Trí khôn của ta đây: 'Bán thuốc, uống bã'
Tin mới
15:29
Cả nhà thầu xây dựng và vật liệu xây dựng đều bị chủ đầu tư nợ
15:25
Thái Lan tăng đầu tư vào giáo dục tài chính
15:23
Lãi suất huy động giảm trên diện rộng
15:20
Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa
15:08
Dòng vốn ngoại đổ vào cổ phiếu chứng khoán
14:36
Thùng đa năng Matsu Lock – giải pháp lưu trữ thông minh
10:14
Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu
10:04
Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
10:02
Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry
09:59
Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam
09:43
Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ
09:37
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
09:29
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn
09:14
Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất
15:41
Đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
15:35
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
15:25
Những tên tuổi nổi bật trong phái đoàn doanh nghiệp Mỹ vừa đến Việt Nam
15:01
VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản
10:15
Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ
10:10
Tham vọng ‘xuất ngoại’ cà phê đặc sản của các doanh nhân trẻ
Bản tin thị trường
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/03/29 - 4:38:07 AM

09:13 - 12/04/2016

Trí khôn của ta đây: ‘Bán thuốc, uống bã’

Vấn đề là, vì sao trước đây người dân chỉ vào rừng lấy bán cho những nhà làm thuốc ở địa phương với liều lượng vừa đủ, còn bây giờ thì vào rừng chặt, cắt ào ào đem bán cho thương lái đưa sang Trung Quốc?

  • ‘Trăm dâu đổ đầu bác sĩ’ hay cuộc chiến truyền…
  • Hà Nội: Lấy 20 mẫu giò bò thì 9 mẫu…
  • Chỗ ẩn núp cho những điều xấu ác
Bai-thuoc-ket-hop-nhieu-thao-duoc

Nước ta có nhiều cây thuốc, dược liệu quý, nhưng khai thác sử dụng, quản lý sao lại chỉ dẫn đến tình trạng: “bán thuốc, uống bã” của Trung Quốc?

Mặc dù các nhà chuyên môn, quản lý luôn cảnh báo về tình trạng “chảy máu” cây dược liệu ở nhiều địa phương, thế nhưng “máu” dược liệu vẫn cứ chảy.

Lên các huyện miền núi mọi người không khó bắt gặp cảnh người dân vào rừng chặt cây dược liệu như: máu chó, khúc khắc (thổ phục linh), củ ba mươi, hoằng đằng, tiêu rừng, cu ly,… về bán cho thương lái với giá rẻ mạt.

Và nguồn “máu” dược liệu này, qua tìm hiểu, không “chảy” đi đâu khác mà chủ yếu là ngược sang Trung Quốc.

Ông Hoàng Văn Hảo – Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An thừa nhận: “Hiện tượng “chảy máu” cây dược liệu là có thật. Thực tế hiện nước ta dùng thuốc đông y (thuốc Bắc) được nhập từ các nước phía Bắc (chủ yếu là Trung Quốc) khoảng 70%, trong khi đó, thuốc Nam (trong nước) chỉ được khai thác sử dụng có 30%. Tuy nhiên, khâu quản lý dược liệu nhập về đang còn rất khó khăn ở khâu kiểm tra chất lượng, nguồn gốc”.

Theo số liệu của Viện Dược liệu, Việt Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung.

Trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, vùng phân bố rộng khắp cả nước.

Có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý hiếm trên thế giới, như: sâm Ngọc Linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang, bách hợp, thông đỏ, vàng đắng, vàng liên ô rô, hoàng liên gai, thanh thiên quỳ,…

Mặc dù có tiềm năng to lớn là vậy, nhưng công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta đang gặp không ít hạn chế, khó khăn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu,…

Khai thác dược liệu quá mức nhưng không đi đôi với bảo tồn, tái tạo đã dẫn đến số lượng loài dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít.

Trên cả nước chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên, nhiều loài cây dược liệu đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Người dân nghèo, đặc biệt là vùng miền núi, xưa nay vẫn thường len lỏi vào rừng cắt “máu” cây dược liệu đem bán.

Vấn đề là, vì sao trước đây người dân chỉ vào rừng lấy bán cho những nhà làm thuốc ở địa phương với liều lượng vừa đủ, còn bây giờ thì vào rừng chặt, cắt ào ào đem bán cho thương lái đưa sang Trung Quốc?

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, khi thảo luận về Luật Dược (sửa đổi), nhiều đại biểu đã rất băn khoăn, lo lắng về tình trạng nhập khẩu dược liệu và thuốc từ dược liệu tràn lan không kiểm soát được, chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng,…

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng, hiện tượng dược liệu nhập khẩu kém chất lượng rất phổ biến, nhưng việc kiểm tra của ngành y tế và hải quan bị hạn chế do thiếu năng lực và cơ sở vật chất, thiết bị.

Đại biểu Cảnh đề nghị phải đưa vào luật quy định cấm nhập khẩu dược liệu đã qua chiết xuất.

Đại biểu Nguyễn Văn Tiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội – cho biết, dược liệu của Việt Nam đa số được nhập từ nước ngoài, trong khi trình độ trong nước đa số không kiểm soát được chất lượng, kể cả có ban hành tiêu chuẩn và trang bị kỹ thuật nhưng kiểm soát là rất khó khăn.

“Dược liệu nhập của ta chủ yếu là các loại dược liệu đã chiết xuất hoạt chất thành các chất dược liệu tốt bán ở nước bạn, sau đó chiết xuất lần 2, lần 3 để xuất sang Việt Nam với giá rất rẻ, chỉ bằng 1/4, 1/3 giá dược liệu trong nước. Người bệnh cứ uống toàn thuốc bã đấy thì sao mà khỏi được” – đại biểu Nguyễn Văn Tiên cho hay.

Không những người Việt phải uống thuốc bã mà còn bị chữa bệnh kiểu “bã” bởi những bác sĩ “không rõ nguồn gốc”.

Từ trong Nam ra đến ngoài Bắc, nhất là ở các đô thị, không khó để bắt gặp những phòng khám y học cổ truyền của người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc.

Nhưng, qua những đợt kiểm tra của cơ quan chức năng thì phát hiện rất nhiều phòng khám chui, khám chữa bệnh theo lối chụp giựt, lừa đảo, chất lượng và nguồn gốc thuốc không rõ ràng,…

Đặc biệt, “chất lượng” bác sĩ ở các phòng khám này luôn khiến cơ quan chức năng đau đầu, còn người dân thì “đau thân”, thậm chí có trường hợp “thân tàn ma dại” vì những thầy thuốc “không rõ nguồn gốc” này.

Chúng ta không thể mãi chấp nhận thực tế bán “máu” dược liệu rẻ mạt, còn sử dụng thuốc từ dược liệu lại dưới dạng bã.

Chúng ta không phủ nhận tinh hoa y học cổ truyền Trung Hoa, nhưng không thể chấp nhận uống thuốc bã, chữa bệnh kiểu “bã” bởi những người mang danh thầy thuốc nhưng không thừa hưởng tinh hoa và tinh thần y học cổ truyền nước họ.

Chúng ta luôn tiếp nhận tinh hoa y học các nước nói chung, y học Trung Hoa nói riêng, nhưng, tinh thần “Nam dược trị Nam nhân” của “ông Thánh thuốc Nam” – Đại danh y Tuệ Tĩnh vẫn luôn là “hồn cốt”, là “xương sống” cho y học cổ truyền Việt Nam.

Tinh thần này phải được chú trọng, phát huy một cách nghiêm túc. Có như vậy mới mong, mới không khỏi lo lắng như một vị đại biểu Quốc hội đã phải thốt lên rằng: Đừng để Việt Nam biến thành “phòng thí nghiệm” của nước ngoài!

Duy Cường
Theo SGGP

(*) Tựa bài do Tiếp Thị Thế Giới đặt lại.

Có thể bạn quan tâm

Cân nhắc kỹ ‘được – mất’ với đặc khu kinh tế

Ung thư và ‘nguyên nhân khác!’

Cần có phiên bản ngân sách dễ hiểu dành cho công dân

Ngân sách không còn là ‘chiếc bánh’ hay thế khó của tân Thủ tướng

Tính toán miếng ăn cho đúng, cho đủ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:dược liệuluật dượcthuốcthuốc đông yTrung Quốc

Tin khác

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Để TP.HCM và ĐBSCL hợp tác hiệu quả hơn

Giải bài toán thiếu cát cho ĐBSCL

Thoát bẫy thu nhập trung bình trước năm 2030

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Khôi phục niềm tin trên thị trường chứng khoán – bất động sản

Cà phê sáng
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Đời sống
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Đìu hiu chợ truyền thống

Đìu hiu chợ truyền thống

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA