Đạo diễn Việt Linh: Công thức của tôi là đam mê, sức khoẻ và ân nhân
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/07/07 - 5:33:49 AM

09:54 - 25/10/2019

Đạo diễn Việt Linh: Công thức của tôi là đam mê, sức khoẻ và ân nhân

Người phụ nữ đa tài này có cái dịu dàng của cá tính, cái sắc bén của trí tuệ, chẳng thế mà chị không chỉ là một đạo diễn khiến đồng nghiệp nể, mà còn là một cây bút chăm chỉ với nhiều kịch bản, đầu sách về điện ảnh, sân khấu và cả với chính cuộc đời mình.

  • Nguyễn Bá Quỳnh – nhà công nghệ và quản trị…
  • Nguyễn Phi Vân: Nhìn bằng trái tim thay vì bằng…

Tranh minh họa: Hoàng Tường.

Nhiều năm qua, chị vừa lo cho gia đình ở Pháp vừa về Việt Nam để điều hành sân khấu kịch Hồng Hạc, cũng không kém truân chuyên.

Thế Giới Hội Nhập trò chuyện với chị về câu chuyện làm thế nào để sân khấu kịch sáng đèn, đó là bài toán kinh doanh văn hoá mãi chưa có lời giải thấu đáo…

– Thưa chị, sân khấu Hồng Hạc vừa chuyển dịch ra khỏi trường múa sang nhà thiếu nhi quận 4, TP.HCM. Vì sao có sự thay đổi này?

– Chúng tôi không có vấn đề gì với nhau, vẫn hợp tác tốt đẹp. Sàn diễn, thiết bị của trường múa rất chuyên nghiệp, nhưng diện tích khán phòng, sân, sảnh không phù hợp với hoạt động mới của Hồng Hạc, theo đó chúng tôi cần chỗ rộng để phục vụ các nhóm khán giả đông.

– Việc vừa làm biên kịch, vừa là “bà đỡ” cho các kịch mục của sân khấu Hồng Hạc, cả việc chị đưa sân khấu kịch vào nơi trang trọng được xem như “tháp ngà” của nghệ thuật, khiến nhiều người quan tâm. Thường xuyên đưa các vở ra nhà hát Thành phố có phải là sách lược của Hồng Hạc?

– Không lớn lao, quan trọng như vậy đâu. Chỉ là những cơ hội may mắn, kiểu bạn kiên nhẫn đón đợi, và thời điểm nào đó sẽ được lên máy bay với giá ưu đãi. Chúng tôi khá linh hoạt, chủ động đón nhận các thời cơ.

– Nhận được sự hưởng ứng đông đảo của khán giả ở nhà hát Thành phố có làm chị bất ngờ? Sau các buổi diễn chị rút ra kinh nghiệm gì?

– Bên cạnh sự bất ngờ, hưng phấn, chúng tôi đủ tỉnh táo để phân định hiện tượng đông đảo không hoàn toàn do kịch mục hay thương hiệu, sự ủng hộ của thân nhân, bằng hữu; mà có một phần khán giả đến xem vì địa điểm tốt, giá vé không cao. Nếu có thể nhặt ra một công thức thì đó là: kịch mục tốt, không gian thưởng thức đẹp, giá thoả đáng. Nói nghe nhẹ nhàng, nhưng thực tế khá gian nan.

– Làm thế nào chị có đủ sức lực để đảm nhiệm tất cả công việc một cách nhuần nhuyễn? Điều gì thôi thúc chị mỗi khi đứng trước một thử thách, khó khăn để vượt qua mà tồn tại?

– Cũng là một công thức. Công thức của cá nhân tôi là đam mê, sức khoẻ và ân nhân. Ân nhân ở đây là gia đình, cộng sự, khán giả, mạnh thường quân. Không có họ, tôi chẳng làm được gì.

– Hiện nay số lượng khán giả đến với kịch ngày càng ít, bên cạnh đó điện ảnh với các rạp chiếu phim lộng lẫy ngày càng hấp dẫn hơn. Nghệ sĩ, dù sao đi nữa cũng phải đối mặt với vấn đề thiết thực hàng ngày, đó là mưu sinh. Chị nhận được những chia sẻ, đồng cảm nào của người cùng nghề, đặc biệt của diễn viên ở sân khấu Hồng Hạc?

– Để tồn tại, tôi và các đồng sự phải tính làm sao cho vừa sức, vẹn tình. Thí dụ, biết “nhược điểm” của mình là diễn ít, Hồng Hạc cố gắng có thù lao nhỉnh hơn mặt bằng chung, chăm sóc, tôn trọng người cộng tác… Tài lực chúng tôi chỉ đủ tạo ra mảnh đất sáng tạo nho nhỏ, ai thích ứng thì cùng vào gieo cấy, không thích ứng thì chia tay. Ngoài ra, để không bị áp lực, và cũng là tính cách cá nhân, tôi không đặt mục tiêu vượt sức.Thu đủ chi, mọi người được diễn thường xuyên nhất có thể, là mục tiêu chính của Hồng Hạc.

– Hồng Hạc chủ trương tiệm cận văn học và điện ảnh, không theo thị hiếu thị trường. Phải chăng đó là thử thách khiến ê kíp gặp nhiều khó khăn?

– Tôi thích chữ chọn lựa hơn thử thách, và thật sự chúng tôi đã chọn lựa phong cách riêng. Nho nhỏ thôi, nhưng là cái “vị” chúng tôi cố gắng gìn giữ. Bốn buổi diễn kín ghế ở viện Trao đổi văn hoá Việt – Pháp và nhà hát Thành phố trong năm 2019, cho thấy chọn lựa của chúng tôi không lạc nhịp.Khán giả đã ghi nhận phong cách của Hồng Hạc.

Chúng tôi vui khi thấy khán giả đến với chúng tôi ngày càng… lạ và trẻ, điều đó cho thấy Hồng Hạc không chỉ lôi kéo khán giả thân quen, mà dần được quan tâm rộng rãi.Qua tham quan nhiều sân khấu, tôi nhận ra phần lớn khán giả thích câu chuyện, trước khi chú tâm phong cách nghệ thuật.Từ đây, chúng tôi lưu ý chọn kịch bản – có truyện hơn; còn tiêu chí hay chủ trương vẫn thế.

– Hồng Hạc có vẻ quan tâm kịch thiếu nhi, nhưng sản phẩm chưa nhiều?

– Bạn dùng chữ quan tâm rất đúng. Chúng tôi luôn mong muốn có nhiều kịch mục thiếu nhi, nhưng với phương thức phải do chính các diễn viên thiếu nhi vào vai, chúng tôi gặp khó trong việc chọn kịch bản, tổ chức dàn dựng. Sau Thiên thần nhỏ của tôi, Hồng Hạc vừa ra mắt vở Yêu thương chắp cánh nhận phản hồi tốt. Vở duyên dáng, tinh gọn có thể lưu diễn các trường học hoặc các nhà thiếu nhi.

– Từ một đạo diễn điện ảnh chuyển sang làm sân khấu, chị đã gặp trở ngại gì trong việc dung hoà yếu tố giải trí và chất lượng nghệ thuật? Chị nghĩ sao về hiện trạng sân khấu cả nước, và thành phố nói riêng?

– Điện ảnh hay sân khấu đều phục vụ công chúng. Dung hoà nghệ thuật và tính giải trí là nhiệm vụ cam go của các nhà sản xuất hậu bao cấp. Kịch phía Bắc hàn lâm, nhưng chủ yếu dựa vào ngân sách.Kịch thành phố chủ động hơn, gần đây chuyển biến tích cực.Nhiều vở diễn đặc sắc dù sân khấu lớn hay nhỏ, thậm chí ở những sân khấu kịch sinh viên. Có thể kể nhanh như Tiên Nga, Yêu là thoát tội, Chuyện tình nữ phạm nhân, Hoàng tự…Có đi mới thành đường.Cách đây hai mươi năm khán giả điện ảnh đâu đông đảo như hiện nay. Sân khấu cũng vậy, cần kiên tâm chất lượng.

– Chị đã thành công ở điện ảnh với nhiều bộ phim được giải quốc tế. Sang làm sân khấu kịch, những vở diễn theo phong cách Việt Linh có điểm chung nào về cá tính của Việt Linh điện ảnh?

– Đó là sự chân thật, chỉn chu, trầm tĩnh trong thể hiện, và những góc nhìn sâu lắng của nội dung. Chọn lựa hình thức giải trí là quyền khán giả, và các chọn lựa này thường dịch đổi theo thời gian. Phương thức tồn tại theo tôi, mỗi sân khấu kịch cứ kiên định phong cách, thích ứng nhưng không đồng hoá. Có vậy nghệ thuật mới phong phú, mới hạnh ngộ khán giả tri kỷ.

– Rất nhiều khán giả quan tâm câu hỏi này: Sự phát triển của công nghệ hiện nay đã chạm tới nghệ thuật như thế nào. Liệu sẽ có một ngày những người máy xuất hiện trên sân khấu và đảm nhiệm vai diễn… chính?

– Nhân cái chết mới đây của ca sĩ Kpop Sulli, dư luận khuyến cáo ngành công nghiệp giải trí đã tạo ra những con người-robot. Điều này khá đúng trong lĩnh vực ca nhạc. Công nghệ hiện đại hỗ trợ nhiều cho nghệ thuật, trong đó có kịch nói; nhưng tôi tin dù phát triển đến đâu thì diễn viên kịch/điện ảnh vẫn có sức mạnh cảm xúc. Hồng Hạc đã từng diễn vở Ngộ nhận của Albert Camus do Tây Phong đạo diễn, ở đó các nhân vật hoá trang, đi đứng, phát âm kiểu robot; nhưng vẫn gây thổn thức. Tôi tin giữa diễn viên và khán giả luôn hiện hữu luồng điện – một hiệu ứng quyến rũ không dễ thay thế.

– Chị có nghĩ rằng, sẽ có lúc mọi bài toán giải cho việc đưa nghệ thuật sân khấu đến với công chúng đông đảo, thiết thực hơn từ kịch cho thiếu nhi đến kịch opera… sẽ phải cần đến công nghệ AI, công nghệ 4.0?

– Bài giải này thuộc thế hệ sau, không phải thế hệ tôi.Vả chăng khi những nhà quản lý văn hoá, những người làm văn hoá – trong đó có cả báo giới các bạn – không có sở thích/nhu cầu xem kịch thì câu hỏi của bạn nghe hơi… viển vông trên đất nước này.

– Chị từng chia sẻ mong muốn hỗ trợ lớp trẻ. Mong muốn đó có thi triển ở Hồng Hạc? So với ba năm dự tính, việc bàn giao cho lớp trẻ theo chị vẫn chưa hoàn tất, vậy chị có liều giao như đã từng liều xây dựng Hồng Hạc trong lúc sân khấu kịch thoái trào?

– Tôi nghĩ ai lưu tâm, gắn bó với Hồng Hạc sẽ thấy sự hỗ trợ kia rất rõ. Từ năm 15 tuổi, quyết định theo cha vô chiến khu, tâm thức tôi không còn có chữ liều. Nếu mang chút hơi hướm phiêu lưu trong các quyết định thì đó là chữ liệu – tức cân nhắc, suy tính. Tôi xây dựng Hồng Hạc khi thấy mình hội đủ các yếu tố căn bản: hứng thú, sức khoẻ, tài chính; sau đó là tận sức với ê kíp chung làn sóng. Nếu chưa đủ điều kiện chuyển giao trong lúc tôi không thể đi tiếp vì gia cảnh, thì dừng lại.Hồng Hạc chỉ là “quán rong” nhỏ so với các sân khấu đi trước, ở hay đi không quan trọng.Nước tới đâu bắc cầu tới đó, hiện chúng tôi vui với hành trình nhiều tri âm.

– Hành trình này chắc chắn đáng để chờ đợi. Chị có thể nói thêm về những vở diễn của Hồng Hạc với sân khấu trong nước vào những tháng cuối năm này?

– Trong khi chờ đợi khán giả làm quen với không gian mới, chúng tôi tiếp tục phục vụ yêu cầu tập thể. Sau hai buổi diễn vở Tấm và hoàng hậu cho trường Lê Quý Đôn ngày 4.10.2019, chúng tôi tiếp tục diễn cho trường Nguyễn Hữu Cảnh ngày 2/11. Khách sạn The Myst, quận 1 mời Eugenie Grandet ra diễn ngày 19/12. Đến giữa tháng 1/2020 lưu diễn hai vở về đại học Võ Trường Toản, Cần Thơ… Mọi hoạt động từ tốn nhưng triển vọng.

Xin cảm ơn chị vì cuộc trao đổi này.

Sân khấu kịch Hồng Hạc ra đời vào tháng 12/2015. Đạo diễn Việt Linh là một tên tuổi trong làng điện ảnh Việt Nam, nhưng bước qua lĩnh vực sân khấu, chị đã ấp ủ rất nhiều dự tính và cả hy vọng cho một nền sân khấu nước nhà trỗi dậy. Những vở diễn của Hồng Hạc liên tục được dàn dựng dựa trên những tác phẩm văn học nổi tiếng, như vở kịch đầu tiên Thiên Thiên (biên kịch: Việt Linh, đạo diễn: Việt Linh – Phạm Hoàng Nam, phỏng theo truyện ngắn Hạnh phúc là cùng của Vũ Hồi Nguyên và Xoa của Tăng Song Nam); vở Eugénie Grandet (biên kịch: Việt Linh, đạo diễn: Tây Phong); trước đó là Đảo lửa (phỏng theo truyện ngắn Đảo và Tro tàn rực rỡ của Nguyễn Ngọc Tư, biên kịch Việt Linh, đạo diễn Lê Thuỵ); Visa (phỏng theo truyện ngắn cùng tên của Hải Miên, biên kịch Việt Linh, Chi Cù, đạo diễn: Chi Cù); và Giờ của quỷ (phỏng theo tiểu thuyết Trái tim què quặt của Catherine Arley, biên kịch Việt Linh, đạo diễn Hồng Ánh). Tháng 5/2019, Hồng Hạc dựng vở Thiên thần nhỏ của tôi dành cho khán giả học sinh từ một tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh.

Ngân Hà thực hiện (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

‘Táy máy’ xe tự lái

Facebook đang phát triển tiền điện tử của riêng mình?

Khoảng lặng: Tri thức khuyết

Vietnam Airlines mở bán vé máy bay dịp Tết Nguyên đán 2017

CEO Phan Phúc Trường: Không giữ nhà sản xuất, mà giữ khách hàng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đạo diễn việt linhgmdnsân khấu kịch hồng hạc

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA