Lỗi tại giá dầu
Tin mới
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
10:51
Kinh tế Hong Kong đối diện bốn thách thức nghiêm trọng
10:27
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam
21:37
Người giao hàng ở Hàn Quốc ‘làm việc đến chết’
21:27
Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu
21:22
THACO xuất khẩu lô ôtô và linh kiện phụ tùng lớn nhất từ trước đến nay
21:18
53 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại
16:39
Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk
12:33
Facebook thông báo khôi phục quyền truy cập tin tức tại Úc
12:25
Giới chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
12:10
Giá Bitcoin lại trượt sâu
10:28
11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam
Bản tin thị trường
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/02/25 - 4:06:14 AM

14:01 - 03/02/2016

Lỗi tại giá dầu

[144030]russia_has_a_complicated_relationship_with_opec

Trong khi có nhiều tranh cãi về hành động của Arập Saudi muốn đánh sụm dầu đá phiến của Mỹ tràn ngập thị trường quốc tế, mối quan hệ giữa Ảrập Saudi và Nga càng không thể hiểu. Ảnh: TL

Giá dầu giảm mạnh đang làm điêu đứng nhiều quốc gia và có thể làm hại nhiều nhà chính trị.

Nigeria: khi tướng quân tắm hai lần trong một dòng sông

Câu nói của triết gia Heraclitus thời cổ đại đúng với nhiều người, nhưng lại có thể sai đối với tướng Muhammadu Buhari, Tổng thống Nigeria hiện tại.

Chuyện là tướng Buhari, hồi thập niên 1980, chính xác là 1983 – 1985, là người đứng đầu chính quyền quân đội của đất nước châu Phi này. Chỉ trước thời điểm ông lên nắm quyền, giá dầu bắt đầu một chuỗi những ngày dài sụt giảm, khiến cho phần thu từ xuất khẩu dầu rớt hơn một nửa, kinh tế lâm vào một cuộc suy thoái sâu, và kết quả là ông bị đảo chính.

Nay ông là tổng thống dân cử đàng hoàng, thêm một lần nữa ông lại tắm trên dòng sông dầu đó. Ngày ông nhậm chức năm ngoái, giá dầu đang là 64 USD/thùng, giờ thì rớt thê thảm, còn chưa đầy 30 USD/thùng.

Ngân sách nước này phụ thuộc 70% vào dầu nên thâm hụt nặng nề, và tăng trưởng năm 2015 kể ra phải giảm hơn một nửa, từ 6,3% năm 2014 xuống còn nhỉnh hơn 3% một chút.

Đồng tiền nước này là naira cũng chịu nhiều áp lực. Ngân hàng Trung ương vẫn khăng khăng áp tỷ giá ở mức 197 – 199 naira/USD, nhưng ở chợ đen thì đã bán ra với tỷ giá 300 hoặc hơn.

Thay vì cứ thả đồng naira coi như đó là sự phản chiếu sức mua của nền kinh tế thì chính phủ nước này lại neo chặt lại, hạn chế đưa ra thị trường đồng thời cấm nhập khẩu khá nhiều mặt hàng, từ cái xẻng cho đến hạt gạo. Làm thế, ông tướng này hy vọng là sẽ duy trì được dự trữ ngoại hối và kích thích được sản xuất nội địa.

Nhưng điều đó phản tác dụng. Khi phá giá đồng tiền thì hàng nhập trở nên đắt đỏ hơn. Các doanh nghiệp than trời thở đất vì thiếu nguyên liệu sản xuất, và nếu tiếp tục thì chỉ có nước đóng cửa. Nhiều người tìm đến chợ đen để mua đôla, và hàng lậu.

Trước đây, tướng Buhari cũng đã một lần nếm trải cái mà ông gọi là “liều thuốc đắng” phá giá tiền tệ. Hệ quả ngoại tệ thiếu. Khi dân tình tìm đến chợ đen thì ông đóng luôn các cửa khẩu biên giới. Khi thất nghiệp nổi lên thì ông tống cổ 700.000 dân nhập cư đi.

Tờ Economist bình luận dám ra lệnh với thị trường thì làm sao mà yên ổn cho được, cho nên bây giờ cũng thế mà thôi. Dĩ nhiên chuyện phá giá tiền tệ sẽ dẫn đến chuyện lạm phát, nhưng nếu cứ giữ chính sách hạn chế nhập khẩu và tạo nên sự khan hiếm hàng hoá thì còn lạm phát hơn nhiều.

Sự suy yếu của đồng tiền sẽ kích thích sản xuất nội địa hơn là cấm nhập khẩu và về lâu về dài có ít ảnh hưởng đến người tiêu dùng hơn.

Báo này nhận định là ông này cũng có cố gắng trong nhiều việc. Báo này dẫn lại câu nói của danh tướng Napoléon “Hãy trao cho tôi những viên tướng may mắn”, để nói đến chuyện ông tướng này không may mắn chút nào.

Báo kết thúc bằng câu: “Nếu không gặp may thì người ta còn có thể tha thứ cho ông tướng này chứ không ai tha thứ chuyện không học được gì từ sai lầm trong quá khứ cả”.

Ở Nga, mọi thứ đang có vẻ tồi tệ

Tờ Bloomberg BusinessWeek chạy tấm ảnh ông Putin trên nền xám xịt, đeo một cặp kiếng đen in hình chữ Russia ngược, phản chiếu một thị trường Nga đang lao dốc, đổ nhào. Báo này cho rằng nước Nga năm 2016 vẫn đầy thương đau. Đồng ruble đã rớt giá kỷ lục.

Chính phủ chỉ còn chừng một nửa ngân sách và dầu khí đang tạo nên một lỗ hổng tới 19,2 tỷ USD ngân sách nước này. IMF dự báo kinh tế Nga giảm thêm 1% năm nay sau khi đã giảm 3,7% năm 2015 và sự sụt giảm này gây nên một không khí hết sức lo ngại.

Mới vài năm trước, người Nga còn ăn mừng cho sự thịnh vượng, giờ thì giá dầu phá hoại mọi nỗ lực đó. Điều này không phải là mới. Năm 1998 là cú sốc nợ chính phủ, năm 2008 lao đao vì giá dầu.

Hai lần đó, Nga chỉ mất chừng vài năm là khôi phục đi lên. Nhưng lần này thì khác khi các chuyên gia cho rằng giá dầu chỉ là một yếu tố, cái chính là yếu kém về cơ cấu kinh tế nước này.

Báo này nói rõ hơn đó chính là Tổng thống Putin, người quay trở lại chức vụ này hồi tháng 5/2012. Sau khi nắm quyền lại, ông Putin tăng thuế để có tiền chi cho quốc phòng, đồng thời phát triển khối doanh nghiệp nhà nước. Hiệu quả chẳng thấy đâu, nhưng tham nhũng thì gia tăng đáng kể.

Bloomberg nhắc lại chuyện năm 2000, khi ông Putin lần đầu tiên lên làm tổng thống, ông này tuyên bố sẽ cắt giảm sự phụ thuộc của Nga vào dầu mỏ. Thay vào đó là chính phủ ngày càng phụ thuộc hơn vào ngân sách từ dầu, nhưng nhờ chi tiêu tiêu dùng trở thành động lực chính cho kinh tế nên chẳng sao.

Giờ thì mọi thứ đâu còn nữa. Thu nhập hộ gia đình giảm trong hai năm qua, và chừng 22 triệu người Nga sống trong nghèo đói, tăng 50% kể từ 2013. Bán lẻ rớt 10% năm 2015, và doanh số xe hơi cũng giảm đến 36%.

Hãng General Motors của Mỹ, trước đó coi Nga là thị trường thuộc dạng tăng trưởng nhanh nhất, đã đóng cửa hầu hết các nhà máy hoạt động ở đây trong năm ngoái. Các nhà bán lẻ như Adidas của Đức hay Mango của Tây Ban Nha cũng đóng các cửa hàng của mình.

McDonald’s, vốn đã có đến 543 nhà hàng ở Nga, hồi 25.1 vẫn cho biết năm 2016 mở thêm 60 nhà hàng nữa, nhưng lại đang điều chỉnh thực đơn để thực khách có thể chuyển từ Big Mac sang các món burger heo, cánh gà và burger rẻ tiền hơn. Thế nhưng, tỷ lệ ủng hộ ông Putin ở Nga vẫn hơn 80%, và dường như chưa tỏ dấu hiệu sẽ thay đổi mô hình kinh tế của mình.

Kazakhstan: tan giấc mơ hoa

Khi giá dầu cao, kinh tế nước này tăng trưởng rất hứng khởi, như năm 2013 đến hơn 5% và tầng lớp trung lưu ngày một đông đảo.

Điều đó khiến cho người dân nước này tạm quên đi chuyện vị tổng thống nước này là ông Nazarbayev cầm quyền suốt 17 năm qua kể từ khi tách khỏi Liên Xô cũ, và thực hiện “Giấc mơ Kazakh”.

Giờ thì mọi thứ có vẻ như rẽ sang một lối khác do kinh tế nước này phụ thuộc quá nhiều vào dầu. Đồng tiền nước này là tenge từ tháng 8 năm ngoái đến nay rớt mất hơn một nửa giá trị.

Nền kinh tế tăng trưởng đến 5% hồi 2013 năm nay coi như teo lại, lần đầu tiên kể từ 1998. Nga, bạn hàng lớn nhất thì đang ngập ngụa, còn Trung Quốc, bạn hàng lớn thứ hai cũng chẳng mấy giúp được gì.

Chính phủ nước này đang muốn thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào dầu nhiều quá, và dành một khoản ngân sách 9 tỷ USD kích thích các ngành sản xuất không phải dầu và thu hút đầu tư nước ngoài đến bằng cách bán cổ phần của nhà nước, tài sản nhà nước.

Lương công chức và lương hưu cũng tăng lên để giúp cho những người đi làm ít nhiều trụ được. Ngân sách giảm thì chính quyền phải đi tìm các nguồn khác để bù đắp vào, mà một trong các nguồn đó dễ nhất là tăng thuế.

Nhưng điều đó có lẽ cũng không dễ dàng gì, vì nếu vắt kiệt thì doanh nghiệp chẳng còn sức để sống lấy đâu ra tiền thuế để đóng.

Khi đó, công nhân thất nghiệp, xã hội càng bất ổn hơn. Giờ đi đâu cũng nghe chữ thắt lưng buộc bụng. Hình ảnh của một nhà lãnh đạo yêu hoà bình thích tự do cầm quyền suốt 17 năm qua coi như cũng bị ảnh hưởng, và “Giấc mơ Kazakh” trở thành một trò cười.

Ở Nam Mỹ, Venezuela coi như đã chính thức vỡ nợ rồi, không thể cứu vãn nổi.

Trần Phi Tuấn
Thế Giới Tiếp Thị

Có thể bạn quan tâm

Các startup công nghệ sẽ được miễn thuế 4 năm

Công ty TNHH SX TM DV Nông Nghiệp Việt

Khi người Nhật trồng rau ở Việt Nam

Giảm đất lúa, nâng chất lượng gạo

Vở Tiên Nga có ra Hà Nội?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:giá dầu giảmKazakhstanNgaTrần Phi Tuấnvenezuela

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA