Dệt may Việt Nam, phía trước là vũng lầy
Tin mới
22:43
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm
22:30
Hàn Quốc cấp visa du lịch trở lại cho khách Việt Nam
22:26
Indonesia bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ
22:19
Dự báo lạm phát leo thang mạnh trong quý 3/2022
12:17
EU công bố kế hoạch thoát phụ thuộc năng lượng Nga
11:59
Canada loại sản phẩm của Huawei, ZTE khỏi mạng 5G
11:55
Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng
11:49
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán
11:04
21 khuyến nghị để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái
11:00
Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19
10:36
Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít
10:03
Công nghiệp hỗ trợ: lối tắt vào chuỗi cung ứng toàn cầu
16:24
iPhone 14 có thể chính thức ra mắt vào ngày 13/9
16:17
Người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm hơn với giá cả
16:05
Giá thép giảm 500.000 đồng một tấn
16:02
VCCI công bố sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
15:58
Giá xi măng tăng theo giá xăng
15:55
Mỹ phải ‘không vận sữa bột’ vì thiếu hụt nghiêm trọng
15:50
TP.HCM sẽ không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023?
11:23
Sổ hồng chung cư sẽ chỉ có giá trị từ 50 đến 70 năm?
Bản tin thị trường
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thị trườngTiếp thị
2022/05/20 - 11:08:05 PM

09:12 - 08/02/2017

Dệt may Việt Nam, phía trước là vũng lầy

Là lợi ích cốt lõi của Việt Nam trong TPP, nhưng rồi Mỹ đã chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp định này, ngành dệt may đang đứng trước ngã ba đường mà ở đó đang có một vũng lầy lớn: một mặt phải thực thi chính sách tạo việc làm cho người nghèo, một mặt đối diện với làn sóng tự động hoá, nghĩa là công nhân mất việc.

  • 86% lao động dệt may và điện tử có nguy…
  • Năm 2017, doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp khó…
  • Bãi bỏ quy định về kiểm tra formaldehyt trong ngành…
nguyen-thai-hung

Ông Nguyễn Thái Hùng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam: “Tôi cũng từng nghĩ tới chuyện bán hàng thành phẩm, với thương hiệu của mình, nhưng nguồn vốn đầu tư yếu, thiếu, chịu không nổi. Do không có vốn nên hầu hết nhà máy chỉ gia công”.

Ông Nguyễn Thái Hùng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết: Ngành dệt may Việt Nam có chủ trương xây dựng một nhà máy tại An Biên, tỉnh Kiên Giang dù năm qua, bốn nhà máy mới xây dựng ở Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, biết trước sẽ lỗ khi nhà máy vừa vận hành vừa đào tạo tay nghề cho công nhân. Mức lỗ được ước tính khoảng 100 tỉ đồng. Biết vậy nhưng vẫn phải làm và sẽ có thêm nhà máy tiến về nông thôn.

– Thưa ông, không có cách nào tránh tình trạng này?

– Không tránh được do các nhà máy phải thực hiện quy chế mới: Công nhân làm không đạt mức lương tối thiểu nhà máy vẫn phải trả theo mức lương tối thiểu. Tết vừa qua, dù nhà máy chỉ mới hoạt động sáu tháng nhưng ít gì cũng phải lo được một tháng lương thưởng tết cho công nhân. Bên cạnh mức lương tối thiểu, doanh nghiệp còn phải lo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Việt Nam muốn tạo việc làm cho người nghèo, nhưng mức lương tối thiểu vùng tăng khiến nhiều doanh nghiệp đội chi phí lên lớn quá, không những không có lời mà có những nhà máy lỗ. Nếu lỗ kéo dài 1 – 2 năm là đóng cửa.

– Biết lỗ do đâu, ắt phải biết cách khắc phục?

– Các nhà máy đều phải tự đánh giá lại mọi hoạt động. Hội đồng quản trị các nhà máy đều biết khi hầu hết công nhân là lao động nông thôn, thói quen đám tiệc, ma chay, cưới hỏi gì là họ bỏ việc để đi đám, rồi thao tác chưa thành thạo, ý thức tổ chức, kỷ luật còn kém. Nhưng nói như vậy cũng chưa đủ, không thể đổ thừa cho công nhân mà phải nói rằng việc đào tạo của các trường nghề (sở lao động – thương binh – xã hội quản lý) chưa tới nơi tới chốn. Việc tuyển lựa nhân viên, đào tạo, sắp xếp công việc của các nhà máy còn yếu. Khi cả ba yếu tố trên được thực hiện tốt thì tình hình mới tốt hơn.

Tôi nghĩ, năm nay nhà máy ở Gò Quao, tỉnh Kiên Giang có thoát bù lỗ, nhà máy Vị Thanh có thể thoát lỗ ở khu may veston, nhưng các khu vực khác chưa được. Các nhà máy muốn nâng năng suất bình quân cho mỗi công nhân từ 200 USD/người/tháng lên 350 USD không phải chuyện đơn giản.

– Tại miền Tây, nhiều nhà máy “đàn anh, đàn chị” cũng lỗ hoặc không lời?

– Đã có nhà máy buộc phải cho 600 công nhân nghỉ việc. Có ai ngờ một công ty may từng làm hàng xuất khẩu có tiếng ở Cần Thơ, lần đầu trong lịch sử lỗ 20 tỉ đồng. May Việt Thành, Nhật Thành không lỗ nhưng không lời. May Tây Đô lời 9 tỉ đồng, hội đồng quản trị quyết định đầu tư lại để mở rộng nhà xưởng.

Trước tình trạng nhà máy đông người cũng lỗ, ít người cũng lỗ có nguyên nhân bối cảnh kinh tế không ổn định, lệ thuộc kinh tế thế giới, sức mua giảm, các đơn hàng gia công giảm. Ai cũng nghĩ TPP trước sau gì cũng sẽ ký, nhưng tình hình hiện nay chưa biết thế nào. Hiệp định FTA Việt Nam – EU đã thương lượng xong, ký rồi, nhưng còn phải chờ Nghị viện của châu Âu thông qua nữa, chưa được thông qua thì không vô được. Việt Nam đang chịu thuế 20% do được xếp vào các quốc gia có thu nhập trung bình, trong khi Lào, Myanmar… là những nước nghèo, thuế xuất hàng gia công của các nước này bằng 0%.

– Thế giới có bảy quốc gia mạnh về ngành may mặc, người thợ của Việt Nam đang phải cạnh tranh với sáu còn lại, con đường nào giúp các nhà máy thoát “lỗ”?

– Chỉ có con đường tự động hoá. Hiện nay, ngành da giày đi nhanh hơn may mặc vì ít công đoạn hơn. Nhu cầu tự động hoá đang đòi hỏi quyết liệt. Các giám đốc nhà máy may đều suy nghĩ tới tự động hoá, robot sẽ làm việc, chiến lược giải quyết công ăn việc làm sắp tới chỉ còn phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, phục vụ nội địa. Doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng tự động hoá lên, nhưng cái vòng luẩn quẩn là nếu nhà máy phải thực thi các chính sách và cứ lỗ thì lấy gì để tự động hoá.

– Ông có thấy thị trường nội địa hàng Trung Quốc rất nhiều?

– Trước đây các nhà máy nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, nhưng nay đã chuyển hướng. Hiện nay hàng dệt của mình đã xuất được sang Trung quốc. Nhưng thị trường nội địa bây giờ hàng Trung Quốc khá nhiều. Phòng vệ thương mại trong nước chưa quan tâm tới doanh nghiệp trong nước làm hàng cho Trung Quốc. Hàng từ Trung Quốc xuất đi bị đánh thuế cao nên họ tìm cách trá hình.

– Cả một đời gắn với ngành may mặc gia công, ông có nghĩ tới việc bán hàng thành phẩm, có thương hiệu?

– Tôi cũng từng nghĩ tới chuyện bán hàng thành phẩm, với thương hiệu của mình, nhưng nguồn vốn đầu tư yếu, thiếu, chịu không nổi. Do không có vốn nên hầu hết nhà máy chỉ gia công. Mình không làm thương hiệu được vì vốn không đủ lớn, các nhà máy đều vay ngân hàng, tỷ trọng vốn vay lớn… Hiện nay, chuyển dịch về nông thôn để tạo việc làm, chi phí nhân công giảm so với thành phố, nhưng năng suất lao động không bằng.

Tôi gặp những tập đoàn lớn ở nước ngoài. Họ nói mình phải hiểu rằng họ xây dựng, đầu tư lớn và phải lo đủ thứ, họ cũng phải trả nợ ngân hàng, họ phải giảm giá 2 – 3 lần… Những cái đó ai chịu? Chẳng lẽ họ phải chịu để làm thương hiệu cho mình? Họ muốn mình chịu phần bù cho những đợt giảm giá đó, vì muốn xây dựng thương hiệu thì dĩ nhiên mình phải chịu phần lỗ đó, doanh nghiệp của Việt Nam chịu không nổi. Họ giải thích các thương hiệu khác làm được là vì họ đã làm ăn với nhau 2 – 3 đời, còn mình chân ướt chân ráo. Chưa kể làm thương hiệu cho mình, mai mốt mình có người khác, không bán cho họ nữa thì làm sao?

– Theo ông mình bị “sa lầy” ở chỗ nào?

– Máy móc của mình không thua gì Trung Quốc nhưng đội ngũ quản trị của mình không bằng, kinh nghiệm của kỹ sư đứng máy của mình không bằng, hàng dệt đã chuyển hướng nhưng nhuộm, khâu thành phẩm chưa hoàn thiện. Trường dạy nghề của mình không chính quy, công nhân, kỹ sư ra trường bị thất nghiệp dài dài là cũng do mình. Các đối tác Nhật Bản, Singapore chê cách đào tạo của mình. Họ đào tạo khép kín, lo cho công nhân chu đáo như một gia đình. Họ nói công nhân của mình ăn người ta nhờ khéo tay. Thợ (nữ) miền Bắc giỏi chịu cực, thợ (nam) miền Nam hiền lành. Họ đã chọn thợ theo cách nhận định này. Có thực tế là ở nước họ không dễ tìm người để làm việc trong ngành này và phải gia công, vì mình không có nhiều chọn lựa khi nguồn lực đầu tư cho ngành hàng này vừa thiếu vừa yếu.

Hoàng Lan thực hiện
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ thương hiệu Việt tiếp tục bị đánh cắp

Xuất khẩu vào Mỹ, bị FDA cảnh báo, phải làm sao?

Trung Quốc ngưng mua sâm, nông dân Canada xanh mặt

‘Tiếng kêu đau khổ’ khắp thế giới dẫn đến chiến thắng của Trump và Brexit

Báo Singapore ‘tiếp thị’ bún chả Hà Nội

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:dệt may việt namdệt may xuất khẩuhiệp hội dệt maynguyễn thái hùng

Tin khác

[Chùm ảnh] Rộn ràng trẩy hội gia vị Việt

[Chùm ảnh] Rộn ràng trẩy hội gia vị Việt

Hôm nay, khai mạc Lễ hội Tinh hoa Gia vị Việt 2022

Hôm nay, khai mạc Lễ hội Tinh hoa Gia vị Việt 2022

‘Mở khóa’ thị trường Hong Kong

‘Mở khóa’ thị trường Hong Kong

Xây dựng cộng đồng tiêu dùng thường xuyên trong khởi nghiệp

Tọa đàm: Doanh nghiệp linh hoạt thích ứng quản trị trong ‘bình thường mới’

Cà pháo lên đời…

Danh sách chính thức 524 DN được người tiêu dùng bình chọn HVNCLC 2022

16 tấn nước mắm, tương ớt, sâm bổ lượng lên đường sang Mỹ

Tiếp thị
[Chùm ảnh] Rộn ràng trẩy hội gia vị Việt

[Chùm ảnh] Rộn ràng trẩy hội gia vị Việt

Hôm nay, khai mạc Lễ hội Tinh hoa Gia vị Việt 2022

Hôm nay, khai mạc Lễ hội Tinh hoa Gia vị Việt 2022

‘Mở khóa’ thị trường Hong Kong

‘Mở khóa’ thị trường Hong Kong

Nước bồ kết An Nhiên – sản phẩm của sự tử tế

Nước bồ kết An Nhiên – sản phẩm của sự tử tế

Tiêu dùng
Giá trứng gia cầm tăng 2.000 – 5.000 đồng/chục

Giá trứng gia cầm tăng 2.000 – 5.000 đồng/chục

Xăng tăng giá 400 đồng một lít

Xăng tăng giá 400 đồng một lít

Đôi đũa giúp món ăn ‘đậm đà’ hơn

Đôi đũa giúp món ăn ‘đậm đà’ hơn

Nhiều quầy kệ bán trứng, mì, dầu ăn… trống trơn

Nhiều quầy kệ bán trứng, mì, dầu ăn… trống trơn

Ứng viên HVNCLC
Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Khánh Hoà

Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Khánh Hoà

Công ty TNHH Thời trang Cỏ và Hoa

Công ty TNHH Thời trang Cỏ và Hoa

Công ty TNHH Nhựa cơ khí và Thương mại Chấn Thuận Thành

Công ty TNHH Nhựa cơ khí và Thương mại Chấn Thuận Thành

Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm

Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA