Sao ta cứ quay cuồng với thi cử?
  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Mua sắm tiêu dùng
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị 4.0
    • Chuyện tiếp thị
    • Tiếp thị số
  • Công nghệ
    • Hàng công nghệ
    • Startup
    • Thị trường
  • Nông nghiệp 4.0
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Đổi mới 2.0
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa-Giáo dục
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Video
  • Chuyên gia
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Trang chủ Văn hóa-Giáo dụcGiáo dục
2019/02/22 - 9:41:43 AM

13:18 - 08/07/2018

Sao ta cứ quay cuồng với thi cử?

Tôi viết bài này để chia sẻ đôi chút với các bậc cha mẹ vừa quay cuồng với các kỳ thi vào lớp 10 và tốt nghiệp trung học của con cái trong tháng qua.

  • Cho con học trường quốc tế
  • Một cách làm kỳ lạ
  • Tiếng Anh: chọn tích hợp hay tăng cường?

Quan niệm học giỏi để đổi đời ở đâu cũng có. Kỳ thi luôn luôn là cửa ải đáng sợ đối với các em.

Có nhiều cách đi để đến đích

Có một bà mẹ nhờ tôi tư vấn cho trường hợp cậu con trai vừa tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học.

Chị kể: cậu con trai học trường công lập vốn lười học, ham chơi và được cưng chiều nên học rất kém. Giờ cậu tuyên bố “dù có tốt nghiệp hay không, sẽ bắt đầu đi kiếm việc làm chứ dứt khoát không chịu học tiếp ở bất kỳ cấp độ nào nữa”! Tôi nói: “Nếu cháu thích vậy, cứ để cháu đi con đường cháu chọn”. Bà mẹ tỏ ra thất vọng: “Vậy thì đâu cần hỏi chị làm gì”. Tôi giải thích: “Cháu muốn đi làm là mừng, vì chứng tỏ còn có chí và muốn sống đàng hoàng. Chuyện học hành, suy cho cùng chỉ để kiếm được một nghề nghiệp phù hợp.Cứ để đến một lúc nào đó, cuộc đời sẽ dạy cho cậu chàng tự biết vì sao lại cần phải học và việc học cao hơn sẽ mang lại lợi ích gì”.

Cậu em trai của tôi yêu sớm, rẽ ngang đi học trung cấp nghề sau khi xong lớp 10.20 tuổi đã lấy vợ rồi có con.Khi đó mới bắt đầu lập “kế hoạch cuộc đời” mà việc đầu tiên bên cạnh trách nhiệm đi làm kiếm tiền nuôi vợ con, là đã biết tự lo ôn luyện để thi đại học (điều mà bố mẹ tôi đã từng mong mỏi). Cuối cùng, với mọi nỗ lực, bảy năm sau khi lập gia đình, cậu em đã lấy được bằng kỹ sư, trong khi bạn bè cùng lứa mới bắt đầu chuẩn bị chuyện gia thất sau thời gian học hành.

Học sinh dốt không phải là người?

Tình cờ tôi đọc được hai bài viết được chia sẻ nhiều trên mạng. Một bài được cho là của một bà mẹ lập luận: cần phải ép con học tập và học giỏi để sau này có “con đường vinh quang sáng sủa”, vì học hành là “món đầu tư có lợi nhuận cao nhất”! Bài khác của một nhà báo lại có tinh thần trái ngược hẳn: không ủng hộ việc cha mẹ khoe thành tích học tập của con cái, phản đối việc dùng hình thức trao thưởng để phân biệt trẻ học giỏi với trẻ học kém, và đặt câu hỏi bức xúc rằng “học sinh dốt không phải là người ư?”.

Thật ra, những vấn đề mà hai bài viết trên nêu ra cũng chỉ là lặp lại một lần nữa hai quan điểm giáo dục đang gây nhiều tranh cãi hiện nay. Thứ nhất: không nên tạo áp lực học hành, đồng thời phải bỏ các hình thức đánh giá. Thứ hai: vẫn phải duy trì kỷ luật học tập và việc đánh giá học sinh ở các mức độ cần thiết, vì trẻ chưa ý thức tự giác học tập.

Nhiều người cho rằng bài viết của bà mẹ đầy tính thực dụng, đặc biệt khi coi việc học của con là một khoản đầu tư. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ bài viết đó sẽ thấy việc đề cao ý nghĩa và sự cần thiết của học vấn cũng không phải là một điều thái quá đáng lên án. Nó chỉ lệch lạc ở chỗ là tỏ thái độ xem thường công việc lao động chân tay, và cho rằng người học càng cao càng kiếm được nhiều tiền.

Nhưng “Tây” có đề cao học vấn không?Có cổ xuý trẻ học giỏi không? Tôi đã gặp nhiều gia đình Tây ở châu Âu hay Canada vẫn thích con học giỏi, tự hào khoe phần thưởng của con. Chưa kể nếu so ra, ở một số nước châu Á phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Singapore…, trẻ em vẫn phải chịu áp lực học tập rất kinh khủng, thậm chí còn hơn học sinh Việt Nam nhiều! Xem ra quan niệm “học giỏi để đổi đời” ở đâu cũng có!

Tuy nhiên, sự khác nhau ở chỗ họ mong muốn chứ không ép buộc, khuyến khích chứ không cưỡng bức, đặc biệt là “biết đủ” với năng lực của trẻ. Một điều quan trọng nữa, xã hội của họ không có sự kỳ thị với lao động chân tay không cần trình độ cao. Họ coi sự khác nhau về nghề nghiệp và vị trí của mỗi người là chuyện phân công lao động xã hội. Đương nhiên, một luật sư hay bác sĩ có thể có thu nhập cao hơn rất nhiều một công nhân vệ sinh hay nhân viên bán hàng. Nhưng không có nghĩa là luật sư hay bác sĩ lại quan trọng và cần thiết hơn.

Học sinh nào cũng xứng đáng để tuyên dương

Tham dự các buổi lễ tốt nghiệp trung học của con trai và con gái lớn ở hai trường công lập tại vùng Niagara (Ontario, Canada) cách đây 4 – 5 năm, tôi đã ngạc nhiên về cách tổ chức và hành xử.

Có đến hàng trăm học sinh tốt nghiệp lớp 12. Nhưng tất cả các em đều lần lượt được người dẫn chương trình (là giáo viên và học sinh) giới thiệu và mời lên sân khấu để hiệu trưởng bắt tay chúc mừng trong trang phục tốt nghiệp. Có những em được giới thiệu là chuẩn bị sẽ vào đại học A, đại học B… Có những em được thông báo đoạt học bổng này, học bổng nọ. Có những em được lên nhận huy chương vàng và phần thưởng của bộ Giáo dục hoặc của trường về thành tích học tập… Thế nhưng, cũng có những em được giới thiệu là sẽ trở thành công nhân.Có những em sẽ đi học nghề. Thậm chí có những em chưa đủ điều kiện tốt nghiệp, phải quay lại trường vào năm học sau để bổ sung cho đủ các yêu cầu (kiểu như ta hay gọi là “lưu ban”). Điều đáng nói, từ hiệu trưởng, thầy cô cho đến các bậc cha mẹ, tất cả đều chia sẻ niềm vui hoàn thành năm học và chúc mừng các em học sinh một cách chân thành. Học sinh nào cũng được dành cho những tràng vỗ tay. Khi nói về một học sinh phải quay lại trường vào năm học sau để hoàn tất cho đủ điều kiện tốt nghiệp, MC còn diễn đạt hài hước rằng: “Vì rất lưu luyến, không muốn chia tay chúng ta nên cậu ấy sẽ trở lại trường để tiếp tục chơi bóng và ăn trưa với mọi người từ tháng 8 cho đến hết học kỳ 1 của năm tới”. Cả hội trường nghe vậy đều cười và vỗ tay.

Tôi cho rằng cha mẹ phải biết tôn trọng sự chọn lựa, cũng như chấp nhận cả những thất bại của con. Khi cánh cửa này đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác tiếp tục mở ra… Hãy giúp con tìm cánh cửa nào để mở ra một lối đi phù hợp nhất, đồng thời nên chia sẻ, hỗ trợ sự chọn lựa của con. Đôi lúc thi cử không quyết định cuộc đời con mà nhiều khi, chính cha mẹ mới là yếu tố quyết định.

Tôi rất thích câu nói của Dr. Laura (Mỹ): “Don’t rescue your child from a challenge. Teach them how to face it” (tạm dịch: Đừng giải cứu con bạn khỏi thử thách, hãy dạy chúng cách đối mặt với nó như thế nào). Thành công hay thất bại trong việc học tập, thi cử chưa nói lên được điều gì. Quan trọng là cách cha mẹ đồng hành cùng con để giúp chúng đi tiếp như thế nào…

Nguyễn Thị Kiều Oanh
Chủ tịch HĐQT hệ thống trường quốc tế Canada
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Phát triển con người thế nào cho thế kỷ 21?

Giáo dục, câu chuyện đầu năm

Lần đầu tiên Bộ trưởng GD-ĐT trả lời báo chí về bê bối điểm thi THPT

Giáp Văn Dương: Dựng lại niềm tin

GS Gerard ‘t Hooft – Nobel Vật lý 1999 thăm Đà Lạt

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:học sinh phổ thôngthi cửthi vào lớp 10

Tin khác

Không quy định bảng lương riêng cho nhà giáo

Không quy định bảng lương riêng cho nhà giáo

Phát triển đại học theo mô hình nghiên cứu

Phát triển đại học theo mô hình nghiên cứu

TS Lê Nguyên Phương: Tỉnh thức là chìa khoá của hạnh phúc

TS Lê Nguyên Phương: Tỉnh thức là chìa khoá của hạnh phúc

Sách đọc ngày tết

Tôi đã chọn cuốn sách về Nguyễn Hiến Lê

Giáo dục khai phóng để giúp con người trở thành Con Người

Chung tay, cùng vỗ

Giáo dục Việt Nam, cần một con tàu mới

XEM NHIỀU NHẤT

Không quy định bảng lương riêng cho nhà giáo

Không quy định bảng lương riêng cho nhà giáo

Gia đình
Nói dóc và cầu nguyện

Nói dóc và cầu nguyện

Tết nghèo và tết giàu

Tết nghèo và tết giàu

Kể chuyện tết Việt ở Mỹ

Kể chuyện tết Việt ở Mỹ

Đọc sách và quyền được ‘yếu kém’

Đọc sách và quyền được ‘yếu kém’

Giải trí
Dear Ex – tình yêu xoá bỏ hận thù

Dear Ex – tình yêu xoá bỏ hận thù

Phim Việt chiếu tết: Trấn Thành ‘đấu’ Trấn Thành

Phim Việt chiếu tết: Trấn Thành ‘đấu’ Trấn Thành

Những phim ‘xông rạp’ ngày tết

Những phim ‘xông rạp’ ngày tết

Cam san hô gần với vàng Kỷ Hợi

Cam san hô gần với vàng Kỷ Hợi

Giáo dục
Không quy định bảng lương riêng cho nhà giáo

Không quy định bảng lương riêng cho nhà giáo

Phát triển đại học theo mô hình nghiên cứu

Phát triển đại học theo mô hình nghiên cứu

TS Lê Nguyên Phương: Tỉnh thức là chìa khoá của hạnh phúc

TS Lê Nguyên Phương: Tỉnh thức là chìa khoá của hạnh phúc

Có nên đưa Mindfulness vào trường học?

Có nên đưa Mindfulness vào trường học?

Văn hóa
Huyền thoại thiết kế của Chanel qua đời ở tuổi 85

Huyền thoại thiết kế của Chanel qua đời ở tuổi 85

Nắng xuân trong truyện ngắn Võ Hồng

Nắng xuân trong truyện ngắn Võ Hồng

Nguyễn Hàng Tình: Tiếng chuông miền cô lữ

Nguyễn Hàng Tình: Tiếng chuông miền cô lữ

Mỹ thuật: Về đâu bây giờ?

Mỹ thuật: Về đâu bây giờ?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Mua sắm tiêu dùng
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị 4.0
    • Chuyện tiếp thị
    • Tiếp thị số
  • Công nghệ
    • Hàng công nghệ
    • Startup
    • Thị trường
  • Nông nghiệp 4.0
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Đổi mới 2.0
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa-Giáo dục
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Video
  • Chuyên gia
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Đức Minh. Tel : 028-38466136 — Fax: 028-38466180 — Email :info@bsa.org.vn


Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20/7/2015, sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018.

Toà soạn: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. Email:toasoantttg@gmail.com. Hotline: 0903 647 911.

Liên hệ: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. ĐT: 028.38466136

Ghi rõ nguồn "thegioihoinhap.vn" khi trích dẫn từ kênh thông tin này.

Copyright 2015 - Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp