15:21 - 09/12/2018
Sản phẩm bản địa từ kimono Nhật Bản và đến võng Indonesia
Cũng như áo dài của Việt Nam, kimono đã trở thành biểu tượng của chất lượng và sự tôn quý, được dệt theo truyền thống và vẫn trụ được trong thế giới hiện đại ngày nay.
Ai nấy sẽ có thể ngạc nhiên khi hóa ra chiếc kimono cao cấp của Nhật Bản được sản xuất tại hòn đảo nhiệt đới nhỏ bé Amami, mà lại còn làm bằng bùn.
“Mặc chiếc áo Oshima Tsumugi, chiếc kimono đẹp nhất ở Nhật Bản, là một niềm tự hào,” Motoji Komei, chủ tiệm kimono Ginza Motoji ở Ginza, Tokyo, nói với công ty truyền thông Great Big Story trong một video trên YouTube tựa đề là “The Kimono World’s Dirty Little Secret” (Bí mật dơ bẩn nhỏ nhỏ trong thế giới kimono).
Oshima Tsumugi là thương hiệu kimono được sản xuất độc quyền trên đảo Amami Oshima. Những chiếc kimono của xứ này nổi tiếng về bản chất dối gạt. Nhìn từ xa, chúng trông đơn giản, với tông màu tối, màu đất và các hoa văn như sọc và chấm. Tuy nhiên, khi lại gần coi kỹ hơn, các chi tiết phức tạp xuất hiện trong hoa văn cho thấy chúng không đơn giản như vậy.
Theo cuốn phim video ngắn, Nhật Bản xâm lược hòn tiểu đảo vào thời Edo (Giang Hộ) vào những năm 1700, đã buộc người dân trên đảo từ bỏ những chiếc kimono bằng lụa của họ để kẻ chiến thắng thu làm chiến lợi phẩm.
Như truyền thuyết kể lại, người dân, tìm cách bảo vệ những chiếc kimono báu vật của họ, đã đem chúng giấu trong bùn. Khi moi lên lại, những chiếc kimono được nhuộm bằng một tông đen đẹp đẽ.
“[Truyền thuyết cho biết] là việc nhuộm kimono Oshima Tsumugi có ít nhất từ 1.300 năm nay,” Kanai Yukihito, người nhuộm những chiếc Oshima Tsumugi và các sản phẩm khác bằng bùn, nói khác đi.
Yukihito giải thích là lúc bắt đầu nhuộm, ông và các thợ nhuộm khác và các nhà sản xuất đi chặt các thân cây trên núi Amami đem về nấu sôi lên để chiết xuất thuốc nhuộm đậm đặc cho các tông màu đỏ. Sau đó, khi thuốc nhuộm gặp bùn, một phản ứng hóa học đã xảy ra với sắt trong đất, biến màu đỏ thành màu đen đậm hơn đen bình thường (rich black).
“[Kimono Oshima Tsumugi] có chất lượng cao như vậy, chúng có thể trải qua ba đời người,” Yukihito nói.
Đối với Komei, mặc một chiếc kimono không chỉ có nghĩa là giữ gìn truyền thống. Ngay cả ngày nay, ông nói, việc mặc một chiếc kimono là một cách hiệu quả để thể hiện bản thân.
“Vải đã được nhuộm trong bùn, sau đó được giặt và may thành một thân áo tuyệt đẹp,” Komei giải thích. “Thoạt nhìn, trông nó đơn giản, nhưng khi săm soi thật kỹ, [bạn thấy] các chi tiết đan vào nhau. Đó là cái đẹp của Nhật.”
Trong khi người Nhật tư duy kimono bằng bùn, người Indonesia lại nhìn xa đến “những chiếc vé lên mặt trăng”.
Bộ sưu tập cao cấp của thương hiệu “Vé lên mặt trăng” của Indonesia hiện nay đã vào đến Galeries Lafayette trên đại lộ Haussmann ở tận Paris.
Nhà sản xuất võng dù gốc Bali bán một chiếc ba lô nhỏ và một chiếc võng mắc trong nhà tại cửa hiệu bách hóa nổi tiếng của nước Pháp.
Đang có sẵn những combo 16 màu tông đất, chiếc ba lô mini như chiếc túi hông, có dung tích 15 lít và có thể chịu được trọng lượng 15kg, trong khi bản thân chiếc túi chỉ nặng chưa tới một lạng, chỉ có 90g thôi.
Còn các chiếc võng trong nhà gồm hai loại, có tên là Trăng Rằm và Trăng Mật. Chiếc trước dài 3m và đủ rộng cho hai người trong khi chiếc sau dài 5m và tạo không gian rộng rãi hơn cho thư giãn.
Vải làm võng bằng chất liệu chịu lực nhưng thông thoáng được phát triển cùng với một nhà sản xuất dệt may Indonesia và có đặc tính kháng khuẫn. Võng hiện có năm màu: vàng kim, be, nâu, đất nung và màu xanh xám (xanh xô thơm).
Ticket to the moon do một người Pháp tên Charles “Charly” Antoine Descotis lập năm 1996, chuyên sản xuất hàng thủ công bằng chất liệu bản địa.
Khởi Thức (theo Một Thế Giới)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này