức mới của hãng hàng không.

AirAsia X bắt đầu bán hai máy bay A330 để lấy 100 triệu đô la, đồng thời trả lại các hãng cho thuê 5 máy bay vào đầu tháng 2. Ảnh: Reuters

Vụ kiện chắc chắn xóa tan các nỗ lực sống còn để “chờ đón bình minh” sau dịch Covid-19 của AirAsia và rộng hơn là ngành hàng không thế giới.

Chủ nợ không ai chịu nhường ai

Airbus nói hãng này sẽ mất các đơn hàng trị giá hơn 5 tỉ đô la nếu kế hoạch tái cấu trúc nợ của hãng AirAsia X (AAX) được thông qua, trong đó AAX được phép sẽ hủy các đơn hàng với Airbus.

Hãng sản xuất máy bay châu Âu là chủ nợ mới nhất nộp đơn kiện hãng hàng không giá rẻ của Malaysia. Trong một bản khai nộp Tòa Tối cao Kuala Lumpur tuần rồi, Anand Stanley, Chủ tịch châu Á – Thái Bình Dương của Airbus, nói rằng có khả năng lớn là hãng “bị thiên vị và sẽ chịu tổn thất nặng nề” nếu hợp đồng mua máy bay bị hủy bỏ. Việc hủy đơn hàng của AAX cũng khiến hãng chế tạo máy bay châu Âu đình hoãn kế hoạch sản xuất A330neo, làm tổn thất của Airbus thêm nặng nề. Hiện Airbus chỉ sản xuất hai chiếc dòng máy bay này mỗi tháng.

“AAX đã đặt hàng và Airbus đã hoàn thành việc chế tạo, hoặc đang gần hoàn tất, 7 máy bay A330neo hiện đang trong nhà kho”, Stanley nói và cho biết thêm đơn hàng còn 71 chiếc khác đang chờ sản xuất.

AAX đã không trả được 301,2 triệu đô la cho khoản đặt cọc mua máy bay A330neo cộng với 2,5 triệu đô la đặt cọc cho dòng thân hẹp A321XLR.

Hãng tin Reuters nói rằng trong đơn gửi tòa ngày 17/12 AAX nói hãng đang nợ Airbus 48,71 tỉ ringgit, tức 12 tỉ đô la, chưa trừ các khoản đặt cọc để mua 118 chiếc máy bay.

Đơn kiện của Airbus được đưa ra vào lúc BOCA, hãng cho thuê máy bay trực thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc và cũng là chủ nợ chính của AirAsia, cáo buộc rằng hãng bay đã thiên vị Airbus và không đưa ra đề nghị đổi nợ thành cổ phần đối với các chủ nợ.

BOCA nói cách tính nợ của AAX không nên đưa vào các khoản nợ trong tương lai mà phần lớn là của Airbus. Chỉ riêng Airbus đã chiếm 75% tổng số nợ, khiến các chủ nợ khác không có tiếng nói trong bất cứ kế hoạch tái cấu trúc nào của AAX – BOCA lập luận.

AAX là hãng bay đường dài của tập đoàn hàng không giá rẻ AirAsia Group. Số nợ của riêng AAX hiện đã lên 64,15 tỉ ringgit, tức 15,8 tỉ đô la. Hãng đang tìm cách hủy các đơn đặt hàng với Airbus và đàm phán với các chủ nợ khác trong kế hoạch tái cấu trúc mang tính sống còn.

Tờ trình của AAX hôm 21/12 nói rằng hãng đang dự định tổ chức cuộc họp các chủ nợ để đạt được đồng thuận về kế hoạch tái cấu trúc. Các chủ nợ khác, như hãng động cơ Rolls-Royce, đã đồng ý với kế hoạch này và một số chủ nợ nói họ ủng hộ – tờ trình của AAX gửi tòa viết.

Tư vấn pháp lý cấp cao của AAX Shereen Ee đã phủ nhận lập luận của BOCA bởi hãng bay đã tính đến các khoản bồi thường cho BOCA cho đến khi hợp đồng thuê máy bay kết thúc.

Về đề nghị của BOCA chuyển nợ thành cổ phần, bà Ee nói rằng việc này sẽ xung đột với mục tiêu tái cấu trúc AAX để “bảo đảm hãng bay có thể tìm được nguồn vốn mới vốn là lo lắng của hãng”.

Bà Ee nói rằng bất cứ chủ nợ nào cũng có thể có cổ phần trong AAX nếu họ châm thêm vốn.

“Chúng tôi đang làm việc với các cổ đông để xúc tiến việc tái tài chính để AAX có thể bay trở lại”, người phát ngôn của hãng hàng không nói.

CEO Tony Fernandes: “Thị trường bay toàn cầu sẽ hồi phục trong 6-12 tháng nếu vắc xin ngừa Covid-19 được tiêm rộng rãi. Nhưng tôi lạc quan một cách âm thầm về năm 2021”. Ảnh:Reuters.

Lạc quan âm thầm về năm 2021

Vụ các chủ nợ đòi “làm thịt” AAX bùng nổ trước Giáng sinh như trêu ngươi các nỗ lực của CEO Tony Fernandes – người sáng lập tập đoàn hàng không giá rẻ AirAsia. Bởi trước đây hai tuần, ông Fernandes đã phát biểu với kênh truyền hình Bloomberg Tivi rằng: “Chúng tôi cảm thấy lạc quan một cách thận trọng, nói cách khác là âm thầm một mình về năm 2021”.

CEO AirAsia dự đoán rằng đi lại bằng máy bay sẽ phục hồi như trước dịch trong vòng 6-12 tháng tới. Ông nói mọi người muốn đi du lịch và nhu cầu vẫn đang ở đó và đây là điều quan trọng. Chẳng hạn, thị trường nội địa Thái Lan đã quay về mức trước khi dịch bùng phát và sẽ chạm các cột mốc khác vào cuối tháng 12 này. Giá vé vẫn được duy trì như cũ.

Ông cũng nói đến kế hoạch gọi vốn vốn 2,5 tỉ ringgit, hơn 600 triệu đô la, của AirAsia vẫn tiếp tục thực hiện. AirAsia đang cải biến nhiều máy bay chở khách thành máy bay chở hàng để bù đắp cho việc mất khách bay.

“AirAsia X Bhd sẽ là một hãng bay tầm trung hơn là hãng đường dài và hãng con sẽ có tương lai tốt đẹp”, ông nói với Blooberg Tivi về tương lai của AAX.

AirAsia cho sa thải hơn 6.000 nhân viên, hơn 30% nhân viên của tập đoàn trong kế hoạch tái cấu trúc vào tháng 6. Phi hành đoàn và nhân viên mặt đất còn lại bị giảm lương đến 75% lương ở một số bộ phận. Đến tháng 10, chi nhánh AirAsia Japan phá sản và hãng “xù” luôn tiền vé của 23.000 khách ở thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, tập đoàn phó mặc số phận của hãng con AirAsia India cho khả năng tài chính của tập đoàn Tata Group ở Ấn Độ.

Nhưng Tata Group sẽ khó cứu nổi AirAsia India bởi hãng hàng không quốc gia Air India – mà Tata Group có cổ phần lớn – cũng có nguy cơ phá sản. Tập đoàn hàng đầu Ấn Độ cũng còn góp vốn trong hãng bay liên doanh Air Vistara với Singapore Airlines và Malaysia Airlines. Nhưng cả ba bên trong hãng liên doanh đều đang đuối.

Còn sống để thấy ánh bình minh?

Cuộc phỏng vấn của Bloomberg hôm qua với người lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) như bản tổng kết năm 2020 và dự báo năm mới của ngành hàng không toàn cầu.

Lượng hành khách giảm 94% trong năm nay. Từ các khoản lỗ khổng lồ, thị trường hoàn toàn biến mất, mạng lưới bay bị thu hẹp cho đến những núi nợ đang dần cao, ngành hàng không đang bị Covid-19 dập tan nát. Các hãng bay nợ đầm đìa cố gắng vực dậy, nhưng các làn sóng lây nhiễm và các đợt phong tỏa luôn đập không thương tiếc. “Không ai trong ngành hàng không sẽ không nhớ đến năm 2020 đầy bi kịch”, Tổng Giám đốc IATA Alexandre de Juniac phát biểu.

Các hãng bay lỗ hơn 118 tỉ đô la trong năm nay và tiếp tục “rỉ máu” 39 tỉ đô la trong năm 2021 – vượt xa mọi dự báo của IATA sáu tháng trước khi các hãng bay hy vọng vào khả năng khách sẽ bay lại vào mùa hè. Năm 2020-2021 sẽ là hai năm tồi tệ nhất của ngành hàng không kể từ đợt suy giảm năm 2008. Các con số lỗ khổng lồ cũng đánh dấu chấm hết cho một thập niên luôn tăng trưởng lợi nhuận, ngay cả khi ngành này phải trải qua nhiều đợt sáp nhập và cả thay đổi dòng máy bay hiệu quả hơn.

Chính phủ các nước đã bơm đến 220 tỉ đô la để cứu các hãng hàng không – theo dữ liệu của IATA. Hãng đánh giá tín dụng Moody’s dự báo số cứu trợ trong năm 2021 chỉ khoảng 22 tỉ đô la.

Các hãng bay đang cố ngoi lên đầu lên mặt nước để thở và để sống còn. Số các hãng hàng không phá sản sẽ tiếp tục gia tăng trong tháng cuối của năm 2020 và trong những năm tới. Các kế hoạch tiêm chủng vaccine mang lại niềm hy vọng ít ỏi cho một số hãng. “Bởi số sống sót để thấy ánh mặt trời ngày một ít dần”, IATA viết trong báo cáo cuối tháng 11.

Theo TBKSG

Có thể bạn quan tâm

Singapore khống chế mức trần đón 3.000 lượt khách quốc tế mỗi ngày

Bản tin hội nhập số 117

Tình hình kinh doanh cải thiện, doanh nghiệp nước ngoài vẫn thận trọng

Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19

Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:AirAsia Xhàng không thế giới

Tin khác

Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia

Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia

Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam

Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam

8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023

8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023

Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới

USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh

Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng

‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’

Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA