Chuyên gia Nhật Bản: Tăng năng suất lao động bắt đầu từ 'sự hài lòng'
Tin mới
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
12:19
Tương lai của vật liệu mới
12:16
Bộ TN-MT đề xuất thành lập mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam
12:13
Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc
11:02
Úc thông qua luật buộc Big Tech phải trả tiền tin tức
10:59
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?
10:14
Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
Bản tin thị trường
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/02/26 - 7:51:12 AM

11:11 - 20/05/2016

Chuyên gia Nhật Bản: Tăng năng suất lao động bắt đầu từ ‘sự hài lòng’

Ông Kazuteru Kuroda vừa có một tuần khảo sát một số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam để đưa ra những giải pháp nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) thông qua việc tạo ra sự thỏa mãn của người lao động với môi trường làm việc.

  • Ba thách thức kìm chân Việt Nam tăng năng suất
  • Việt Nam: Thế chân tường và bài toán năng suất…
  • EVN muốn tăng năng suất lao động cho kịp các…
90844_ong_kuroda

Ông Kazuteru Kuroda, chuyên gia về năng suất lao động thuộc Trung tâm năng suất Nhật Bản cho rằng, sự hài lòng của người lao động là yếu tố then chốt để cải thiện năng suất lao động cho Việt Nam.

Ông Kazuteru Kuroda, chuyên gia về năng suất lao động thuộc Trung tâm năng suất Nhật Bản cho rằng, đổi mới công nghệ là yếu tố rất quan trọng, nhưng tạo được sự thỏa mãn của người lao động đối với môi trường làm việc mới là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào việc tăng năng suất lao động và tạo nên sự khác biệt của sản phẩm.

Ông Kazuteru Kuroda vừa có một tuần khảo sát một số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam để đưa ra những giải pháp nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) thông qua việc tạo ra sự thỏa mãn của người lao động với môi trường làm việc.

– Thưa ông, sau một tuần khảo sát một số doanh nghiệp Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về NSLĐ của những công ty này?

– Ông Kazuteru Kuroda: Nhìn chung, NSLĐ của các công ty này vẫn còn thấp. Ở bình diện quốc gia, NSLĐ của Việt Nam chỉ nhỉnh hơn Lào, Campuchia, kém các nước như Thái Lan, Indonesia và kém hơn 10 lần so với Nhật Bản và Singapore.

Qua khảo sát tôi thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào từng cá nhân trong một công ty mà không có cái nhìn trên bình diện toàn hệ thống.

Tôi nghĩ rằng mỗi cá nhân trong một công ty đều có những điểm mạnh riêng trong khi những doanh nghiệp khảo sát chỉ lựa chọn một vài người xuất sắc nhất và dựa hoàn toàn vào họ mà không xây dựng một hệ thống vững mạnh.

Hơn nữa, vấn đề mang tính hệ thống ở Việt Nam là vấn đề tham nhũng.

Đây  là vấn đề không thể giải quyết trong ngắn hạn nhưng cần phải loại bỏ, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào các sân chơi lớn như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.

Nếu vẫn tồn tại vấn đề tham nhũng thì không thể nâng cao NSLĐ và sẽ kéo lùi nền kinh tế Việt Nam.

Tôi xin lấy một ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất ra một loại bút và làm đủ mọi cách, kể cả “lót tay” để bán được chiếc bút đó thì họ sẽ không có tâm trí và nguồn lực để cải tiến sản phẩm.

Điều này kéo theo NSLĐ của doanh nghiệp đó giảm xuống.

– Các doanh nghiệp muốn tăng NSLĐ thường thông qua việc đổi mới công nghệ. Vậy tại sao ông lại tiếp cận cách tăng NSLĐ thông qua việc cải thiện sự hài lòng của người lao động với môi trường làm việc của công ty?

– Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng NSLĐ của mỗi doanh nghiệp và quốc gia. Nhưng đổi mới công nghệ không phải là tất cả.

Yếu tố con người bên trong mỗi sản phẩm mới là điều quan trọng nhất.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu hai doanh nghiệp có cùng yếu tố công nghệ như nhau nhưng một công ty tạo ra một môi trường làm việc thỏa mãn người lao động thì sản phẩm của họ sẽ tạo ra sự khác biệt hơn so với doanh nghiệp còn lại, thông qua sự tỉ mỉ, hăng hái của người lao động đối với sản phẩm.

– Vậy làm thế nào để cải thiện môi trường làm việc, nâng cao mức độ hài lòng của người lao động, thưa ông?

– Để tạo được sự thỏa mãn của người lao động trong môi trường làm việc cần đáp ứng được năm yếu tố.

Thứ nhất là yếu tố thành tựu cá nhân. Đây là yếu tố chính thể hiện sự hài lòng của nhân viên. Khi cá nhân đạt được thành tựu và kết quả nhất định thì họ sẽ có cảm giác hài lòng và muốn cam kết gắn bó với doanh nghiệp

Thứ hai là sự công nhận của mọi người về năng lực và trình độ của nhân viên. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp khác trong đơn vị.

Và đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc liệu người lao động đó có ý định chuyển sang đơn vị khác làm hay không.

Thứ 3 là bức tranh tương lai mà công ty đưa ra tạo được niềm tin cho người lao động hay nhân viên.

Thứ 4 là yếu tố tiền lương. Rõ ràng tiền lương không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng công ty nào có lương cao, chế độ đãi ngộ tốt sẽ là một lợi thế để giữ chân nhân viên.

Cuối cùng là sự giám sát và theo dõi của lãnh đạo để kết nối nhân viên trong phòng ban với nhau; đưa ra chế độ đãi ngộ, đối xử với từng thành viên trong công ty.

– Vậy tăng NSLĐ theo cách của chuyên gia Nhật Bản đưa ra có tốn kém thêm chi phí cho doanh nghiệp, thưa ông?

– Chúng tôi vừa đi khảo sát về NSLĐ ở một công ty trong nước chuyên sản xuất quạt hút công nghiệp. Thời gian thực hiện một sản phẩm như vậy là 20 ngày.

Sau khi trao đổi với ban lãnh đạo, đoàn chuyên gia đánh giá nếu cải thiện NSLĐ theo cách của chúng tôi đưa ra thì thời gian để sản xuất có thể giảm 1 nửa.

Như vậy, có thể tiền lương nhân viên công ty đó sẽ tăng gấp đôi, hoặc họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hoặc công ty sẽ tăng được lợi nhuận bán hàng do tiết kiệm chi phí. Nhưng đổi lại, công ty sẽ phải đầu tư chỗ nghỉ trưa, ăn trưa, khu vui chơi, tập thể dục….

Song có thể khẳng định rằng, việc tăng NSLĐ và hiệu quả hoạt động của công ty sẽ bù đắp được chi phí tăng lên mà công ty phải chi để cải thiện môi trường lao động.

Xin cảm ơn ông!

Theo TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

Lấy ý kiến người dân về thành lập Thành phố Thủ Đức

Nhiều startup tỷ đôla có thể gặp khó khi lên sàn năm 2019

Một làng nhân ngư ở Mỹ

Thương hiệu NEWCAFE

Giảm giá 50% vé tàu hỏa Hà Nội – Đà Nẵng dịp 30/4

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đổi mới công nghệkazuteru kurodanăng suất lao độngNhật Bảnsự hài lòngViệt Nam

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA