'Phải thực hiện đổi mới lần hai'
Tin mới
22:46
Facebook News ra mắt tại Anh
22:25
Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp
16:13
Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp
15:04
7 ngân hàng Việt Nam ra mắt thẻ tín dụng nội địa
14:58
TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý
14:53
Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam
14:47
Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ
14:43
VN-Index giảm sốc hơn 38 điểm
10:23
Samsung đầu tư 10 tỷ USD xây nhà máy sản xuất chip 3nm ở Mỹ
10:07
Bộ Công an yêu cầu dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số
09:43
Nhà nước kiến tạo phát triển là lựa chọn phù hợp
22:14
Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020
22:04
Mỹ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI
21:58
TP.HCM dự kiến tổ chức 179 chợ hoa để tiêu thụ hoa, cây cảnh dịp Tết
21:54
Vingroup huy động gần 7.000 tỷ đồng từ trái phiếu để tăng vốn cho VinFast và VinSmart
21:47
Pizza Hut giao bánh bằng drone
12:20
Xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia vào Việt Nam tăng mạnh
12:16
Yêu cầu 3 hãng bay dừng bán vé tết vượt quy định
11:44
Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới
09:18
Tín dụng tăng trưởng đột biến, kích hoạt đầu cơ?
Bản tin thị trường
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Thời sự
2021/01/27 - 1:24:08 AM

21:37 - 12/10/2016

‘Phải thực hiện đổi mới lần hai’

“Năm năm qua là giai đoạn khó khăn nhất của 30 năm đổi mới… Chúng ta phải thực hiện đổi mới lần hai, nếu không chúng ta sẽ ứng phó thế nào từ tác động rất mạnh của cú “hạ cánh” của Trung Quốc sắp tới đây?”.

  • Khởi nghiệp muốn mạnh phải đổi mới nền giáo dục
  • TS Đặng Kim Sơn: Đổi mới nông nghiệp bắt đầu…
  • ‘Muốn đổi mới về kinh tế thì trước hết cần…
ts_tran_dinh_thien

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: “Phải là một sự thay đổi tư duy phát triển triệt để, theo logic của một cuộc Đổi mới lần hai, được dẫn dắt bởi một tầm nhìn phát triển mới, tầm nhìn thời đại, bảo đảm nền kinh tế thoát khỏi lệ thuộc bên ngoài và nhập được vào đội hình bay – hội nhập mới”

Ông Thiên đã đặt ra những vấn đề này tại “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2016 trong giai đoạn mới: thách thức tái cơ cấu và triển vọng” diễn ra sáng nay, 12/10 tại Hà Nội.

Chủ đề tái cơ cấu nền kinh tế lại được đặt ra trong một đề án tái cơ cấu mới đang được bàn thảo tại Hội nghị trung ương đang diễn ra, cũng như sẽ được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tới đây.

Tái cơ cấu ngay bộ máy điều hành tái cơ cấu

Ông nhận xét, 5 năm vừa qua là 5 năm vật lộn với tái cơ cấu, cũng là 5 năm khó khăn nhất của 30 năm đổi mới. Nhưng quá trình tái cơ cấu dường như thiếu động lực thúc đẩy, thiếu niềm tin và sự lạc quan, hào hứng như thời đổi mới.

Kết quả là tái cơ cấu tiến triển rất chậm, thành quả đạt được khá hạn chế, còn xa mới đạt mục tiêu và kỳ vọng.
Cơ chế đầu tư công thực chất vẫn chưa thay đổi, vẫn lấy “xin – cho” làm trụ, trong khi khó khăn ngân sách trở nên trầm trọng hơn và nợ công tăng nhanh.

Hệ thống ngân hàng đã “trụ” được qua cơn sóng gió, song “cục máu đông” – nợ xấu hầu như vẫn còn nguyên, thậm chí khối lượng nợ xấu còn tăng lên. Hệ thống ngân hàng đang thanh lọc, loại bỏ những bộ phận yếu kém, hư hỏng, song đang rất yếu, đang vận hành trên một nền tảng rất thiếu vững chắc.

Hệ thống doanh nghiệp nhìn chung là yếu, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp nội địa, cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân – thấp về đẳng cấp, yếu về thực lực và sức cạnh tranh.

Cho đến nay, Chính phủ đã cổ phần hóa được không ít DNNN, song thực chất tái cơ cấu thông qua cổ phần hóa – phân bổ lại nguồn vốn quốc gia, chuyển một phần nguồn vốn cho khu vực tư nhân quản lý sử dụng – chỉ đạt được không đáng kể – có thể chỉ 10-15% tổng số vốn của các DNNN được cổ phần hóa.

Đó thực sự là một tỷ lệ quá ít ỏi để thay đổi hệ thống quản trị doanh nghiệp – yếu tố cốt lõi để cải thiện căn bản hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Dường như cách cổ phần hóa DNNN vẫn theo logic “hoàn thành nhiệm vụ”, được dẫn dắt bởi “chủ nghĩa thành tích” chứ không phải đi vào thực chất của sứ mệnh phải làm.

Ông Thiên nhận xét, kết quả tái cơ cấu khiêm tốn cũng có nghĩa là mô hình tăng trưởng không thay đổi được bao nhiêu.

Kết quả như vậy tự nhiên làm nẩy sinh câu hỏi: phương cách tái cơ cấu của 5 năm qua hợp lý đến mức nào?

Nếu phương cách đó là đúng thì vấn đề ở đâu – do chúng ta chưa tập trung hành động, hay do trong toàn bộ chương trình tái cơ cấu, còn yếu hay thiếu một khâu nào đó – ví dụ khâu “tái cơ cấu chính bộ máy điều hành tái cơ cấu”?

Lo láng giềng “hạ cánh cứng”

Đặt lại vấn đề tái cơ cấu, theo ông Thiên, là rất cần thiết khi bối cảnh phát triển trong giai đoạn tới của Việt Nam rất khác. Hội nhập đã chuyển sang một giai đoạn mới về chất.

Chỉ trong năm 2015, Việt Nam đã hoàn thành đàm phán và đi vào thực thi hàng loạt hiệp định hội nhập thế hệ mới, có trình độ rất cao. Nhiều đối tác trong các hiệp định là những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới – Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, 27 nền kinh tế EU, Nga và Hàn Quốc.

Các điều khoản cam kết của các hiệp định đều đòi hỏi về trình độ và tiêu chuẩn rất cao, điều kiện thực thi rất nghiêm ngặt.

“Việt Nam phải thay đổi căn bản thực lực của mình mới “bám” vào được các cấu trúc hội nhập này, qua đó, hưởng lợi ích hội nhập để vượt lên.

“Nghĩa là chúng ta phải ráo riết tái cơ cấu, nhưng là tái cơ cấu theo hướng hội nhập hiện đại, bảo đảm tuân thủ các cam kết hội nhập.

“Chỉ có như vậy, nền kinh tế mới tránh khỏi lặp lại tình thế “hậu WTO”, để có năng lực thực thi hội nhập và thật sự dựa vào hội nhập để tiến lên”, ông nói.

Ông Thiên bổ sung thêm, một yếu tố đặc biệt quan trọng, có tác động rất mạnh đến tư duy và định hướng tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới là triển vọng nền kinh tế Trung Quốc, mà khả năng “hạ cánh cứng” của nền kinh tế này là điều được dự báo là khó tránh khỏi.

Theo ông Thiên, nền kinh tế khổng lồ này chắc chắn sẽ gây ra những chấn động cơ cấu lớn cho cả thế giới. Việt Nam ở ngay gần kề Trung Quốc, đang bị lệ thuộc khá nặng nề vào kinh tế Trung Quốc, lại đang trong giai đoạn khó khăn, thậm chí là rất khó khăn.

Tái cơ cấu không có gì khác hơn là nền kinh tế đang “lột xác”, một tạo “đột biến cấu trúc” để trưởng thành, nhưng cũng là thời đoạn mong manh, nhạy cảm, dễ gặp rủi ro bậc nhất. Nó sẽ chịu tác động rất mạnh từ cú “hạ cánh” của Trung Quốc.

Vấn đề đặt ra cho Việt Nam, theo ông Thiên, là làm sao để giảm thiểu tác động gây “sốc” từ cú “hạ cánh” của nền kinh tế Trung Quốc; và phải nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc cơ cấu vào nền kinh tế Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đi vào vận hành; biến đổi khí hậu, nước biển dâng và cuộc tranh chấp nước sông Mekong, điều kiện sản xuất và sinh sống cơ bản của Việt Nam đang thay đổi rất mạnh mẽ và sâu sắc, nhất là ở vùng ven biển, vùng Tây Nam bộ và Tây Nguyên. Đây cũng là yếu tố quy định chiến lược phát triển quốc gia trong giai đoạn tới.

“Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này như thế nào ở tầm chiến lược hầu như còn chưa được đặt ra”, ông nói.

Tất cả những điều nói trên đều hàm nghĩa sự cần thiết phải tư duy lại vấn đề tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

“Đó phải là một sự thay đổi tư duy phát triển triệt để, theo logic của một cuộc Đổi mới lần hai, được dẫn dắt bởi một tầm nhìn phát triển mới, tầm nhìn thời đại, bảo đảm nền kinh tế thoát khỏi lệ thuộc bên ngoài và nhập được vào đội hình bay – hội nhập mới”, ông nói.

Tư Hoàng
Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam dẫn đầu cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp

Ông chủ Wikileaks tham gia diễn đàn báo chí quốc tế

Ông Đinh La Thăng lại sắp hầu tòa vụ PVN góp vốn vào OceanBank

Ông Võ Kim Cự ‘vi phạm nghiêm trọng’

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm mua các nhà máy thép VN thua lỗ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cải cách thể chếđổi mới lần haitái cơ cấuts trần đình thiên

Tin khác

Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp

Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp

Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp

Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp

TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý

TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý

Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020

TP.HCM dự kiến tổ chức 179 chợ hoa để tiêu thụ hoa, cây cảnh dịp Tết

Yêu cầu 3 hãng bay dừng bán vé tết vượt quy định

Người dân TP.Thủ Đức đến 3 địa chỉ sau để giải quyết hồ sơ hành chính

Doanh nghiệp ngoại thuê người Việt đứng tên hoạt động ‘vay qua app’

Môi trường
Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường

Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường

Tạm ngừng kinh doanh tại công trình ngắm cảnh ở Mã Pì Lèng

Tạm ngừng kinh doanh tại công trình ngắm cảnh ở Mã Pì Lèng

Người châu Âu ngày càng hạn chế đi lại bằng máy bay

Người châu Âu ngày càng hạn chế đi lại bằng máy bay

Thủ phạm gây ô nhiễm tại Hà Nội là lượng bụi lớn từ phương Bắc?

Thủ phạm gây ô nhiễm tại Hà Nội là lượng bụi lớn từ phương Bắc?

Xã hội
Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp

Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp

Bộ Công an yêu cầu dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số

Bộ Công an yêu cầu dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số

Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020

Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020

Người dân TP.Thủ Đức đến 3 địa chỉ sau để giải quyết hồ sơ hành chính

Người dân TP.Thủ Đức đến 3 địa chỉ sau để giải quyết hồ sơ hành chính

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA